Nhiều công nhân lao động ở cao nguyên “đỏ mắt” tìm việc làm mùa dịch

THANH TUẤN |

Sau khi trở về từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh để tránh dịch COVID-19, nhiều công nhân lao động trẻ ở tỉnh Gia Lai đã nỗ lực tìm kiếm việc làm tại quê nhà. Tuy nhiên, hành trình tìm công việc giữa mùa dịch cũng gian nan.

Trong căn nhà nhỏ ở xã Ia Der, huyện Ia Grai, H’Lương (23 tuổi) gương mặt không giấu được nỗi buồn. Từ Bình Dương về nhà nghỉ tránh dịch được hơn tháng, H'Lương bắt đầu hỏi thăm qua bạn bè, người thân quen để kiếm việc làm trên địa bàn huyện. Bạn bè thương tình giới thiệu cho H'Lương vào Công ty chế biến sản phẩm và bảo quản hạt điều. Tuy nhiên, sau nhiều lần gõ cửa, H’Lương chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối.

Hiện tỉnh Gia Lai cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nên các nhà máy, xí nghiệp đã luân phiên cắt giảm công suất, cắt giảm số lượng nhân công làm việc. Vì vậy, niềm hy vọng có việc làm tay chân thời điểm này của H’Lương trở nên mong manh.

Trước thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam, H’Lương khăn gói theo chị gái vào tỉnh Bình Dương làm công nhân trong xưởng gỗ. Công việc nặng nhọc, ngày làm 8 tiếng đồng hồ nhưng đổi lại, em và gia đình có công việc ổn định, để trang trải ăn ở, sinh hoạt và dành dụm.

Tuy nhiên, khi dịch bệnh bắt đầu lan nhanh ra nhiều địa phương thì công việc ở nhà máy gỗ trở nên thất thường. Công ty đóng cửa, H’Lương và người chị gái buộc phải tìm đường trở về quê trong khi chưa kịp lãnh 3 tháng lương.

“Ruộng vườn ở quê ít, đời sống khó khăn nên các khoản thu nhập không đáng bao nhiêu. Em đang hy vọng các nhà máy nối lại sản xuất, các đơn hàng để xin vào làm việc dù mức lương có thấp hơn so với ngày thường, miễn là có khoản tiền nhỏ để sống sót qua mùa dịch bệnh”, H’Lương tâm sự.

Sau khi Gia Lai gỡ Chỉ thị 16 đối với một số địa phương, Puih Bia (21 tuổi, trú xã Ia Kênh, TP.Pleiku) vội vàng tìm kiếm thông tin tuyển dụng, tờ rơi ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn. Nhiều năm về trước, Puih Bia là công nhân khai thác mủ cao su ở huyện Chư Prông. Khi mủ cao su rớt giá xuống thấp khiến đời sống của công nhân khó khăn, Bia đã khăn gói theo bạn bè vào miền Nam làm công nhân may ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Miệt mài làm công nhân nơi xứ người nhiều năm cũng chỉ đủ chi phí ăn uống, sinh hoạt. Mới qua 3 tháng dịch bệnh, số tiền trong túi Puih Bia cũng cạn dần kèm theo nỗi lo lắng ngày một tăng nên đã quay về quê.

“Em làm đơn xin việc lại tại các Công ty cao su ở huyện Chư Prông, tuy nhiên Giám đốc các nông trường đang hứa hẹn và bảo chờ thời gian dịch bệnh ổn định mới có quyết định tuyển dụng. Vì bản thân mình rời bỏ Công ty trước đó nên khi quay trở lại rất khó để người ta chấp nhận”, Puih Bia chia sẻ.

