Nhịp cầu nối những bờ vui

Ngọc Vân |

Những cây cầu yếu, cầu tạm được JICA hỗ trợ vốn tín dụng để cải tạo và xây mới đã góp phần kết nối giao thông và giúp người dân “đổi đời”.

“Cầu vĩnh cửu, cầu tương lai/Thỏa lòng mong ước của hai huyện nhà/Từ đây cầu đẹp quê ta/Đèn cao áp sáng sao sa trên trời/Ơn Đảng Nhà nước đời đời/Cầu Vàng huyền thoại tuyệt vời quê ta”.

Những vần thơ giản dị của ông Lê Ngọc Thắng, thôn Hoa Lộc, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá viết về cây cầu Vàng - một trong những cây cầu được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp vốn vay để xây dựng ở tỉnh Thanh Hoá trong Dự án tín dụng ngành giao thông vận tải cải tạo hệ thống đường quốc gia lần 2 - cũng là tiếng lòng chung của bà con địa phương ở tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An, những nơi có cầu yếu, cầu tạm được cải tạo và xây mới, giúp kết nối giao thông và giúp người dân “đổi đời”.

Ông Lê Ngọc Thắng. Ảnh: V.A
Ông Lê Ngọc Thắng. Ảnh: V.A

Đi qua cầu Vàng không còn lo “vàng mắt”

Cầu Vàng nằm trên quốc lộ 47B, thuộc địa phận xã Yên Thịnh, huyện Yên Định và xã Xuân Minh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cầu Vàng cũ khổ cầu hẹp, bề rộng 4,6m bị thắt hẹp so với khổ đường, đường hai đầu cầu bán kính nhỏ nên khi xe qua cầu khó khăn, mất an toàn. Khi có hai xe ô tô ngược chiều thì chỉ một xe được qua cầu. Chưa kể trước đó cây cầu nằm ở vị trí thấp nên mỗi khi có mưa lũ là cầu ngập sâu trong nước, đi lại vô cùng khó khăn và nguy hiểm.

Ông Lê Ngọc Thắng, 76 tuổi, nguyên hiệu trưởng trường cấp 2 Xuân Minh, nhớ lại thời xưa: “Hàng chục năm chúng tôi phải đi trên cây cầu cũ, gặp những khi mưa lũ, có lúc cầu ngập vài ba ngày, có lúc hàng tháng, nên phải đi bằng mảng, khó khăn vất vả vô cùng. Giờ thì tốt rồi. Cầu Vàng mới là cầu vĩnh cửu, thật tuyệt vời, là cảm hứng để tôi viết nên bài thơ Cầu Vàng quê tôi”.

Bà Nguyễn Thị Khánh Vân, 74 tuổi, thương binh 1/4, cũng chung cảm xúc tương tự. Bà bảo, “xưa đi qua cầu Vàng lo vàng mắt, nay sung sướng lắm rồi”. Từng là bộ đội Trường Sơn đoàn 559, bà Vân bị mất một chân và hỏng một mắt, về quê chồng ở xã Yên Thịnh từ năm 1984. Bà kể, với một chân giả, trước đây mỗi lần phải chống gậy qua cầu run lắm, nhất là mỗi lần cầu ngập phải đi mảng. Giờ thì “thênh thang bước đi băng băng”, cuộc đời bà từ xưa đến giờ chưa bao giờ thấy cây cầu đẹp thế này, làm đổi thay diện mạo quê hương, đời sống, tinh thần người dân được nâng lên.

Bà Nguyễn Thị Khánh Vân, thương binh 1/4, sung sướng khi có cầu Vàng mới. Ảnh: V.A
Bà Nguyễn Thị Khánh Vân, thương binh 1/4, sung sướng khi có cầu Vàng mới. Ảnh: V.A

Ông Tô Đức Lưu, Trưởng phòng điều hành Dự án 3, Ban quản lý Dự án 6, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết, cầu Vàng được khởi công vào tháng 9.2019 và đưa vào sử dụng vào tháng 5.2020. Cầu Vàng là 1 trong 242 cầu ở 40 tỉnh nằm trong dự án tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2 (Dự án TSL2) được xây dựng để thay thế các cây cầu yếu. Dự án TSL2 có tổng mức đầu tư 8.254 tỉ đồng, trong đó vốn vay của JICA là 6.555 tỉ đồng, tương đương 24,771 tỉ yen Nhật, và vốn đối ứng của phía Việt Nam là 1.698 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch huyện Yên Định và ông Lý Đình Sỹ, Phó Chủ tịch huyện Thọ Xuân, cho biết, cầu Vàng đi vào sử dụng đã giải quyết được những bất cập giao thông trước đây của cây cầu cũ nhỏ hẹp, khuất tầm nhìn, thường xuyên ách tắc kéo dài, thậm chí có những tai nạn thương tâm ô tô lao xuống sông. Đầu tư cầu có giá trị hiệu quả về kinh tế, tăng giao thương hàng hoá, thu hút đầu tư về địa phương. Thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Thịnh trong năm 2019 là 38 triệu, trong năm 2020 dự kiến tăng lên 40 triệu.

