Nhọc nhằn những ngày “chạy Tết” của người lao động nghèo

Trần Kiều |

Càng về những ngày cuối năm, nỗi lo làm sao để có một cái Tết đủ đầy lại trở thành gánh nặng của biết bao nhiêu người lao động nghèo khó. Thời gian gấp rút, công việc mỗi ngày một khó, với họ đây là thời điểm vất vả và nhọc nhằn nhất để có thể “chạy Tết”.

Những phận người lam lũ

Trưa đến, nơi xóm trọ nghèo gần chân cầu Long Biên lại ồn ào bởi tiếng cười nói của những người lao động. Họ trở về phòng sau những giờ làm việc vất vả hoặc cũng có khi mất cả buổi vạ vật chờ người đến mướn.

Men theo con dốc nhỏ, sâu hun hút, xóm trọ của những người lao động nghèo nằm ẩn mình dưới những tòa nhà cao tầng ngay kế bên.

Vừa ăn xong bữa trưa, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1971, quê ở Ba Vì) ngồi nghỉ tạm trên chiếc giường nhỏ chiếm gần hết diện tích căn phòng chật chội chỉ vỏn vẹn 7m2. Chị Thanh cho biết, cả sáng nay hai vợ chồng chị ngồi đợi ở đầu dốc để bắt việc nhưng không có ai thuê nên lại về rồi chiều mới ra lại.

Căn phòng trọ chỉ vỏn vẹn 7m2 của vợ chồng cô Thanh.
Căn phòng trọ chỉ vỏn vẹn 7m2 của vợ chồng chị Thanh.

Theo lời kể của chị Thanh, cả hai vợ chồng đã xuống Hà Nội để mưu sinh từ năm 1998. Ban đầu, chồng chị Thanh đến trước, nhưng vì cuộc sống vất vả  nên năm 2006, chị Thanh cũng theo chồng để cùng gồng gánh lo cho gia đình.

“Trên quê, nhà hoàn cảnh, sau xây nhà lại thêm nợ nần nhiều nên hai vợ chồng tôi bảo nhau xuống dưới này thuê trọ rồi đi làm. Công việc thì tự do, ai mướn làm gì làm đấy, miễn là kiếm ra tiền, chẳng nề hà là đi dỡ nhà, trộn bêtông hay gánh gạch, xúc vữa…”, chị Thanh tâm sự.

Chị Thanh kể hôm nay hai vợ chồng chị cũng mới xuống lại Hà Nội vì trước đó phải về quê lo việc gia đình. Tháng trước, cả vợ, cả chồng mỗi người làm được 12 ngày, tính ra kiếm được 3 triệu đồng. Thế nhưng, trả hai tháng tiền nhà trọ, chưa kể điện nước cũng mất 1,5 triệu đồng nên đợt về, hai vợ chồng chỉ còn 1,5 triệu đồng.

Những lúc không có việc, cô Sáu lấy điện thoại ra hát để bớt giải khuây.
Những lúc không có việc, chị Sáu lấy điện thoại ra hát để giải khuây.

Sống ngay cạnh căn phòng nhỏ của vợ chồng chị Thanh là chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1973, quê ở Bắc Ninh). Cuộc sống gia đình không suôn sẻ khiến dáng vẻ chị Sáu nom lam lũ và mệt nhọc hơn cả. Dù vậy, chị vẫn luôn cười và yêu mến cuộc sống nơi xóm trọ này.

“Tôi xuống đây làm cũng được hơn 10 năm rồi. Ở quê có cậu con trai 17 tuổi, nhưng Tết này tôi chưa biết có về được không. Ở đây, việc thì lúc có, lúc không chứ không được đều đặn. Có ngày thì người thuê không xuể. Đổi lại cũng có những ngày chỉ ngồi dài ở phòng” – chị Sáu bùi ngùi nói.

Gồng mình “chạy Tết”

Những người lao động nghèo như vợ chồng chị Thanh hay chị Sáu vì cuộc sống, họ chấp nhận xa quê, sống tạm bợ trong xóm trọ dột nát, chật chội nơi đất khách quê người. Tất cả cũng chỉ mong có tiền để cuộc sống bớt cơ cực hơn.

