Nhọc nhằn nghề cửu vạn nơi cảng cá lớn nhất miền Trung

Tường Minh - Văn Trực |

Nhiều phụ nữ tuổi đời từ 30 đến trên 70 rời quê đến cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) làm nghề cửu vạn - gánh cá thuê. Dẫu biết phận xa quê cực khổ, nhưng họ chẳng dám bỏ nghề, thậm chí có người bám nghề hơn chục năm để có tiền gửi về lo cuộc sống gia đình.

Quãng đời quang gánh

5 giờ, trời tờ mờ sáng, bà Lê Thị Tiến (52 tuổi, quê Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cùng nhóm bạn nghề của mình đứng trông về phía biển. Cuối năm, biển động, cá mất mùa khiến những người làm nghề gánh cá thuê tại chợ cá lớn nhất miền Trung như bà lo lắng vì sợ trải qua một cái Tết lại không đủ đầy.

Những người làm nghề gánh cá thuê tại cảng cá Thọ Quang. Ảnh: Văn Trực
Những người làm nghề gánh cá thuê tại cảng cá Thọ Quang. Ảnh: Tường Minh

Những người làm nghề như bà Tiến ở cảng cá Thọ Quang với số lượng lên đến trăm người, đa phần đến từ Huế và Quảng Nam. Làm nông mất mùa, thu nhập không ổn định nên họ nghe theo lời người quen đến đây gánh cá thuê và làm nghề cho tới tận bây giờ.

Dụng cụ chỉ đơn giản là một chiếc đòn gánh cùng 2 cái rổ, mỗi khi chủ tàu hoặc đầu nậu gọi, họ không từ chối bất cứ “đơn hàng” nào, miễn là được trả công tương xứng.

Những người làm nghề cửu vạn tại cảng cá Thọ Quang đa phần là phụ nữ từng làm nghề nông. Ảnh: Văn Trực
Họ là những người có tuổi đời từ 30 - 70 tuổi. Ảnh: Văn Trực

Làm nghề gánh cá thuê được 12 năm, bà Tiến thường bắt đầu từ 22h tối và kết thúc công việc của mình vào 6h sáng hôm sau. Mỗi lần gánh như vậy, bà Tiến sẽ được trả công từ 5.000 - 20.000 đồng tùy theo khối lượng cá nhiều hay ít, thường dao động từ 5-20kg phụ thuộc vào giao kèo giữa người cho thuê và người được thuê.

“Trung bình mỗi ngày làm được từ 200.000 – 500.000 đồng, tùy hôm cá ít hay nhiều. Có nhiều hôm biển động, hay ngày rằm thì thu nhập có khi chỉ vài chục nghìn”- cô Tiến chia sẻ.

Vào Đà Nẵng được 10 năm, cũng là ngần ấy năm gắn liền với đòn gánh nơi cảng cá lớn nhất miền Trung, bà Trần Thị Thân (50 tuổi, quê Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) cho biết, tuy làm nghề “cửu vạn” có nguồn thu nhập nhưng cũng không ít khổ cực.

Thời gian đầu, bà thường xuyên đau nhức đầu vì không ngửi được mùi tanh của cá, nhưng làm lâu dần rồi quen.

“Nhiều ngày trời mưa trơn trượt dễ té ngã, chưa kể vì làm công việc chân tay nên sau buổi trở về cơ thể đều đau nhức, vai bầm tím nên phải thường xuyên dùng dầu xoa bóp để tối lại bắt đầu công việc" - bà Thân tâm sự.

Nghề gánh nuôi con

Đa số những người làm nghề gánh cá thuê đều là người ngoại tỉnh nên họ rủ nhau thuê trọ, mỗi tháng phải đều chi tiêu dè sẻn từng đồng để tích góp gửi về cho gia đình.

Trong căn trọ chưa tới 20m2, bà Nguyễn Lệ Chi (50 tuổi, quê A Lưới, Thừa Thiên – Huế) trở về sau một đêm làm việc mệt mỏi. Bà cho biết căn phòng này ở chung cùng với 3 người khác cùng quê A Lưới. Tính cả chi phí điện nước, hàng tháng mỗi người phải trả 600.000 đồng.

“Nhiều thứ tiền nên không dám chi tiêu, cơm canh góp chung với nhau tự nấu mà đa phần ăn rau là chính, có hôm nào người ta cho cá thì bữa đó ăn ngon, không thì phải tiết kiệm, để gửi tiền về nhà”- bà Chi cho biết.

