Những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch: “Mẹ đi đánh con COVID, hết dịch mẹ sẽ về”

Vũ Thị Sao Chi |

Đó là lời của bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung - khoa Nội Bệnh viện Đại học Kỹ thuật - Y tế Hải Dương với 2 con trước khi lên đường tham gia tuyến đầu chống dịch. Có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 2 mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của những người thầy thuốc nơi đây.

Gác niềm riêng để gánh nỗi lo chung

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương, ngày 28.1.2021, Bộ Y tế đã chính thức huy động Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương trở thành bệnh viện dã chiến số 2 tại Hải Dương tham gia thực hiện điều trị tại chỗ các ca bệnh COVID-19. Mặc dù đang cận kề dịp nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhưng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, những “chiến sĩ áo trắng” tiếp tục gánh trên vai trọng trách nặng nề đứng trên tuyến đầu chống dịch.

Có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 2 tỉnh Hải Dương mới thấu hiểu hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ ở nơi tuyến đầu chống dịch.

TS-BS Nguyễn Hằng Lan - Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương - đã tạm gác những nỗi niềm gian truân, vất vả của gia đình để tập trung sức lực quản lý, điều hành, đưa Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thành Bệnh viện dã chiến số 2 của tỉnh Hải Dương điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Mặc dù cả bố đẻ và chồng chị đều đang mắc bệnh hiểm nghèo, hơn bao giờ hết cần người sẻ chia, chăm sóc, nhưng vì nhiệm vụ chung, chị đã gắng thu xếp việc gia đình để nhận trọng trách được giao.

Ngay sau khi nhận được lệnh trưng dụng bệnh viện trường thành bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19, cùng với tập thể lãnh đạo trường, TS-BS Nguyễn Hằng Lan đã họp khẩn xuyên đêm 28.1.2021 để bàn bạc, triển khai các giải pháp nhanh chóng đưa bệnh viện dã chiến vào hoạt động, sẵn sàng đón nhận bệnh nhân chỉ sau 24 giờ chuẩn bị. Chị đã không quản ngày đêm, không quản khó khăn, gian khổ túc trực tại bệnh viện, quản lý điều hành các hoạt động của bệnh viện để đón, điều trị, chăm sóc một cách tốt nhất cho người bệnh.

Những ngày đầu thành lập bệnh viện dã chiến, khó khăn thiếu thốn trăm bề, chị bận rộn như con thoi, miệng nói tay làm, vừa quản lý, điều hành, vừa triển khai công tác chuyên môn và chỉ đạo các khâu tiếp đón bệnh nhân vào viện. Đêm giao thừa, chị cũng không về đoàn tụ bên những người thân trong gia đình mà có mặt tại phòng họp của bệnh viện cùng đoàn chuyên gia Bộ Y tế động viên cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện và triển khai các biện pháp điều trị cho người bệnh.

Hỗ trợ đắc lực cho giám đốc điều hành hoạt động chuyên môn của bệnh viện phải kể đến TS-BS Nguyễn Đình Dũng - Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.

Anh chia sẻ: “Bố mẹ tôi ở xa, cả hai vợ chồng đều công tác trong ngành Y tế. Ngay khi nhận được nhiệm vụ vào tối 28.1, tôi khẩn trương sắp xếp công việc gia đình, gửi hai con về cho ông bà nội ở Bắc Ninh, lên đường làm nhiệm vụ với tinh thần sẵn sàng và quyết tâm cao nhất”.

Từ khi bệnh viện dã chiến số 2 đi vào hoạt động, chưa đêm nào anh có mặt ở nhà. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, kể từ những giây phút bệnh viện tiếp nhận những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, TS-BS Nguyễn Đình Dũng đã tham gia bố trí, sắp xếp nhân lực: Phân công bác sĩ, điều dưỡng của các kíp trực phù hợp với vị trí công tác, chuẩn bị các phương án điều phối nhân lực, hỗ trợ chuyên môn các nhóm điều trị, sẵn sàng là thành viên kíp trực khi cần điều động... BS Dũng luôn có mặt, sát cánh cùng đồng nghiệp, tổ chức phân luồng, kiểm soát, khám sàng lọc bệnh nhân, chuẩn bị nhóm hồi sức cấp cứu, sẵn sàng tham gia điều trị bệnh nhân nặng, đồng hành hỗ trợ các kíp trực để anh chị em bác sĩ, điều dưỡng yên tâm công tác.

Anh đã có nhiều đêm thức trắng tại bệnh viện khi bệnh nhân nhập viện đông, diễn biến bệnh phức tạp... Kinh nghiệm công tác đã tôi luyện thêm cho BS Dũng có cái nhìn đa chiều và điều phối nhân lực phục vụ công tác điều trị tại bệnh viện hợp lý, hiệu quả, góp phần chung sức, đồng lòng cùng cán bộ, viên chức bệnh viện đẩy lùi dịch bệnh.

