Nhân viên thư viện trường học than phiền lương thấp, kiêm nhiệm nhiều việc

Lam Duy |

Ý kiến phản ánh gửi tới Bộ Nội vụ cho biết việc nhân viên thư viện trường học hiện có mức lương thấp, lại kiêm nhiệm nhiều việc.

Theo tìm hiểu của Lao Động ngày 5.11, Hệ thống thông tin tiếp nhận và xử lý kiến nghị của Bộ Nội vụ vừa có phản hồi liên quan đến phản ánh của người dân xung quanh mức lương của nhân viên thư viện trường học.

Trên hệ thống này, phản ánh của ông Nông Hoàng Trung (xã Yên Nam, Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cho biết đang là nhân viên thư viện trường học, kiêm nhiệm nhiều việc như quản lý thiết bị, y tế học đường, văn thư lưu trữ nhưng chỉ được hưởng mức lương thấp.

Từ thực tế này, ông Nông Hoàng Trung thắc mắc về các chế độ phụ cấp kiêm nhiệm ngoài lương cũng như các mức hưởng phụ cấp độc hại đối với nhân viên thư viện trường học.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ cho hay, cách tính chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang được hướng dẫn tại khoản 1, mục II và điểm a, khoản 3, mục II của Thông tư 07/2005 ngày 5.1.2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trong trường hợp này là cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Nam (Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam).

Trong khi đó theo tìm hiểu của Lao Động, tương tự như nhân viên thiết bị, Thông tư 07/2005 của Bộ Nội vụ quy định rõ, nhân viên thư viện; thiết bị, thí nghiệm có thể được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở).

Như vậy một nhân viên thư viện đang hưởng hạng III bậc 4 có hệ số lương 3,33, có phụ cấp 0,1 được hưởng lương, phụ cấp từ ngày 1.7.2023 như sau: 3,43 x 1.800.000, được nhận 6.174.000 đồng (chưa kể các khoản trừ).

Tuy nhiên Thông tư 07/2005 cũng quy định rõ, với các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm chưa được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cần được đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản đề nghị bộ, ngành (nếu thuộc Trung ương quản lý) và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý).

Trên cơ sở đề nghị của cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức và viên chức, bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thoả thuận hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tuyển 26 viên chức, phê duyệt các dự án quy mô 15.000 tỉ đồng

Lam Duy |

Số viên chức trên được Hà Nội tuyển dụng cho các vị trí như thẩm định thiết kế, quản lý thực hiện dự án, quản lý chất lượng công trình và lựa chọn nhà thầu.

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

Nhân viên kế toán hợp đồng trường học mòn mỏi chờ vào biên chế

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết “những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục” phản ánh tình trạng nhiều nhân viên kế toán trường học lương thấp, không có phụ cấp xứng đáng. Loạt bài viết đã nhận được đông đảo sự quan tâm của bạn đọc trong đó có kế toán trường học dạng nhân viên hợp đồng, nhiều năm không được xét vào biên chế, thu nhập thấp hơn nhiều so với viên chức.

Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Nội tuyển 26 viên chức, phê duyệt các dự án quy mô 15.000 tỉ đồng

Lam Duy |

Số viên chức trên được Hà Nội tuyển dụng cho các vị trí như thẩm định thiết kế, quản lý thực hiện dự án, quản lý chất lượng công trình và lựa chọn nhà thầu.

Nỗi niềm của nhân viên kế toán trường học

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều nhân viên kế toán trường học đã học xong thạc sĩ nhưng lương chưa được 5,5 triệu đồng/tháng; có người cất bằng đại học hơn 10 năm, nhận lương hệ trung cấp... Nản, buồn, nhiều người lần lượt từ bỏ công việc này, trong khi không ít người vẫn ngày đêm cần mẫn, gắn bó với nghề, chờ đợi một ngày công sức của mình được ghi nhận thỏa đáng...

Nhân viên kế toán hợp đồng trường học mòn mỏi chờ vào biên chế

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Báo Lao Động đã có loạt bài viết “những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục” phản ánh tình trạng nhiều nhân viên kế toán trường học lương thấp, không có phụ cấp xứng đáng. Loạt bài viết đã nhận được đông đảo sự quan tâm của bạn đọc trong đó có kế toán trường học dạng nhân viên hợp đồng, nhiều năm không được xét vào biên chế, thu nhập thấp hơn nhiều so với viên chức.

Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".