Nhọc nhằn tìm việc cuối năm: Tỉnh táo trước những lời mời chào “mật ngọt”

NHÓM PV |

Nhiều tháng thất nghiệp do COVID-19 nên thu nhập bằng không, phải vay mượn khắp nơi để đủ tiền sinh hoạt, người lao động không còn cách nào khác phải nhanh chóng tìm vội một công việc nhằm trang trải cuộc sống. Chính sự nôn nóng này khiến họ chưa đủ thời gian tìm hiểu kỹ về công việc, phúc lợi, đãi ngộ... nên rất dễ rơi vào cảnh dở khóc dở cười.

Mật ngọt dễ chết ruồi!

“Thôi, đừng làm phục vụ, việc đó ít tiền lắm. Em qua làm bất động sản với chị đi. Chị làm ở công ty có 2.000 nhân viên, thu nhập cao hơn nhiều” - đây là lời mời chào chúng tôi nhận được từ hai người phụ nữ ngoài 30 tuổi, trong lúc đang loay hoay đọc thông tin tuyển dụng tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh, TPHCM).

Hai người này tự giới thiệu là trưởng văn phòng và chuyên viên của Cty Bất động sản T.P (có nhiều trụ sở tại TPHCM), chủ động lại bắt chuyện với chúng tôi.

“Nhưng em chưa làm việc này bao giờ. Liệu có làm được không?” - chúng tôi thắc mắc sau khi nghe lời mời.

Nghe được phân vân của chúng tôi, người phụ nữ này trấn an: “Chưa làm thì qua bên chị sẽ đào tạo, chỉ cần học hết phổ thông là được. Công ty tuyển dụng liên tục nhân viên đi bán đất nền, nhà phố. Em sẽ ‘ăn’ hoa hồng bán được theo giá nhà”.

Khi chúng tôi hỏi về “lương cứng”, người này hơi đắn đo và sau đó trả lời: “Việc này không có lương cứng. Những tháng đầu sẽ không bán được nhà nhưng bán được rồi thì có nhiều tiền lắm. Nhiều nhân viên bên chị làm khoảng 1 năm là đã khá rồi. Mình còn trẻ nên cố gắng chứ đừng làm những việc tay chân rất phí”.

Thấy công việc không ổn, chúng tôi từ chối khéo lời mời trên nhưng bất ngờ, hai người phụ nữ chuyển hướng. “Bên chị có công việc phụ quán cà phê ngay tại công ty. Hay em có thể qua làm rồi nhìn các anh chị tư vấn nhà đất cho khách mà học hỏi, sau đó mình làm luôn” - người phụ nữ này đon đả. Tuy vậy, với mức lương không rõ ràng, chúng tôi không đủ tin tưởng để “gửi gắm” sức lao động vào một công ty việc nhẹ, lương cao, không cần trình độ.

Đã nghèo còn gặp cái “eo”

Chuyện vất vả làm việc nhưng không nhận được lương không phải là cá biệt. Rất nhiều người lao động khi gặp chúng tôi thì tức tưởi kể về quá trình bị công ty giam lương, thậm chí không trả lương.

Anh L.V.D (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) trạc 30 tuổi, thân hình thấp bé đang chờ tới lượt làm thủ tục liên quan đến nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm TPHCM. Anh D là nhân viên văn phòng chuyên tư vấn đặt chỗ ở cho du khách nước ngoài đến TPHCM. Dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 khiến anh nằm trong số những nhân viên bị cắt giảm nhân sự của công ty.

Vì đã đóng bảo hiểm xã hội nên hằng tháng, anh D nhận hơn 2 triệu đồng tiền trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian này, anh gặp được nhà tuyển dụng hứa hẹn có việc làm đãi ngộ tốt, lương ổn định nên đã đến nơi đó làm việc.

Song sau một tháng làm việc chăm chỉ ở công ty mới, anh D không nhận được lương. Lúc này, anh mới giật mình biết được những người làm chung trước anh 3 tháng vẫn chưa có lương và cũng chưa được ký hợp đồng lao động. Anh D đành bỏ việc coi như một tháng làm không công.

Anh D nhắn nhủ chúng tôi rằng, nếu muốn tìm việc mới thì nên xem xét kỹ không nên quá tin vào những lời mời gọi không căn cứ. “Phải hỏi thu nhập, mức lương và hợp đồng ngay từ đầu. Đó là cách bảo vệ mình khỏi những công ty không lương này” - anh D đưa ra lời khuyên với những người “gà mờ” đi xin việc như chúng tôi.

Viết đơn kiện để được... nhận lương

Tình huống của anh Đỗ Hữu Minh (23 tuổi, trọ tại quận Gò Vấp, TPHCM) kể với chúng tôi còn gian truân hơn, khi người này phải năm lần bảy lượt đi khiếu nại, kiện cáo.