“Mẹ đi đánh con COVID-19”

Cùng với các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai, trực tiếp có mặt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 là đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung (Khoa Nội, Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương) đang được nhà trường cử đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn tại Hà Nội. Khi biết được thông tin bệnh viện trường trở thành Bệnh viện dã chiến số 2 và đang rất thiếu bác sĩ, điều dưỡng phục vụ cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, BS Nhung đã nhanh chóng di chuyển từ Hà Nội về Hải Dương để kịp thời tham gia công tác chống dịch.

BS Nhung chỉ kịp về qua nhà thu dọn ít đồ đạc cá nhân và nhắn lại với chồng: “Em đi lần này chắc qua Tết mới về. Em chưa kịp sắm sửa gì cho ông bà nội ngoại 2 bên, cho anh và các con. Anh giúp em nhé! Hai con nhỏ nhìn mẹ thu dọn đồ đạc liền bám lấy, nước mắt giàn giụa: “Mẹ ơi, sao mẹ vừa về đã phải đi rồi? Mẹ ở nhà ngủ với con 1 đêm thôi, mai mẹ hãy đi. Mẹ ơi, Tết mẹ có về không?”.

“Tôi nuốt nước mắt vào trong, ôm hai con vào lòng và nói: Mẹ đi đánh con COVID-19. Hết dịch mẹ sẽ về” - BS Nhung chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung đã xung phong tình nguyện tham gia kíp trực đầu tiên. Những ngày đầu tiên tiếp nhận bệnh nhân, còn vô vàn khó khăn, bỡ ngỡ nhưng với sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trường và lãnh đạo bệnh viện cùng sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế Trung ương, bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung với vai trò kíp trưởng, đã không ngại khó khăn, gian khổ và hiểm nguy đang rình rập, điều hành kíp truyền nhiễm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Sau 14 ngày làm việc liên tục, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân COVID-19, kết thúc kíp làm việc, bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung vẫn tiếp tục sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công.

Còn rất nhiều những “chiến sĩ áo trắng” khác tại tâm dịch Hải Dương đã tạm để lại sau lưng gia đình mình để toàn tâm toàn ý chống dịch. Họ chính là những “chốt chặn” nơi tuyến đầu để mang lại bình yên cho người dân…

Vũ Thị Sao Chi
TIN LIÊN QUAN

Bí thư Hà Nội tri ân đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Sáng 25.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành Uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã đến thăm, động viên và kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn; khen thưởng các cá nhân tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch.

Cha đẻ các thiết bị hỗ trợ bệnh nhân, đội ngũ tuyến đầu chống COVID-19

THẾ ANH |

“Dịch bệnh COVID-19 đã thôi thúc chúng tôi - những người làm nghiên cứu phải sáng chế nhiều thiết bị hỗ trợ bệnh nhân và đội ngũ tuyến đầu chống dịch hơn nữa”, PGS. Phan Trung Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cao su (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ.

Phóng viên trên tuyến đầu phòng chống dịch cần được bảo vệ an toàn

Lê Thanh Phong |

Tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ chiều 23.2, bà Lê Ngọc Hân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh - đề xuất đưa lực lượng phóng viên vào diện được xét nghiệm COVID-19 miễn phí.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Công nhân nợ lương ở Lào Cai: Công đoàn đã hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết

Văn Đức |

Hơn 1.000 công nhân của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung bị nợ lương gần 1 năm nay được tổ chức Công đoàn hỗ trợ hàng nghìn suất quà Tết.

Bắc Ninh: Báo Lao Động vào cuộc, người lao động được nhận lương sát Tết

Bảo Hân |

Tổng cộng có 15 công nhân đã nghỉ việc tại Công ty Cổ phần Gỗ nhựa sinh thái Việt Nam (có nhà máy sản xuất tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) bị nợ lương đã được trả lương ngay sát Tết, giúp họ có tiền để mua sắm Tết cho gia đình.

Dòng vốn khối ngoại không còn lạc nhịp với thị trường

Gia Miêu |

Đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại được giới chuyên gia đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh tâm lý thị trường giao dịch thận trọng, từ đó tạo lực nâng đỡ cho thị trường trong thời gian tới.

Bí thư Hà Nội tri ân đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Sáng 25.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành Uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ đã đến thăm, động viên và kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn; khen thưởng các cá nhân tiêu biểu ngành Y tế Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch.

Cha đẻ các thiết bị hỗ trợ bệnh nhân, đội ngũ tuyến đầu chống COVID-19

THẾ ANH |

“Dịch bệnh COVID-19 đã thôi thúc chúng tôi - những người làm nghiên cứu phải sáng chế nhiều thiết bị hỗ trợ bệnh nhân và đội ngũ tuyến đầu chống dịch hơn nữa”, PGS. Phan Trung Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cao su (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ.

Phóng viên trên tuyến đầu phòng chống dịch cần được bảo vệ an toàn

Lê Thanh Phong |

Tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ chiều 23.2, bà Lê Ngọc Hân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh - đề xuất đưa lực lượng phóng viên vào diện được xét nghiệm COVID-19 miễn phí.