Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Chủ tịch UBND TPHCM lên tiếng

M.Q |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, là đầu tàu kinh tế cả nước, lâu nay TPHCM cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa.

Bên lề hội thảo Quản lý đô thị trên địa bàn TPHCM ngày 11.10, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chia sẻ về việc mới đây HĐND TPHCM thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch hơn 1.500 tỉ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Theo ông Nguyễn Thành Phong, kỳ họp HĐND TPHCM vừa qua chủ yếu để đưa ra các nghị quyết về cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội. Trong các dự án nhóm A vừa rồi đã được thông qua có dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.

Ông Phong cho biết đáng lý ra, những dự án đầu tư nhóm A trên 1.000 tỉ như vậy phải xin ý kiến Thủ tướng nhưng Nghị quyết 54 đã giao quyền này cho HĐND TPHCM. 

Cũng theo ông Nguyễn Thành Phong, dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý từ các nhiệm kỳ trước và cũng đã qua mấy lần Nghị quyết chứ không phải mới đưa ra tại kỳ họp HĐND lần này.

Liên quan đến nhiều ý kiến cho rằng TPHCM nên dành 1.500 tỉ đồng để đầu tư vào các công trình phúc lợi cấp bách hơn như bệnh viên, chống ngập, xây cầu, đường để giảm kẹt xe,… ông Nguyễn Thành Phong khẳng định các công việc đó với xây nhà văn hóa hoàn toàn khác nhau.

"TPHCM là trung tâm kinh tế, lâu nay thành phố cũng đã đầu tư rất nhiều tiền vào hạ tầng giao thông cầu, đường, trường học, bệnh viện ... nhưng về lĩnh vực văn hóa thì gần như không đáng kể. Việc đầu tư như vậy chưa tương xứng giữa kinh tế và văn hóa" - ông Phong – nói.

Cũng theo ông Nguyễn Thành Phong, lâu  nay, TPHCM vẫn nỗ lực để đầu tư, cải thiện các vấn đề mà một đô thị lớn như TPHCM đang phải đối diện như kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện... nên nếu so sánh như vậy là thiếu khách quan.

Ông Phong cũng cho biết Thủ tướng cũng vừa đồng ý cho phép TPHCM được xây 3 bệnh viện tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và quận Thủ Đức với tổng mức đầu tư 5.664 tỉ đồng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2023 nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối và khu vực nội thành. Vốn đầu tư các bệnh viện này từ ngân sách của TPHCM.

Mỗi bệnh viện đầu tư, xây dựng khu khám, điều trị ngoại trú, khu cận lâm sàn về chuẩn đoán y khoa, khu hành chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ đảm bảo công suất cho quy mô 1.000 giường và hoàn chỉnh khu điều trị nội trú 500 giường bệnh.

M.Q
TIN LIÊN QUAN

"Soi" khu đất dự kiến xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đang gây tranh cãi

Huân Cao |

Khu đất dự kiến xây dựng nhà hát trị giá 1.500 tỷ đồng nằm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, theo quan sát của PV Báo Lao Động, nơi đây hạ tầng còn ngổn ngang, chưa có cư dân ở và còn hoang vắng.

"Tôi không cần nhà hát 1.500 tỷ, tôi cần giáo dục không còn cảnh 50 em một lớp"

A.T |

Nhiều độc giả cho rằng, 1.500 tỷ xây nhà hát là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Trong bối cảnh TPHCM đang gặp nhiều vấn đề về ngân sách, việc sử dụng số tiền này cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Trước nhà hát 1.500 tỷ ở TPHCM, Hà Nội đã có cả loạt dự án nhà hát nghìn tỷ đắp chiếu vì bị giới chuyên môn phê phán không ra gì

P.D |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội có nhiều dự án nhà hát với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ với nhiều kỳ vọng của người dân. Nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được triển khai.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

"Soi" khu đất dự kiến xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đang gây tranh cãi

Huân Cao |

Khu đất dự kiến xây dựng nhà hát trị giá 1.500 tỷ đồng nằm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, theo quan sát của PV Báo Lao Động, nơi đây hạ tầng còn ngổn ngang, chưa có cư dân ở và còn hoang vắng.

"Tôi không cần nhà hát 1.500 tỷ, tôi cần giáo dục không còn cảnh 50 em một lớp"

A.T |

Nhiều độc giả cho rằng, 1.500 tỷ xây nhà hát là số tiền lớn, làm được rất nhiều việc. Trong bối cảnh TPHCM đang gặp nhiều vấn đề về ngân sách, việc sử dụng số tiền này cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Trước nhà hát 1.500 tỷ ở TPHCM, Hà Nội đã có cả loạt dự án nhà hát nghìn tỷ đắp chiếu vì bị giới chuyên môn phê phán không ra gì

P.D |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội có nhiều dự án nhà hát với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ với nhiều kỳ vọng của người dân. Nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được triển khai.