Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo:

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Giáo dục phổ thông góp phần tăng cao chỉ số vốn nhân lực

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Uỷ viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dù chúng ta còn kỳ vọng rất nhiều và chưa bằng lòng với giáo dục, nhưng thế giới đang xếp hạng giáo dục của chúng ta khá cao. Điều này thể hiện ở chỉ số phát triển con người - HDI của Việt Nam được đánh giá vào nhóm cao, trong khi thu nhập quốc dân của chúng ta thấp.

“HDI là chỉ tiêu tổng hợp của ba chỉ số về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thu nhập. Việt Nam hiện nay có HDI đang đạt được 0,693, được xếp vào nhóm cao của nước phát triển khá, có nghĩa chúng ta chỉ thiếu 0,07 sẽ đạt được nhóm có HDI cao”- GS.TS Hoàng Văn Cường cho biết và khẳng định giáo dục đóng góp quan trọng vào Chỉ số phát triển con người của Việt Nam, nên cần kiên trì mục tiêu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Còn theo GS.TS Nguyễn Hữu Ðức - Tổ trưởng Tổ tư vấn Ủy ban quốc gia đổi mới Giáo dục đào tạo - một chỉ số khác để đánh giá kết quả mà ngành Giáo dục đã đạt được là chỉ số vốn nhân lực mà Việt Nam đã đạt được. Theo đó, trong báo cáo khảo sát tình hình bảo đảm sức khỏe và giáo dục phổ thông do Ngân hàng Thế giới công bố ngày 16.9.2020, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 tăng lên 0,69 trong vòng 10 năm (2010-2020). Chỉ số này cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập với nước ta, trong đó các chỉ số về giáo dục nằm trong nhóm các quốc gia cao nhất thế giới.

“Xây dựng vốn nhân lực cho thế hệ kế tiếp là yếu tố quan trọng để các quốc gia phát triển bền vững, bảo đảm an ninh kinh tế. Được thế giới đánh giá cao về chỉ số vốn nhân lực, đây có thể coi là thành công ấn tượng của Việt Nam trong tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông” - GS Nguyễn Hữu Ðức nhấn mạnh.

Thực tế, trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Ðại hội XI, XII của Ðảng, trong đó xác định đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, ngành giáo dục đã thu được nhiều thành tựu.

Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nâng tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo từ 85,8% (năm 2015) lên 99,98% (năm 2019). Chương trình, nội dung giáo dục mầm non được đổi mới theo hướng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục. Trẻ em mẫu giáo ở các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa. Mới đây nhất là Nghị định 105/2020/NĐ-CP, tạo bước đột phá trong chính sách phát triển giáo dục mầm non, quan tâm đến những đối tượng là lực lượng lớn tạo ra của cải vật chất cho xã hội - lực lượng công nhân, người lao động.

Ngoài ra, chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam cũng được quốc tế ghi nhận. Trong kỳ đánh giá PISA 2018 (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế), Việt Nam đạt 543 điểm khoa học, điểm số cao thứ 4 trong số 79 quốc gia, qua đó khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam sánh ngang với các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Trong các kỳ thi Olympic quốc tế, học sinh Việt Nam cũng đạt được kết quả rất cao. Liên tiếp nhiều năm, 100% học sinh tham gia đều đạt giải. Riêng năm 2020, một năm học rất đặc biệt với ngành giáo dục khi vừa duy trì việc dạy và học, vừa phải thực hiện nhiệm vụ phòng dịch, học sinh Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng nể trên đấu trường trí tuệ. 24/24 em tham dự các kỳ thi đều đoạt giải, mang về vinh quang cho đất nước.

Đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Những chỉ số mà các tổ chức thế giới đánh giá về giáo dục Việt Nam như đã trích dẫn ở trên là kênh quan trọng để người dân trong nước tham khảo, có những nhìn nhận về thành tựu, chuyển động, đổi mới của ngành giáo dục. Nhưng kỳ vọng của Đảng, của toàn dân vào giáo dục là rất lớn.

Xuyên suốt và nhất quán trong Nghị quyết Ðại hội XI, XII của Ðảng, đều xác định đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt yêu cầu, xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu đưa đất nước phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, yêu cầu đổi mới là tất yếu. Trong đó, phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, cách quản lý, gỡ những nút thắt về mặt thể chế, chính sách. Phải thừa nhận, trong 5 năm qua, nhiều “nút thắt” trong thể chế, chính sách để phát triển giáo dục đào tạo đã được tháo gỡ, nhằm đẩy mạnh tự chủ đại học, tự chủ trong trường phổ thông và tự chủ trong mỗi giáo viên. Việc này đã thu được kết quả bước đầu, chất lượng nhân lực được cải thiện.

Lần đầu tiên trong 2 năm liên tiếp trong một nhiệm kỳ, có 2 luật được thông qua là Luật Giáo dục năm 2019 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi, với nhiều điểm tiến bộ để phát huy quyền chủ động, đổi mới sáng tạo của cơ sở giáo dục và đội ngũ.

Đáng chú ý là thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, từ chương trình tổng thể đến các chương trình các môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình mới theo hướng tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học. Ghi nhận bước đầu, chương trình giáo dục phổ thông mới đang tạo cơ hội để giáo viên thực hiện sự sáng tạo và phát huy năng lực học sinh.

Những kết quả đạt được cho thấy, ngành Giáo dục đã đi đúng hướng, đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; tinh thần của Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020.

Tuy nhiên, theo GS.TS Hoàng Văn Cường, để đạt được như kỳ vọng của người dân, đặc biệt hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành Giáo dục cần phải có những bước phát triển đột phá hơn nữa. Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, cần phải ưu tiên vào nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

"Giáo dục Việt Nam thuộc nhóm những nước có kết quả tốt"

Theo GS.TS Paul Glewwe - Trường Đại học Minesota (Hoa Kỳ) - chuyên gia và nghiên cứu viên chính của dự án Nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam” (RISE), những năm qua, Giáo dục Việt Nam thuộc nhóm những nước có kết quả tốt.

GS.TS Paul Glewwe cho rằng, nếu trong 5 năm tới, Việt Nam đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao hạ tầng kỹ thuật phục vụ giáo dục trực tuyến, kết quả thu được sẽ còn khả quan hơn nữa. Đây là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đầu tư xứng đáng để gia tăng tỉ lệ tiếp cận giáo dục và thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm thu nhập và vùng miền. Đặng Chung

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng nam sinh lớp 6 dùng tay không dọn rác

HÀ ANH CHIẾN |

Ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên - cho biết: “Hành động nhặt rác từ miệng cống thoát nước của em Đạt là một hành động đẹp, thể hiện ý thức bảo vệ môi trường cao, đúng như lời Bác Hồ dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng nam sinh lớp 6 dùng tay không dọn rác

HÀ ANH CHIẾN |

Ông Nguyễn Xuân An Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên - cho biết: “Hành động nhặt rác từ miệng cống thoát nước của em Đạt là một hành động đẹp, thể hiện ý thức bảo vệ môi trường cao, đúng như lời Bác Hồ dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2

Đặng Chung |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.