Nhiều công trình nước sạch bỏ hoang ở Đắk Lắk: Kinh phí xây dựng cao, hoạt động kém hiệu quả

BẢO TRUNG |

Thực trạng hàng loạt các công trình nước sạch bỏ hoang hoặc gặp trục trặc đang làm “đau đầu” chính quyền các cấp ở tỉnh Đắk Lắk. Một lượng lớn tiền ngân sách lẫn tài trợ được bỏ ra đầu tư xây dựng nhưng nhiều công trình vẫn hoạt động kém hiệu quả...

Hàng loạt công trình gặp sự cố

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk đang có đến gần 200 công trình nước sạch vùng nông thôn. Trong đó, 112 công trình được đầu tư hoàn chỉnh, số còn lại thì đang trong giai đoạn xây dựng hoặc sửa chữa nâng cấp. Đáng chú ý, trong tổng số 112 công trình kể trên, có đến 46 công trình bỏ hoang... Phần lớn trong số đó đang được UBND các huyện quản lý, vận hành hoặc tạm giao lại cho đơn vị tuyến dưới là UBND cấp xã.

Như vậy, gần một nửa số công trình nước sạch vùng nông thôn được đầu tư bài bản ở tỉnh Đắk Lắk đang gần như “nằm chờ chết” nếu như không được xử lý kịp thời, đầu tư tiền của để khôi phục hoạt động. Một khoản tiền dự kiến sẽ rất lớn nhưng lấy đâu ra?

Ngày 17.2, ông Phạm Ngọc Bình - Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (TTNS&VSMTNT) Đắk Lắk - cho biết, chính quyền UBND, Ban quản lý dự án các huyện vốn không có người đủ chuyên môn xây dựng, quản lý vận hành nhà máy nước sạch khi xây dựng xong. Người dân thấy nhà máy sự cố, hoạt động không đều thì chủ động đi mua nước bên ngoài về dùng, bỏ đi thói quen sử dụng nước ở nhà máy. Cần nhấn mạnh rằng, hiện tiền nước khi người dân dùng ở nhà máy chỉ là 5.800 đồng/m3.

Rất nhiều nhà máy nước sạch được UBND các huyện đề xuất xây dựng với kinh phí rất lớn nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho vài trăm hộ dân trong vùng. Như nhà máy nước sạch ở xã Cư M’Gar (huyện Cư M’Gar) có tổng vốn đầu tư gần 12 tỉ đồng, cấp nước cho hơn 440 hộ dân trong vùng (bình quân khoảng 27 triệu đồng/hộ). Nhà máy nước sạch ở xã Ea Sin (huyện Krông Búk) được nhà nước đầu tư xây dựng gần 14 tỉ đồng, cấp nước cho hơn 300 hộ dân thuộc 3 buôn (bình quân khoảng 46 triệu đồng/hộ). Các chủ đầu tư cho rằng, phải tốn nhiều tiền xây dựng như vậy là do địa hình cách trở, lắp đường ống nước khó khăn, tốn kém hoặc do áp dụng công nghệ hiện đại... Cả 2 công trình trên đều vừa xây dựng xong không lâu nhưng lại đang liên tục gặp sự cố, trục trặc.

So sánh 2 công trình kể trên với các công trình nước sạch do TTNS&VSMTNT làm chủ đầu tư xây dựng kiêm quản lý vận hành, ông Bình cho hay: “Những công trình nước sạch do TTNS&VSMTNT đầu tư xây dựng kiêm quản lý vận hành khi hoàn thiện có giá thành không cao nhưng có thể cấp nước cho cả nghìn hộ dân trong vùng. Mỗi công trình thuộc diện kể trên có giá tiền bình quân chỉ khoảng từ 15-17 triệu đồng/hộ. Đó là chưa kể đến việc nhiều công trình nước sạch, đơn vị làm chủ đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương cũng có địa hình tương đương với những dự án kể trên, không khác biệt là bao. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước, công nghệ lắp đặt ở các huyện cũng lỗi thời hơn so với chúng tôi” - ông Bình nói.