Nghề cửu vạn gánh cá thuê dùng sức để kiếm ra tiền. Ảnh: Văn Trực
Nghề cửu vạn gánh cá thuê dùng sức để kiếm đồng tiền. Ảnh: Văn Trực

Nhà có 2 người con đang tuổi ăn học, chồng làm nghề xe ôm nên mỗi tháng bà Lê Hoa (48 tuổi, quê A Lưới, Thừa Thiên - Huế) đều gửi về 4 triệu đồng cho gia đình. Bà Hoa cho biết vào những ngày cuối năm sẽ gửi thêm tiền về cho chồng lo sắm sửa đồ đạc ngày Tết, bản thân dự định sẽ chờ 28 âm lịch rồi bắt xe về quê.

Tuy nhiên, năm nay biển động, thuyền bè ít cập cảng nên những ngày này người thuê gánh cá rất ít khiến bà lo lắng, nhưng không thể bắt xe về quê vì trông chờ vào những mẻ cá từ ngày 25 Âm lịch trở đi.

“Biết cái nghề này cực khổ, xa quê là thế. Nhưng ở quê đói kém, không làm ra tiền, thôi thì đành theo người ta bán sức, lấy tiền nuôi gia đình, đến khi nào không làm nổi nữa thì dừng, về quê kiếm việc khác sống” - bà Hoa ngậm ngùi nói.

Tường Minh - Văn Trực
TIN LIÊN QUAN

Người lao động, cửu vạn ngồi chờ việc xuyên đêm trong giá rét ở chợ đầu mối

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trời trở lạnh, rét đậm hơn. Nhiều lao động tự do, cửu vạn vẫn bám trụ, ngồi chờ việc xuyên đêm trong giá rét, với mong muốn kiếm thêm ít thu nhập để trang trải cho cái Tết sắp tới. Ghi nhận tại  chợ đầu mối Đông Hương, TP.Thanh Hóa (chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh) đêm 28, rạng sáng 29.12.

Lạ mắt với "tuyệt chiêu" dùng chai câu cá ở Đà Nẵng

Văn Trực |

Cứ đến mùa biển động hằng năm, nhiều người đi ngang qua cầu Phú Lộc đoạn qua đường Nguyễn Tất Thành (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) thích thú với cảnh tượng hàng chục người tập trung tại khu vực này để câu cá. Điều đặc biệt, họ không dùng cần câu như thông thường, mà sử dụng một đoạn dây cước, cùng một chiếc chai nhựa để làm dụng cụ câu.

Xuyên đêm cùng các cửu vạn tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày giáp Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại chợ đầu mối Đông Hương (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hàng nghìn lao động tự do, tiểu thương hối hả làm việc. Tại đây, vất vả nhất là các cửu vạn (không kể đàn ông hay phụ nữ) họ đã phải thức xuyên đêm, vận chuyển rau, củ, quả để kịp chuyển đi các chợ dân sinh, phục vụ bà con mua sắm Tết.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng

Khánh Minh |

Ngày 19.3, một số ngân hàng Trung ương lớn nhất thế giới đã hợp sức ngăn chặn khủng hoảng ngân hàng lan rộng sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai nước này - trong một thoả thuận lịch sử.

Thu nhập thấp, áp lực công việc lớn, nhiều giáo viên xin thôi việc

Chu Trang |

Gánh nặng "cơm áo gạo tiền" cộng với áp lực công việc ngày càng cao nên đã có nhiều giáo viên xin thôi việc trong năm qua.

Người lao động, cửu vạn ngồi chờ việc xuyên đêm trong giá rét ở chợ đầu mối

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trời trở lạnh, rét đậm hơn. Nhiều lao động tự do, cửu vạn vẫn bám trụ, ngồi chờ việc xuyên đêm trong giá rét, với mong muốn kiếm thêm ít thu nhập để trang trải cho cái Tết sắp tới. Ghi nhận tại  chợ đầu mối Đông Hương, TP.Thanh Hóa (chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh) đêm 28, rạng sáng 29.12.

Lạ mắt với "tuyệt chiêu" dùng chai câu cá ở Đà Nẵng

Văn Trực |

Cứ đến mùa biển động hằng năm, nhiều người đi ngang qua cầu Phú Lộc đoạn qua đường Nguyễn Tất Thành (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) thích thú với cảnh tượng hàng chục người tập trung tại khu vực này để câu cá. Điều đặc biệt, họ không dùng cần câu như thông thường, mà sử dụng một đoạn dây cước, cùng một chiếc chai nhựa để làm dụng cụ câu.

Xuyên đêm cùng các cửu vạn tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày giáp Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại chợ đầu mối Đông Hương (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hàng nghìn lao động tự do, tiểu thương hối hả làm việc. Tại đây, vất vả nhất là các cửu vạn (không kể đàn ông hay phụ nữ) họ đã phải thức xuyên đêm, vận chuyển rau, củ, quả để kịp chuyển đi các chợ dân sinh, phục vụ bà con mua sắm Tết.