Nhiều người TPHCM, Bình Dương vào Đồng Nai phải quay về do thiếu xét nghiệm

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng sớm ngày 5.7, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19, đoạn ngay chân cầu Đồng Nai, rất nhiều người dân, người lao động, công nhân từ TPHCM, Bình Dương vào Đồng Nai làm việc khi qua chốt kiểm tra đã phải quay đầu xe vì chưa có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày.

Nhiều người phải quay xe vì thiếu xét nghiệm âm tính

Theo quy định mới của tỉnh Đồng Nai, từ 0h ngày 5.7, tất cả người lao động ở TPHCM hoặc tỉnh Bình Dương hàng ngày đi/về Đồng Nai để làm việc thì yêu cầu phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 có giá trị trong thời gian 7 ngày.

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đây là giải pháp được tỉnh Đồng Nai đưa ra nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp do có khoảng 10.000 người lao động hàng ngày từ các tỉnh Bình Dương và TPHCM vào làm việc tại tỉnh Đồng Nai.

Ghi nhận thực tế của phóng viên cho thấy, tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đoạn cầu Đồng Nai, giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương, TPHCM và tỉnh Đồng Nai, rất nhiều người lao động đã tự giác xuất trình “giấy thông hành” là giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 7 ngày cho lực lượng chức năng kiểm tra và sau đó tiếp tục khai báo y tế tại chốt trước khi tiếp tục hành trình đi làm.

Tuy nhiên, có rất nhiều người dân cũng chưa biết thông tin yêu cầu phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 có giá trị trong thời gian 7 ngày nên đã rất “ngơ ngác” nhưng sau đó vẫn chấp hành việc quay đầu xe.

Theo ghi nhận, có thời điểm chỉ trong vòng 15 phút đã có gần chục người dân từ Bình Dương và TPHCM đã bị yêu cầu phải quay đầu xe trở về không được vào Đồng Nai làm việc do chưa có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Lực lượng mỏng kiểm tra “không xuể”

Tuy nhiên, điều khó khăn tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại chân cầu Đồng Nai là điểm quay xe khá xa. Người dân phải đi thẳng tới ngã ba Vũng Tàu sau đó mới quay xe được. Do đó, việc kiểm soát những người dân không có giấy âm tính vào tỉnh Đồng Nai phải quay xe trở về Bình Dương hoặc Đồng Nai bị bỏ ngỏ do thiếu lực lượng.

Một người lao động tại TPHCM xuất trình giấy xét nghiệm âm tính cho lực lượng chức năng. Ảnh: Hà Anh Chiến
Một người lao động tại TPHCM xuất trình giấy xét nghiệm âm tính cho lực lượng chức năng. Ảnh: Hà Anh Chiến

Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên, lực lượng tại chốt kiểm soát COVID-19 cầu Đồng Nai khá mỏng, đa phần làm nhiệm vụ hướng dẫn người dân các thủ tục khai báo y tế, chỉ duy nhất một cán bộ cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm tra, tuy nhiên việc kiểm tra là “không xuể” do lượng phương tiện qua lại giữa Bình Dương, TPHCM qua tỉnh Đồng Nai rất lớn.

Chủ yếu lực lượng kiểm tra các phương tiện xe hai bánh, còn việc kiểm tra xe ô tô, xe tải… bị “bỏ ngỏ”.

Ngoài ra, tại chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại quốc lộ 1K, đoạn ngay trạm thu phí cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, tại chốt này theo ghi nhận, lực lượng chức năng chỉ kiểm soát một chiều từ Bình Dương vào Đồng Nai. Do đó, nhiều người dân đã đi ngược chiều “thông chốt” kiểm soát.

Một số hình ảnh mà phóng viên ghi nhận tại chốt kiểm soát COVID-19 chân cầu Đồng Nai sáng ngày 5.7:

Người dân tự giác xuất trình giấy xét nghiệm âm tính cho lực lượng công an kiểm tra trước khi khai báo y tế. Ảnh: Hà Anh Chiến
Người dân tự giác xuất trình giấy xét nghiệm âm tính cho lực lượng công an kiểm tra trước khi khai báo y tế. Ảnh: Hà Anh Chiến
Một người dân phải quay đầu xe do thiếu giấy xét nghiệm. Ảnh: Hà Anh Chiến
Một người dân phải quay đầu xe do thiếu giấy xét nghiệm. Ảnh: Hà Anh Chiến
Ông Quý, ngụ Bình Dương làm việc tại Đồng Nai phải quay trở về do chưa có giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hà Anh Chiến
Ông Quý, ngụ Bình Dương làm việc tại Đồng Nai phải quay trở về do chưa có giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hà Anh Chiến
Một tài xế xe ô tô chở công nhân tự giác khai báo, xuất trình giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hà Anh Chiến
Một tài xế xe ô tô chở công nhân tự giác khai báo, xuất trình giấy xét nghiệm âm tính. Ảnh: Hà Anh Chiến
Theo ghi nhận của PV, nhiều người dân tự giác khai báo. Ảnh: Hà Anh Chiến
Theo ghi nhận của PV, nhiều người dân tự giác khai báo. Ảnh: Hà Anh Chiến
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn không khai báo, xuất trình giấy xét nghiệm âm tính, lực lượng kiểm tra quá mỏng cũng không kiểm soát xuể. Ảnh: Hà Anh Chiến
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn không khai báo, xuất trình giấy xét nghiệm âm tính, lực lượng kiểm tra quá mỏng cũng không kiểm soát xuể. Ảnh: Hà Anh Chiến
HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Đồng Nai: Người dân chen chúc xét nghiệm COVID-19 trước ngày siết quy định

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng ngày 4.7, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, hàng trăm người dân đã tập trung đến các phòng khám, bệnh viện trên địa bàn TP.Biên Hoà (Đồng Nai) để tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 tạo nên cảnh đông người, không đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Xét nghiệm gần 2.000 công nhân Bình Dương đến Đồng Nai làm việc

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 2.7, ông Đặng Tuấn Tú – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, Công ty đang tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho gần 2.000 người lao động của công ty nhưng sinh sống tại tỉnh Bình Dương.

Kiểm tra các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, Đồng Nai là địa phương giáp ranh với TPHCM và Bình Dương – 2 địa phương đang có tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Hàng ngày, số lượng người dân, xe cộ qua lại giữa Đồng Nai và TPHCM, Bình Dương rất lớn, do đó, nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan từ TPHCM và Bình Dương vào Đồng Nai luôn hiện hữu.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đồng Nai: Người dân chen chúc xét nghiệm COVID-19 trước ngày siết quy định

HÀ ANH CHIẾN |

Sáng ngày 4.7, theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, hàng trăm người dân đã tập trung đến các phòng khám, bệnh viện trên địa bàn TP.Biên Hoà (Đồng Nai) để tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 tạo nên cảnh đông người, không đảm bảo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Xét nghiệm gần 2.000 công nhân Bình Dương đến Đồng Nai làm việc

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 2.7, ông Đặng Tuấn Tú – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, Công ty đang tiến hành làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho gần 2.000 người lao động của công ty nhưng sinh sống tại tỉnh Bình Dương.

Kiểm tra các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, Đồng Nai là địa phương giáp ranh với TPHCM và Bình Dương – 2 địa phương đang có tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Hàng ngày, số lượng người dân, xe cộ qua lại giữa Đồng Nai và TPHCM, Bình Dương rất lớn, do đó, nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan từ TPHCM và Bình Dương vào Đồng Nai luôn hiện hữu.