Nhiều ngành khan hiếm nhân lực, lương cao nhưng rất ít thí sinh quan tâm

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH |

Nhiều ngành khoa học cơ bản, truyền thống đang vô cùng khan hiếm nhân lực nhưng lại chưa được thí sinh quan tâm bởi chưa thực sự hiểu hết về chương trình đào tạo và cơ hội việc làm.

Xã hội đang rất cần

Tại Việt Nam những năm gần đây, bên cạnh các ngành mới được mở ra theo nhu cầu việc làm, không ít ngành truyền thống lại không thể tuyển sinh dù đang khan hiếm nguồn lực.

Một số ngành điểm hình như: Y tế công cộng, môi trường, nông-lâm-thuỷ-sản, khoa học tự nhiên...

Theo Trường Đại học Y tế công cộng, trong đại dịch COVID-19 vừa qua đã cho thấy rõ vai trò, thiết yếu của y tế công cộng, tuy vậy, tỉ lệ nhập học so với chỉ tiêu ngành Y tế công cộng của các trường đào tạo mã ngành này giai đoạn 2016-2020 chỉ chiếm khoảng 60-70%. Năm 2020, có 4 trường không tham gia tuyển sinh ngành này nữa vì những năm trước tỷ lệ tuyển sinh thấp.

Trong khi đó, cơ hội việc làm rất rộng mở khi cả nước có tới 63 trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hơn 500 huyện đều có trung tâm y tế, khoảng 100 các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng và rất cần những nhân lực được đào tạo bài bản.

Tương tự, tại Trường Đại học Tài nguyên Môi trường, mỗi năm có khoảng 200 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ kĩ thuật môi trường và 250 chỉ tiêu cho ngành Quản lí tài nguyên. Nhưng hiện tại, mỗi ngành đã giảm đi 100 chỉ tiêu.

Thạc sĩ Phùng Quán - Trưởng phòng Thông tin Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - cho hay, hiện nay trường này có những nhóm ngành xã hội rất cần, nhưng số người theo học rất ít như ngành Địa chất, Hải dương, Môi trường. Những ngành này liên quan tới biến đổi khí hậu ở Việt Nam hoặc trên thế giới.

Ví dụ, việc xâm nhập mặn, phèn ở miền Tây thì những người học Địa chất, Hải dương, Môi trường sẽ xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, công việc này phải di chuyển, đi nhiều ra ngoài đường nên khiến nhiều bạn sợ khó, sợ khổ.

Ngành Khoa học môi trường sẽ đào tạo về quản lý môi trường, tài nguyên đất, khí, nước, hệ thống định vị, luật môi trường, quản lí đất đai. Công nghệ kĩ thuật môi trường thì đi sâu về xử lý nước thải, rác thải, khí thải….

Sinh viên địa chất sẽ được học về tài nguyên khoáng sản. Ví dụ muốn xây một toà nhà thì cần địa chất công trình kiểm tra nền móng, địa chất dầu khí để thăm dò dầu khí, địa chất về khoáng sản để tìm ra các tài nguyên mới, kiểm định các loại đá quý.

"Học sinh không biết, không hiểu nên ít có người theo học. Đợt bão lũ tại Quảng Trị năm 2020 vừa qua, nếu có các nhà địa chất dự đoán trước tình hình sạt lở thì sẽ không có tai nạn thương tâm như vậy" - ông Quán nói.

Thạc sĩ Phùng Quán chia sẻ về các ngành khát nhân lực. Thực hiện: Huyên Nguyễn - Hoài Anh


Cơ hội có việc tốt, thu nhập "khủng"

Về cơ hội việc làm, Thạc sĩ Phùng quán cho hay: Học các ngành trên đang có cơ hội việc làm rất cao. Nhu cầu xã hội lúc nào cũng cần, còn nhân lực lúc nào cũng thiếu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong 63 Sở Tài nguyên - Môi trường, tại tất cả phòng tài nguyên môi trường, nhiều các cơ quan ban ngành thuộc hệ thống nhà nước và ngoài công lập.

"Cơ hội việc làm rất rộng mở, nếu sinh viên giỏi kiến thức và ngoại ngữ sẽ có cơ hội làm việc tại các tập đoàn nước ngoài với mức lương "khủng". Ví dụ, ở ngành Ngọc học, những bạn giỏi được các tập đoàn đá quý, kim cương tuyển dụng với mức lương cao" - ông Quán tiết lộ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc khan hiếm thí sinh là do chưa hiểu rõ về bản chất và cơ hội việc làm của ngành học. Có thí sinh chỉ nghe tên ngành học như Lâm nghiệp đã nghĩ ngay là phải đi làm và sống trong rừng, hay học ngành liên quan tới thủy sản thì sẽ phải lội ao nuôi trồng thủy sản.

HUYÊN NGUYỄN - HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh 2021: Chọn ngành nghề để có cơ hội việc làm cao

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều ngành nghề đạt tỉ lệ có việc làm cao như: Chăm sóc sắc đẹp, Thiết kế tóc, Công nghệ hàn, Chế tạo thiết bị cơ khí, Thiết kế đồ họa...

Thủ tướng: Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, giữ chân người tài

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, quan tâm việc thu hút và trọng dụng người tài.

Học ngành nào để ra trường chắc chắn có việc làm, lương cao?

HUYÊN NGUYỄN |

Làm sao để chọn học đúng ngành, ra trường sẽ có việc làm đang là câu hỏi được nhiều học sinh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh. Theo ThS Phùng Quán, khi học sinh có năng lực chuyên môn tốt, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có kỹ năng mềm thì chắc chắn sẽ có công việc như ý.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Tuyển sinh 2021: Chọn ngành nghề để có cơ hội việc làm cao

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều ngành nghề đạt tỉ lệ có việc làm cao như: Chăm sóc sắc đẹp, Thiết kế tóc, Công nghệ hàn, Chế tạo thiết bị cơ khí, Thiết kế đồ họa...

Thủ tướng: Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, giữ chân người tài

Phạm Đông - Hải Nguyễn |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo phải đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, quan tâm việc thu hút và trọng dụng người tài.

Học ngành nào để ra trường chắc chắn có việc làm, lương cao?

HUYÊN NGUYỄN |

Làm sao để chọn học đúng ngành, ra trường sẽ có việc làm đang là câu hỏi được nhiều học sinh quan tâm trong mỗi mùa tuyển sinh. Theo ThS Phùng Quán, khi học sinh có năng lực chuyên môn tốt, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có kỹ năng mềm thì chắc chắn sẽ có công việc như ý.