Người lao động nghèo ngồi vạ vật chờ đợi có người đến thuê làm.
Người lao động nghèo ngồi vạ vật chờ đợi có người đến thuê làm.

Vào thời điểm cận Tết, những tưởng công việc cũng sẽ nhiều hơn, nhưng thực tế, những người lao động nghèo vẫn phải mong ngóng việc từng ngày. Với nhiều người, Tết đã đến gần, nhưng với họ, không có việc đồng nghĩa với không có tiền và cái Tết vẫn sẽ còn ở xa lắm.

Chia sẻ về công việc những ngày giáp Tết, anh Nguyễn Văn Nho nói: “Việc bập bõm, ngày có, ngày không nên chẳng tùy. Nhưng nếu có việc thì chấp nhận phải đi làm cả đêm mới có tiền. Vất vả, nhọc nhằn lắm nhưng cố ra thì cũng kiếm được từ 300.000-400.000 đồng. Nghe thì có vẻ cao nhưng bù vào những ngày ngồi không ở nhà thì cũng chẳng bõ bèn gì nên có khi không dám nghĩ tới Tết nữa”.

Được biết, cả xóm trọ hiện có khoảng 20 phòng, mỗi phòng trung bình cũng có hai người ở cùng nhau. Ở đây, không chỉ nam giới, mà cả nữ giới cũng phải ngang dọc, ngược xuôi với cái nghề vất vả, nặng nhọc, tiêu tốn nhiều sức lực để kiếm tiền.

 
Nỗi lo cơm áo đè nặng lên đôi vai những người lao động nghèo.

Cũng theo những người lao động ở đây, mọi người tận dụng tất cả những việc gì có thể làm được dịp cuối năm để kiếm tiền. Nam giới có sức khỏe và biết nghề thì đi xây xáo, phụ hồ hay đi đánh giày. Còn phụ nữ thì tranh thủ ngày trống việc đi nhặt nhạnh ve chai bán kiếm tiền. Ai cũng đều phải gồng mình lăn lộn mưu sinh bằng mọi cách.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Người lao động nghèo "bã người" dưới nắng nóng

Bài, ảnh: Quốc Toản |

Nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống của người dân thủ đô Hà Nội bị đảo lộn. Thế nhưng, những người lao động nghèo vẫn đều đặn đi làm, kiếm từng đồng nuôi gia đình.

Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng còn rất nhiều người lao động nghèo

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng còn rất nhiều NLĐ nghèo... Không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ này đang ở trong căn nhà fipro ximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm giờ để tránh nóng, giảm tiền điện… Đây là điều không thể không suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề hài hòa khi sửa đổi Bộ luật Lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu trăn trở.

Những lao động nghèo chạy đua với tết

Huân Cao |

Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết nguyên đán, với những người lao động nghèo bán hàng rong thì đây là thời điểm nước rút chạy đua với thời gian kiếm thêm từng đồng bạc lẻ để lo tết.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Người lao động nghèo "bã người" dưới nắng nóng

Bài, ảnh: Quốc Toản |

Nắng nóng gay gắt khiến cuộc sống của người dân thủ đô Hà Nội bị đảo lộn. Thế nhưng, những người lao động nghèo vẫn đều đặn đi làm, kiếm từng đồng nuôi gia đình.

Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng còn rất nhiều người lao động nghèo

HUYÊN NGUYỄN |

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng còn rất nhiều NLĐ nghèo... Không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ này đang ở trong căn nhà fipro ximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm giờ để tránh nóng, giảm tiền điện… Đây là điều không thể không suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề hài hòa khi sửa đổi Bộ luật Lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu trăn trở.

Những lao động nghèo chạy đua với tết

Huân Cao |

Còn hơn 2 tuần nữa là đến Tết nguyên đán, với những người lao động nghèo bán hàng rong thì đây là thời điểm nước rút chạy đua với thời gian kiếm thêm từng đồng bạc lẻ để lo tết.