Cầu Vàng trước là cầu tràn (sát mặt nước) thường xuyên bị ngập khi mưa lớn, cầu cải tạo (đi vòng, khuất tầm nhìn) và cầu mới theo dự án của JICA. Ảnh: JICA
Cầu Vàng trước là cầu tràn (sát mặt nước) thường xuyên bị ngập khi mưa lớn, cầu cải tạo (đi vòng, khuất tầm nhìn) và cầu mới theo dự án của JICA. Ảnh: JICA

Tuyến quốc lộ 47B kết nối giữa hai tuyến quốc lộ 47 và quốc lộ 45 ở khu vực có nhiều sông chia cắt, cầu Vàng có tác dụng kết nối lưu thông vận chuyển hàng hóa khu vực. Hàng hóa khu vực Tây Bắc huyện Thọ Xuân có thể được vận chuyển nhanh hơn về phía Bắc theo quốc lộ 1 ra Hà Nội.

Quốc lộ 47B giúp kết nối giữa Cảng hàng không Thọ Xuân với khu vực phía Nam tỉnh Ninh Bình, qua đó thu hút được du khách tới Sầm Sơn, khu đô thị công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, khu di tích Lam Kinh, suối cá thần và đặc biệt là khu di tích thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đất nước muốn phát triển, cầu đường phải phát triển trước

Cầu Dinh nằm trên quốc lộ 48E thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn và xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Cầu Hiếu nằm trên quốc lộ 48E thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng và xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Cầu Dinh và cầu Hiếu cũ là hai cầu tràn, làm bằng dầm thép tạm, bề ngang hẹp. Các cầu tràn này đã xuống cấp, vào mùa mưa lũ bị ngập sâu 3-5m, kéo dài 4-5 ngày mỗi đợt lũ, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Cầu Dinh cũ thường xuyên bị ngập, đi lại khó khăn, nguy hiểm. Ảnh: Xuân Quý
Cầu Dinh cũ thường xuyên bị ngập, đi lại khó khăn, nguy hiểm. Ảnh: Xuân Quý

Việc thay thế hai cầu tràn đã giúp cho bà con khu vực cầu không bị chia cắt, cô lập trong mùa mưa lũ, đặc biệt là bà con ở xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn, và Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp.

Ông Bùi Xuân Quý, 59 tuổi, sống ở Nghĩa Hưng cho biết, cầu mới không chỉ thuận tiện mà còn giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Trước đây người dân có đau ốm rất khốn khổ, gặp mùa lũ phải thuê xuồng đi cấp cứu. Các đoàn văn hoá, chiếu phim, ca múa nhạc về Nghĩa Hưng cũng phải “chờ thời cơ”, người dân trồng mía chăn nuôi gà khi lũ bị cô lập cũng không biết bán cho ai. Mỗi năm dân phải hứng chịu hai mùa lũ, tháng 4 lũ kéo dài hàng tuần, tháng 7-8 lũ triền miên, có khi bị cô lập tới 2 tháng trời.

Cầu Dinh mới. Ảnh: JICA
Cầu Dinh mới. Ảnh: JICA
Cầu Dinh mới (trái) và cũ (phải). Ảnh: JICA

Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch xã Nghĩa Xuân và ông Đinh Thế Hiển, Chủ tịch xã Nghĩa Hưng, từ khi có cầu, người dân hai xã được hưởng lợi nhiều, nông sản, dịch vụ thông thương thường xuyên, không bị ách tắc. Xã Nghĩa Hưng có 6.600 dân, trong đó 1.600 hộ trồng rừng, chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà và trồng mía. Nhờ thông thương, có hộ gia đình sau 4-5 tháng thu nhập lên đến 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Mặt khác, việc xây dựng cầu Dinh và cầu Hiếu tạo ra kết nối giữa đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 48, thúc đẩy kết nối thông thương khu vực kinh tế mới nổi, năng động đang phát triển phía Tây Bắc của thị xã Thái Hòa, giúp cho việc vận chuyển hàng nông sản trong khu vực của các xã huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp đi về các huyện lân cận trong tỉnh Nghệ An cũng như các tỉnh phía Bắc thuận lợi hơn.

