Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế kể về 45 ngày khống chế thành công dịch SARS

Anh Nhàn |

Thầy thuốc Nhân dân (TTND), PGS.TS Trần Thị Trung Chiến ghi dấu ấn đặc biệt với hình ảnh một nữ Bộ trưởng xông xáo, quyết liệt và rất gần dân. 45 ngày “trực chiến” cùng SARS của bà mang đến nhiều dấu ấn khó quên khi Việt Nam được WHO công bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế được hoàn toàn dịch SARS.

Khi bà Bộ trưởng không đeo khẩu trang

Kể về những ngày “ăn nằm” với dịch SARS, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến hồi tưởng lại, thời điểm tháng 2 năm 2003, một thương nhân người Mỹ gốc Hoa từ Hồng Kông (Trung Quốc) đến Việt Nam đã trở thành ca bệnh SARS đầu tiên tại Việt Nam.

“Lúc đó, chưa xác định là dịch SARS, chỉ biết là một căn bệnh viêm đường hô hấp do một virus rất lạ, độc tính rất cao, dễ lây lan và có thể dẫn đến chết người. Đầu tiên, tôi chỉ đạo phải ghi nhận việc thương gia người Hoa ở khách sạn nào, đi tới cầu thang nào để kịp thời thông báo, xem người nào có biểu hiện triệu chứng của cúm thì có biện pháp cách ly ngay” – nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến chia sẻ về phương án lên sơ đồ chống dịch đầu tiên.

Ngay sau đó, TTND.PGS.TS Trần Thị Trung Chiến ký quyết định thành lập ban phòng chống dịch khẩn cấp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phòng chống dịch, tất cả các bộ ngành trung ương và cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng vào cuộc đẩy lùi dịch SARS.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến. Ảnh: Anh Nhàn
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến. Ảnh: Anh Nhàn

Việc mà bà Trần Thị Trung Chiến nhớ nhất suốt 45 ngày chống dịch chính là giữa khuya phải đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) vận động gần 300 lưu học sinh vừa từ vùng dịch trở về cách ly, tránh nguy cơ lây bệnh cho gia đình và cộng đồng.

“Tôi cũng đã cử cán bộ đến sân bay khuyên nhủ họ nhưng mấy giờ đồng hồ trôi qua vẫn không tìm được tiếng nói chung. Nhiều người từ chối ở cách ly, phần vì sợ lây nhiễm chéo, phần vì sợ điều kiện thiếu tiện nghi.

Nóng ruột quá, giữa đêm tôi ra sân bay ngay, phải trao đổi để họ thông cảm mà ở khu cách ly với điều kiện thô sơ, cùng đồng lòng tránh nguy cơ dịch lây lan” – bà Chiến kể lại.

Tới sân bay, sau một hồi thuyết phục không được, bà bộ trưởng tháo luôn khẩu trang đang đeo để nói chuyện, để “người ta không nghĩ mình kỳ thị họ, để họ thấy được an toàn tuyệt đối”.

“Đất nước mình còn nghèo, điều kiện còn chưa đảm bảo, nhưng tôi mong muốn bà con cùng đồng lòng với Chính phủ phòng dịch lây lan. Chỉ có nhà nước và nhân dân cùng đồng lòng chúng ta mới đẩy lùi được đại dịch” – nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế nói giữa sân bay Nội Bài lúc bấy giờ.

Sau lời hứa nhẹ nhàng và “chắc nịch” sẽ ngăn phòng, chuẩn bị sẵn nước nóng, điện thoại và một số trang thiết bị của bà bộ trưởng, không khí dịu lại và mọi người đồng ý lên xe đến khu cách ly.  Rất may mắn, chính nhờ phương án cách ly kịp thời đã giúp việc phòng dịch rất hữu hiệu, góp phần quan trọng đẩy lùi dịch SARS tại Việt Nam.