Lãng phí tiền ngân sách

Trước đó, tháng 6.2020, Báo Lao Động có bài: “Nhiều công trình cấp nước sạch vùng nông thôn ở Đắk Lắk: Xây dựng tràn lan rồi... bỏ hoang” nêu rõ thực trạng năm nào, tỉnh này cũng có một vài địa phương củng cố hồ sơ trình Sở NNPTNT, UBND tỉnh xin làm chủ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch. Khi chính quyền huyện xây xong, cơ quan chức năng đã lập đoàn nghiệm thu, họ lập tức gửi văn bản cho tỉnh xin bàn giao lại để đơn vị khác có chuyên môn quản lý, vận hành.

Lãnh đạo TTNS&VSMTNT Đắk Lắk cũng cho rằng, đa phần các công trình do chính quyền huyện xây dựng, quản lý lại đang gặp sự cố, trục trặc gây lãng phí tiền của. Đó là chưa kể đến việc có huyện xây nhà máy nước trong khu dân cư chỉ với việc để bán được đất cho người dân. Số lượng công trình thuộc diện này không được chính quyền huyện thống kê, báo cáo cho đơn vị. Tỉnh nên giao đơn vị có chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ đầu tư xây dựng kiêm quản lý vận hành để công trình đạt hiệu quả cao.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk - thừa nhận, có những bất cập đang tồn tại ở các dự án nước sạch vùng nông thôn ở tỉnh. Trước đây, trước khi xin chủ trương cho xây dựng, chính quyền địa phương phải họp lại dân ở vùng thiếu nước sạch nếu 70% bà con đồng ý, ký biên bản thì mới được triển khai. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cách thức này cũng đã “lắng đi”.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy nước sạch bỏ hoang ở Đắk Lắk đã khắc phục, đưa vào sử dụng

BẢO TRUNG |

Công trình nước sạch hơn chục tỉ đồng đầu tư xây dựng ở Cư M'Gar, Đắk Lắk bỏ hoang, sau phản ánh của báo chí, công trình đã được khắc phục, vừa đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương muốn bàn giao lại cho đơn vị quản lý vận hành có đủ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà máy nước sạch gần 26 tỉ xây xong “đắp chiếu” vì... “khát” nước

QUANG ĐẠI |

Nhà máy nước sạch Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) được đầu tư 25,8 tỉ đồng từ vốn ngân sách, hoàn thành đã 2 năm nhưng vẫn “đắp chiếu” vì thiếu nguồn cung nước thô.

Công trình nước sạch bỏ hoang: "Bà con không có nhu cầu dùng nước máy"?

BẢO TRUNG |

Nhiều tháng trôi qua kể từ ngày chính quyền UBND huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk) hứa khôi phục hoạt động của nhà máy nước sạch ở xã Cư M'Gar đến nay dân vẫn chưa có nước sạch để dùng. Trao đổi với PV, lãnh đạo huyện này còn cho rằng: giếng nhiều hộ dân đang có nước nên bà con không có nhu cầu sử dụng nước ở nhà máy (?).

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Nhà máy nước sạch bỏ hoang ở Đắk Lắk đã khắc phục, đưa vào sử dụng

BẢO TRUNG |

Công trình nước sạch hơn chục tỉ đồng đầu tư xây dựng ở Cư M'Gar, Đắk Lắk bỏ hoang, sau phản ánh của báo chí, công trình đã được khắc phục, vừa đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương muốn bàn giao lại cho đơn vị quản lý vận hành có đủ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà máy nước sạch gần 26 tỉ xây xong “đắp chiếu” vì... “khát” nước

QUANG ĐẠI |

Nhà máy nước sạch Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) được đầu tư 25,8 tỉ đồng từ vốn ngân sách, hoàn thành đã 2 năm nhưng vẫn “đắp chiếu” vì thiếu nguồn cung nước thô.

Công trình nước sạch bỏ hoang: "Bà con không có nhu cầu dùng nước máy"?

BẢO TRUNG |

Nhiều tháng trôi qua kể từ ngày chính quyền UBND huyện Cư M'Gar (Đắk Lắk) hứa khôi phục hoạt động của nhà máy nước sạch ở xã Cư M'Gar đến nay dân vẫn chưa có nước sạch để dùng. Trao đổi với PV, lãnh đạo huyện này còn cho rằng: giếng nhiều hộ dân đang có nước nên bà con không có nhu cầu sử dụng nước ở nhà máy (?).