Anh Minh tốt nghiệp một trường cao đẳng chuyên ngành về truyền thông và đi làm từ giữa năm 2018 cho một công ty truyền thông ở quận Gò Vấp. Công việc đúng với chuyên ngành và thu nhập 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải tại TPHCM và gửi chút ít về phụ giúp gia đình ở quê. Đến tháng 3.2020, công ty của anh làm việc phải đóng cửa vì dịch bệnh bùng phát. Trong suốt thời gian nghỉ, anh vẫn được công ty hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng.

Đến tháng 5, anh Minh bắt đầu đi xin làm nhân viên truyền thông tại một công ty khác sau thời gian dịch được kiểm soát. Chưa kịp quen nhịp công việc mới, COVID-19 trở lại vào tháng 7 khiến chàng trai 23 tuổi phải làm việc tại nhà suốt 1 tháng. Trớ trêu thay, 3 tháng làm việc tại công ty trên, anh Minh không nhận được tháng lương nào, sau nhiều lần hứa hẹn thì công ty cũng… đóng cửa.

Không chấp nhận được kiểu làm ăn của công ty, anh Minh cùng các nhân viên khác đã viết đơn khiếu nại công ty đến UBND quận Gò Vấp. Kết quả, công ty này đã trả cho mọi người 1 tháng lương nhưng vẫn nợ 2 tháng còn lại.

Để duy trì cuộc sống, anh Minh xin làm dẫn chương trình cho các tiệc sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi... và chạy xe ôm công nghệ trong lúc chờ nhà tuyển dụng gọi. Đã nhiều tháng trôi qua, đến nay, anh Minh vẫn chưa được đơn vị nào gọi điện đi phỏng vấn mặc dù đã “rải” đơn xin việc khắp nơi.

Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp tại TPHCM, thực tế sẽ không có việc làm nào vừa nhẹ nhàng, vừa lương cao mà lại không cần trình độ như những nơi lừa tuyển dụng hay rao tuyển.

“Người lao động cần tìm việc làm tương xứng với trình độ và khả năng của mình, đồng thời cần tỉnh táo trước những “vẽ vời” mà người tuyển dụng đưa ra. Cần biết thêm, những trung tâm giới thiệu việc làm sẽ không thu phí hoặc nếu có thu thì rất ít để phục vụ cho việc gửi thư từ qua lại” - ông Tuấn nhắn nhủ.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

"Đóng thuế 10% doanh thu, chắc tôi bán xe đi tìm việc làm khác thôi"

Huân Cao |

Từ ngày 5.12 tới đây, tài xế chạy xe công nghệ sẽ đóng thuế 10% trên doanh thu. Khi nghe thông tin này, nhiều tài xế lo lắng khi doanh thu ngày càng thấp và đời sống ngày càng khó khăn.

Ứng dụng chuyển đổi số để tìm việc làm

Đình Trọng |

Do tác động xấu của dịch bệnh, nhu cầu tuyển dụng lao động ở Bình Dương giảm hẳn so với năm trước. NLĐ đi tìm việc nhiều tháng vẫn chưa được, cuộc sống dựa vào tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Để kết nối được việc làm cho doanh nghiệp với NLĐ một cách hiệu quả, năm 2020 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm online. Đã có 19 phiên giao dịch việc làm định kỳ và 16 phiên giao dịch việc làm online được tổ chức.

Tìm việc làm hậu COVID-19: Giải pháp nào cho sinh viên mới ra trường?

Gia Miêu |

Trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và ảnh hưởng, người lao động cần giữ tinh thần lạc quan, nâng cao kỹ năng để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm là một điều cần thiết.

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

"Đóng thuế 10% doanh thu, chắc tôi bán xe đi tìm việc làm khác thôi"

Huân Cao |

Từ ngày 5.12 tới đây, tài xế chạy xe công nghệ sẽ đóng thuế 10% trên doanh thu. Khi nghe thông tin này, nhiều tài xế lo lắng khi doanh thu ngày càng thấp và đời sống ngày càng khó khăn.

Ứng dụng chuyển đổi số để tìm việc làm

Đình Trọng |

Do tác động xấu của dịch bệnh, nhu cầu tuyển dụng lao động ở Bình Dương giảm hẳn so với năm trước. NLĐ đi tìm việc nhiều tháng vẫn chưa được, cuộc sống dựa vào tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Để kết nối được việc làm cho doanh nghiệp với NLĐ một cách hiệu quả, năm 2020 Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm online. Đã có 19 phiên giao dịch việc làm định kỳ và 16 phiên giao dịch việc làm online được tổ chức.

Tìm việc làm hậu COVID-19: Giải pháp nào cho sinh viên mới ra trường?

Gia Miêu |

Trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và ảnh hưởng, người lao động cần giữ tinh thần lạc quan, nâng cao kỹ năng để gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm là một điều cần thiết.