Ông Phan Hoà Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn cho biết, nhờ đi lại thuận tiện, nên Nghĩa Đàn hiện đang quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, tập trung thu hút doanh nghiệp phát triển dược liệu, và kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến nông sản sạch khoảng 20ha gần cầu Hiếu.

Sau khi hoàn thành, cầu Dinh và cầu Hiếu tạo thêm điều kiện thuận lợi cho phát triển vùng nông nghiệp sạch để phục vụ cho Nhà máy Sữa TH, Nhà máy mía đường của Công ty TNHH Mía Đường Nghệ An (NASU), giúp làng Găng - làng nghề mật mía - có cơ hội ngày càng phát triển.

Cũng nằm trong dự án của JICA ở tỉnh Nghệ An là cầu Khe Tọ. Trước đây, khi chưa hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh chạy phía Tây của Nghệ An thì tuyến quốc lộ 15 đi qua cầu Khe Tọ là con đường độc đạo, duy nhất cho toàn bộ dân cư của các xã Nghĩa Quang, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh... đi ra thị trấn Nghĩa Đàn và từ đó mới có thể xuôi theo quốc lộ 48 ra quốc lộ 1 để đi Vinh hoặc ra các tỉnh khác.

Cầu Khe Tọ cũ. Ảnh: JICA
Cầu Khe Tọ cũ. Ảnh: JICA

Đặc biệt vào mùa mưa bão, toàn bộ dân cư của các xã thường xuyên bị cô lập. Nhiều khi vì nhu cầu công việc cấp bách như đau ốm, cấp cứu, việc đột xuất, học sinh đi học... mà nhiều người dân bất chấp nguy hiểm vượt qua ngầm lúc đang ngập lụt và gặp nhiều tai nạn thương tâm, mất mát về người.

Chị Nguyễn Thị Phúc, Phó chủ tịch UBND phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà, cho biết, cầu mới được hoàn thành từ năm 2012 đã đem đến bộ mặt đổi mới cho thị xã. Chị Phúc cho biết, trước đây người dân làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, giờ dân cư địa bàn có 2 làng nghề sản xuất mộc và mật. Thu nhập tính theo đầu người vào năm 2012 - năm cầu vừa hoàn thành là 16 triệu đồng/người, và 8 năm sau khi có cầu mới, là 27,7 triệu đồng. Nhiều hộ có tới 26ha trồng cam, thu nhập cả tỉ đồng một năm.

Cầu Khe Tọ mới. Ảnh: JICA
Cầu Khe Tọ mới. Ảnh: JICA

Chị Phúc cho hay, phường Quang Phong có gần 1.200 hộ, trước đây hộ nghèo chiếm từ 12-15%, giờ đây chỉ còn 1-2%. “Nếu muốn đất nước phát triển, cầu đường phải phát triển. Đặc biệt, làng nghề mộc của phường Quang Phong tại vị trí đầu cầu Khe Tọ đã phát triển mạnh, đời sống của nhân dân làng nghề mộc ở đầu cầu ngày một khởi sắc và phát triển” - chị Phúc chia sẻ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhìn lại 1 năm “Xây cầu đến lớp” cho trẻ em khó khăn

Lâm Anh |

Ngày 15.12.2020, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) cùng Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) tổ chức Hội thảo sơ kết dự án “Xây cầu đến lớp” – Năm thứ I.

JICA (Nhật Bản) viện trợ người dân Huế bị thiệt hại do thiên tai

Vũ Long |

2 giờ chiều nay, chuyến hàng viện trợ đầu tiên của tổ chức JICA (Nhật Bản) sẽ được chuyển đến sân bay Đà Nẵng hỗ trợ người dân Huế.

JICA Nhật Bản viện trợ 16 tỉ đồng cho Việt Nam chống COVID-19

Ngọc Vân |

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp gói hỗ trợ trị giá 16 tỉ đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy và các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh ứng phó COVID-19.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Nhìn lại 1 năm “Xây cầu đến lớp” cho trẻ em khó khăn

Lâm Anh |

Ngày 15.12.2020, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) cùng Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) tổ chức Hội thảo sơ kết dự án “Xây cầu đến lớp” – Năm thứ I.

JICA (Nhật Bản) viện trợ người dân Huế bị thiệt hại do thiên tai

Vũ Long |

2 giờ chiều nay, chuyến hàng viện trợ đầu tiên của tổ chức JICA (Nhật Bản) sẽ được chuyển đến sân bay Đà Nẵng hỗ trợ người dân Huế.

JICA Nhật Bản viện trợ 16 tỉ đồng cho Việt Nam chống COVID-19

Ngọc Vân |

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp gói hỗ trợ trị giá 16 tỉ đồng cho Bệnh viện Chợ Rẫy và các Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh ứng phó COVID-19.