Nhân viên y tế TPHCM: Chính sách mới có quên... người cũ?

NGUYỄN LY |

Thời gian qua, thành phố đang đối diện với làn sóng nghỉ việc của hàng nghìn nhân viên y tế (NVYT). Để cải thiện tình trạng này, thành phố là địa phương tiên phong có chính sách đặc thù cho NVYT.  Sở Y tế TP đánh giá, đây là tín hiệu tích cực cho thấy, y tế cơ sở sẽ khởi sắc khi thu hút và giữ chân được nhân viên y tế.

Những tiếng thở dài của nhân viên y tế cơ sở

Vừa mới tạm xong công việc buổi sáng tại trạm y tế, y sĩ V.M.P vội vàng ăn hộp cơm để bắt đầu tập hợp danh sách tiêm chủng.

Theo y sĩ P., chị đã làm việc tại một trạm y tế trên địa bàn quận Bình Thạnh được 12 năm. Công việc mỗi ngày của chị P. là theo dõi sức khoẻ của người dân trên địa bàn, cùng đồng nghiệp triển khai các đợt tiêm chủng cho trẻ và tuyên truyền khi đến các mùa dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng… cùng nhiều việc khác hỗ trợ sức khoẻ cho người dân.

Dịch COVID-19 bùng phát, chị P. cùng đồng nghiệp mang quần áo lên Trạm Y tế trực chiến suốt những tháng cam go nhất của TPHCM. Mỗi khi kể về nghề, chị P. luôn cảm thấy tự hào khi giúp được nhiều người, nhưng cũng chạnh lòng khi nghĩ về tương lai.

“Nhiều khi ngồi suy nghĩ suốt những năm qua, tôi cũng phải tự hỏi sao mình có thể chăm sóc gia đình, nuôi con cái với đồng lương eo hẹp này. Từ lúc mới làm khoảng hơn 3.000.000 đồng/tháng, nay tăng lên khoảng hơn 6.000.000 đồng/tháng, số tiền này thực sự thấp khi sống ở TPHCM, nhưng vì yêu nghề nên tôi vẫn cố gắng mỗi ngày” chị P. ngậm ngùi chia sẻ.

Giống như chị P., bà Lê Thị Hồng Canh (62 tuổi, ngụ quận 10) vốn là một kỹ thuật viên nội soi khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhân dân 115 đã về hưu năm 2015.

Khi dịch bệnh bùng phát, bà Hồng Canh đã xung phong làm việc tại trạm y tế lưu động số 5 ở phường 12, quận 10. Dịch hạ nhiệt, bà vẫn không rời bỏ vị trí, xách túi đồ nghề đi làm nhiệm vụ với đồng nghiệp trẻ tuổi.

Nhưng chứng kiến cảnh những NVYT khó khăn vì cơ chế lương còn thấp, chưa nhiều đãi ngộ khiến bà Hồng Canh chạnh lòng: “Mấy hôm nay thấy thành phố nói sẽ có đãi ngộ, tôi nghe cũng vui. Nhưng thực lòng, tôi mong nhân viên trạm y tế được quan tâm hơn, các em mới thật sự vất vả. Ở trạm này, các em không có gì đâu, thương lắm. Độc thân còn đỡ, nếu lập gia đình thì không biết họ xoay xở ra sao với thu nhập này”.

Chính sách mới có bỏ quên người cũ?

Về mức hỗ trợ cụ thể, bác sĩ đang trong thời gian tham gia chương trình thí điểm thực hành tại bệnh viện đa khoa gắn với trạm y tế nhận 60 triệu đồng trong 18 tháng, điều dưỡng và hộ sinh nhận 30 triệu đồng trong 9 tháng.

Nhân viên y tế về hưu có chuyên môn bác sĩ tham gia các trạm y tế hưởng lương 9 triệu đồng/tháng, người có chuyên môn y tế khác, trình độ từ cao đẳng trở lên hoặc trung cấp y sĩ nhận mức lương 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, TP cũng sẽ hỗ trợ nhân viên vệ sinh, bảo vệ làm việc tại trạm y tế 5,5 triệu đồng/tháng.

TPHCM dự trù mỗi năm chi khoảng 138 tỉ đồng để thực hiện các chính sách trên, thí điểm đến hết năm 2025.