Thông qua bạn bè, người quen, Puih Bia xin đi rải thảm nhựa, uốn sắt thép cho các dự án công trình giao thông, mỗi ngày kiếm được 150.000-200.000 đồng nhưng cũng thất thường. Vì hiện tại Tây Nguyên đang mùa mưa, nhà thầu chỉ làm cầm chừng các hạng mục dự án. Họ cũng ưu tiên cho đội ngũ nhân công đã gắn bó và làm việc với họ từ lâu.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có khoảng 17.000 công nhân lao động hồi hương sau các đợt dịch COVID-19. Như nhiều lao động khác, các công nhân mong muốn dịch bệnh sớm ổn định để quay trở lại nhà máy, xí nghiệp. Khoản gạo cứu đói mùa dịch và tiền hỗ trợ COVID-19 cũng chỉ giúp họ kéo dài sự cầm cự lúc khó khăn. Hầu hết các lao động trẻ ở cao nguyên đều chung nguyện vọng, nếu quê nhà có nhiều nhà máy, khu công nghiệp đảm bảo công ăn việc làm thì họ sẽ ở lại gắn bó lâu dài, làm nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

60 ca tái mắc COVID-19, Gia Lai nâng tiêu chuẩn ra viện của bệnh nhân

THANH TUẤN |

Theo thống kê, Gia Lai có đến 60 ca tái dương tính với SARS-CoV-2, chủ yếu sau khi được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện, khiến dư luận lo ngại còn nhiều nguy cơ mầm bệnh sẽ lây lan ra ngoài cộng đồng. Sở Y tế Gia Lai cho biết, sẽ tăng cường việc xét nghiệm và giám sát cách ly tại nhà để kiểm soát các trường hợp tái dương tính.  

Mưa lũ từ bão số 5 làm sập nhiều cầu cống ở Kon Tum, CA xác minh 1 thi thể

THANH TUẤN |

Sáng ngày 12.9, ngay sau khi bão số 5 (bão Conson) vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tỉnh Kon Tum đang từng bước thống kê thiệt hại ban đầu. Nhiều công trình giao thông quan trọng và hồ đập thủy lợi bị sạt lở và hư hại do mưa lũ.

Chanh dây xuất khẩu giá cao, nông dân Gia Lai vui mừng vì được mùa

THANH TUẤN |

Chanh dây đạt chất lượng cao xuất khẩu đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA có giá thu mua tại nhà máy từ 35.000-38.000 đồng/kg. Người nông dân Gia Lai vui mừng vì năm nay chanh dây được mùa được giá, mang lại lợi nhuận cao giữa mùa dịch bệnh COVID-19.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

60 ca tái mắc COVID-19, Gia Lai nâng tiêu chuẩn ra viện của bệnh nhân

THANH TUẤN |

Theo thống kê, Gia Lai có đến 60 ca tái dương tính với SARS-CoV-2, chủ yếu sau khi được điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện, khiến dư luận lo ngại còn nhiều nguy cơ mầm bệnh sẽ lây lan ra ngoài cộng đồng. Sở Y tế Gia Lai cho biết, sẽ tăng cường việc xét nghiệm và giám sát cách ly tại nhà để kiểm soát các trường hợp tái dương tính.  

Mưa lũ từ bão số 5 làm sập nhiều cầu cống ở Kon Tum, CA xác minh 1 thi thể

THANH TUẤN |

Sáng ngày 12.9, ngay sau khi bão số 5 (bão Conson) vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tỉnh Kon Tum đang từng bước thống kê thiệt hại ban đầu. Nhiều công trình giao thông quan trọng và hồ đập thủy lợi bị sạt lở và hư hại do mưa lũ.

Chanh dây xuất khẩu giá cao, nông dân Gia Lai vui mừng vì được mùa

THANH TUẤN |

Chanh dây đạt chất lượng cao xuất khẩu đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA có giá thu mua tại nhà máy từ 35.000-38.000 đồng/kg. Người nông dân Gia Lai vui mừng vì năm nay chanh dây được mùa được giá, mang lại lợi nhuận cao giữa mùa dịch bệnh COVID-19.