Điều tôi đặt lên hàng đầu chính là cứu người

Khi nhận được câu hỏi: “Sao bà luôn nhận việc gian khó, nguy hiểm về phần mình?”, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế dứt khoát: “Từ lúc 17 tuổi tôi đã là cô giao liên, sau đó là cô y tá “nếm mật nằm gai” ở chiến trường. Mọi gian khổ, khó khăn nhất, thậm chí đối diện với cái chết tôi đều đã nếm đủ.

Nhiều lúc nghĩ lại, tôi nhận ra chính những gian khổ đã tôi luyện, giúp tôi giữ được sự bình tĩnh và cứng cỏi cần thiết để điều hành những việc quan trọng. Điều tôi đặt lên hàng đầu chính là cứu người, người thầy thuốc không thể để bệnh nhân chết mà mình sống được, điều hỗ thẹn lương tâm đó tôi không làm”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến. Ảnh: Anh Nhàn
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến hồi tưởng lại thời gian chống dịch SARS. Ảnh: Anh Nhàn

Điều bà Trung Chiến hối tiếc nhất đến tận bây giờ là 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng đã ra đi mãi mãi trong công cuộc chống dịch SARS.

“Họ đã chiến đấu quả cảm trên chiến trường không có súng đạn, phục vụ hết mình cho bệnh nhân mà không nghĩ tới sinh mạng của bản thân. Nhưng tôi đã không thể bảo vệ được mạng sống của những người đồng nghiệp của mình. Đây là điều tiếc nuối nhất đối với tôi” - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến, rơi nước mắt khi nhớ lại câu chuyện đau buồn của 17 năm về trước.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Có giọt máu 57 lần cho đi…

Sở Hạ |

Không phải đến khi ông Nguyễn Hoàng Yên (54 tuổi), Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc của phường Lái Hiếu (Ngã Bảy, Hậu Giang) kiêm nhiệm thêm công việc Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ mới xung phong gương mẫu trong tham gia các đợt hiến máu tại địa phương. Trước đó, hàng chục năm, ông đã 33 lần đến y tế phường để hiến máu và vận động cả vợ tham gia hiến máu.

Hành trình thầm lặng của những người cứu chữa bệnh nhân nhiễm virus Corona

Nhóm PV |

Chữa trị cho 2 bệnh nhân nhiễm virus Corona, ekip gồm 30 người của bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khó khăn, hiểm nguy là thế, song họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.

Để cuộc sống luôn hiện hữu những điều đẹp đẽ

Báo Lao Động |

Thưa quý bạn đọc!

Trong một giây phút tình cờ, bạn thấy ánh mắt ấm áp, chất chứa sự sẻ chia của một "người qua đường" dành cho em bé tật nguyền đang say sưa với bài ca của mình trên đoạn vỉa hè vắng, trời lất phất mưa; lòng bạn chợt rung lên nỗi xúc động bình dị.

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Có giọt máu 57 lần cho đi…

Sở Hạ |

Không phải đến khi ông Nguyễn Hoàng Yên (54 tuổi), Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc của phường Lái Hiếu (Ngã Bảy, Hậu Giang) kiêm nhiệm thêm công việc Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ mới xung phong gương mẫu trong tham gia các đợt hiến máu tại địa phương. Trước đó, hàng chục năm, ông đã 33 lần đến y tế phường để hiến máu và vận động cả vợ tham gia hiến máu.

Hành trình thầm lặng của những người cứu chữa bệnh nhân nhiễm virus Corona

Nhóm PV |

Chữa trị cho 2 bệnh nhân nhiễm virus Corona, ekip gồm 30 người của bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Khó khăn, hiểm nguy là thế, song họ vẫn thầm lặng làm việc hết mình để giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.

Để cuộc sống luôn hiện hữu những điều đẹp đẽ

Báo Lao Động |

Thưa quý bạn đọc!

Trong một giây phút tình cờ, bạn thấy ánh mắt ấm áp, chất chứa sự sẻ chia của một "người qua đường" dành cho em bé tật nguyền đang say sưa với bài ca của mình trên đoạn vỉa hè vắng, trời lất phất mưa; lòng bạn chợt rung lên nỗi xúc động bình dị.