Tuy nhiên, một số nhân viên trạm y tế tâm tư khi cho rằng, các chính sách mới dường như… bỏ quên những người đã gắn bó và đang cống hiến ở 310 trạm y tế phường, xã toàn TP.

Họ cho rằng, bác sĩ trẻ được quan tâm là đúng vì sự năng động, sáng tạo, đặc biệt nhanh nhạy về công nghệ thông tin.

“Thế nhưng người đã làm việc 5-7 năm với trạm, lăn xả trong đại dịch mà chế độ vẫn không khác gì trước đây thì khó tránh được tủi thân”, một bác sĩ nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TPHCM cho rằng, những chính sách y tế nhằm nâng chất, tạo nguồn lực cho y tế cơ sở của TP vừa qua là tích cực nhưng chưa bền vững

Ông phân tích, cán bộ y tế khi về hưu không thể gắn bó lâu dài với công việc do tuổi tác, sức khỏe. Bác sĩ trẻ vừa ra trường được đãi ngộ với kinh phí lớn nhưng chưa hẳn sẽ ở lại trạm sau khi hoàn thành việc lấy chứng chỉ hành nghề.

“Như vậy, gắn bó nhất với trạm y tế chính là những nhân viên y tế đang cống hiến. Muốn bền vững chúng ta cũng phải quan tâm đến những người đang làm hoặc cam kết gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở”, ông nói.

Cũng theo PGS Đỗ Văn Dũng, trạm y tế cần được nâng cao vị thế trong mắt người dân cũng như trong chính ngành y tế, bằng việc được trao quyền, nâng cao tay nghề, được mở rộng danh mục kỹ thuật, tăng thuốc men về cho trạm…Từ đó, y tế cơ sở được người dân tin tưởng, nhân viên có nguồn thu nhập tốt, tay nghề cũng được nâng cao.

“Hy vọng trong thời gian tới, TP sẽ có thêm chính sách đặc thù cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt là đối với các trạm y tế, để họ có thu nhập ổn định, an tâm chăm sóc sức khỏe người dân”, đại diện một Trung tâm Y tế tại TPHCM cho hay.

Vừa mới tạm xong công việc buổi sáng tại trạm y tế, y sĩ V.M.P vội vàng ăn hộp cơm để bắt đầu tập hợp danh sách tiêm chủng.
NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Cả ngàn người bỏ việc và nghĩ về đồng xu còn lại trong túi nhân viên y tế

Anh Đào |

Y tế là ngành có sản lượng thực (real) tăng cao nhất, với 13%; Giá dược phẩm, dịch vụ y tế cũng tăng đến 25%... Vậy tại sao nhân viên y tế vẫn bỏ việc vì “không sống được”.

Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho nhân viên y tế khi mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên y tế bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển nhân viên y tế từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn...

Hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc vì lương thấp, áp lực cao

NGUYỄN LY |

TPHCM – Nhiều nhân viên y tế tại thành phố phải viết đơn xin nghỉ việc vì áp lực công việc cao, trong khi lương thấp không đủ để trang trải cuộc sống.

400 nhân viên y tế TPHCM xin nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm 2022

MINH QUÂN |

TPHCM - Đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn ngành y tế thành phố có 400 nhân viên xin nghỉ việc.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Cả ngàn người bỏ việc và nghĩ về đồng xu còn lại trong túi nhân viên y tế

Anh Đào |

Y tế là ngành có sản lượng thực (real) tăng cao nhất, với 13%; Giá dược phẩm, dịch vụ y tế cũng tăng đến 25%... Vậy tại sao nhân viên y tế vẫn bỏ việc vì “không sống được”.

Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho nhân viên y tế khi mặc đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên y tế bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển nhân viên y tế từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn...

Hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc vì lương thấp, áp lực cao

NGUYỄN LY |

TPHCM – Nhiều nhân viên y tế tại thành phố phải viết đơn xin nghỉ việc vì áp lực công việc cao, trong khi lương thấp không đủ để trang trải cuộc sống.

400 nhân viên y tế TPHCM xin nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm 2022

MINH QUÂN |

TPHCM - Đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn ngành y tế thành phố có 400 nhân viên xin nghỉ việc.