Nguy cơ thiếu nguồn gỗ lớn để xuất khẩu

Phong Nguyễn |

Nếu rừng trồng bị thu hoạch sớm để làm gỗ dăm và viên nén, thì nguy cơ 2 năm nữa không có nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ nội thất phục vụ xuất khẩu (XK).

Vì sao người trồng rừng đua nhau chặt gỗ non?

Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia chế biến, XK đồ gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới. Hằng năm ngành gỗ Việt Nam sử dụng một lượng nguyên liệu gỗ rất lớn, chủ yếu từ nguồn gỗ rừng trồng nội địa và từ gỗ nhập khẩu.

Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, diện tích rừng trồng năm 2020 đạt khoảng 4,4 triệu hécta.

Cây keo hiện đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước quan trọng nhất tại Việt Nam. Nguồn gỗ này hiện đang được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm, đặc biệt trong các mặt hàng đồ gỗ XK. Đây là nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro thấp với lượng cung chủ yếu là từ các hộ gia đình được nhà nước giao đất để phát triển nguồn gỗ rừng trồng. Phát triển gỗ keo rừng trồng không chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển của ngành gỗ mà còn trực tiếp góp phần vào tạo nguồn sinh kế hộ gia đình, bao gồm nhiều hộ gia đình miền núi.

TS Trần Lâm Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lâm sinh (Học viện Lâm nghiệp Việt Nam) cho hay, hiện nay, diện tích rừng trồng keo trên cả nước ước khoảng 2,2 triệu hécta với hai giống được trồng phổ biến là keo tai tượng và keo lai, keo lá tràm có diện tích ít hơn.

Là loài cây dễ chăm sóc, sinh trưởng nhanh, đầu ra tốt, keo là loài gỗ rừng trồng có mức tăng trưởng cao nhất so với các loài gỗ rừng trồng khác hiện có ở Việt Nam. Sản lượng khai thác loài gỗ này hằng năm rất lớn, đạt gần 50 triệu mét khối (m3) gỗ tròn mỗi năm. Sản lượng ngày càng có xu hướng tăng, bởi nhu cầu của thị trường về loài gỗ này, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng, cải thiện về khoa học cộng nghệ trong trồng, chăm sóc và quản lý các diện tích rừng… diện tích trồng keo đang ngày càng được mở rộng theo nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay gỗ keo đang được khai thác ráo riết để phục vụ ván dăm và viên nén, thậm chí có những khu vực rừng tại miền Trung bị khai thác khi cây chỉ mới 4 năm tuổi.

"Những năm về trước dân để gỗ 6-7 năm mới chặt bán. Nay ngành dăm nổi lên, nguồn cung  không đủ nên dân chặt cây non trước tuổi quy định" - bà Lưu Phụng Linh Tiên - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tân Thành Phú nhấn mạnh.

Nhu cầu tăng trong khi nguồn cung không nhiều đã đẩy giá dăm gỗ tăng cao.

Ông Đỗ Văn Hải - Giám đốc DN Hải Oanh (Nông Cống - Thanh Hóa), cho hay, DN của ông chế biến dăm gỗ XK từ năm 2015 và hiện nay dăm gỗ đang là sản phẩm XK chủ lực giúp công ty của ông tồn tại khi XK gỗ ghép thanh đã hoàn toàn tê liệt.

"Giá dăm gỗ XK đã tăng lên mức 3.250.000 đồng/tấn trong khi trước đây chỉ khoảng 2.200.000 đồng/tấn. Do dăm gỗ đang XK được nên người dân đang có xu hướng chặt cây sớm để bán. Nghịch lý là trong khi gỗ nhỏ (để làm dăm-PV) có giá 1.350.000 đồng/tấn thì gỗ to hơn lại có giá thấp hơn, chỉ 1.250.000 đồng/tấn. Nguyên nhân bởi các xưởng dăm không thích mua gỗ to vì có thể làm gãy máy" - ông Đỗ Văn Hải thông tin.

Đại diện DN Donghaw cũng cho biết, giá keo trước đây mua tại Nhà máy chỉ 850.000 đồng/tấn thì nay đã tăng lên 1.250.000 đồng/tấn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người trồng rừng muốn thu hoạch sớm để bán ra khi giá đang cao.

Nguy cơ thiếu gỗ lớn nếu thiếu gỗ rừng trồng

Có một thực tế là "cơn sốt" dăm gỗ đang thu hút gần hết nguyên liệu của các nhóm khác. Đại diện một DN tại Quảng Nam (đề nghị không nêu tên) cho rằng, cần cân đối giữa nguyên liệu cho đồ gỗ nội thất, dăm và viên nén.

"Thời gian qua ngành dăm giấy phát triển nhanh do cạnh tranh năng lượng. Khai thác non rừng trồng đang gây nhiều hệ lụy. Cần tuyên truyền để người trồng thấy được lợi ích từ trồng rừng gỗ lớn hoặc kết hợp nhiều cây.

Đồng thời, cũng phải để dân thấy được trồng rừng gỗ non không có lợi ích lâu dài, bởi cây keo từ năm thứ 5 bắt đầu có sinh khối lớn thì lại bị chặt" - vị này cho hay.

Nhiều thương nhân cũng cho rằng, trong vài năm tới, khi nhu cầu đồ gỗ nội thất và ngoại thất tăng lên, với đà đốn hạ rừng non để băm dăm như hiện nay, có khả năng nguồn nguyên liệu gỗ lớn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cần các sản phẩm từ gỗ lớn.

Thực tế là từ cuối năm 2022 đang gặp khó khăn về gỗ lớn, đẩy giá gỗ lên cao: Nếu như năm 2021 giá 1m3 gỗ lớn là 3 triệu đồng, thì năm 2022 giá đã tăng lên 4 triệu đồng.

Trao đổi với PV Lao Động, Ths Nguyễn Tường Vân - Phó Chủ tịch Hội Lâm nghiệp Việt Nam - nhấn mạnh: Gỗ để sản xuất viên nén chủ yếu là gỗ keo, hiện nay diện tích rừng trồng keo chỉ có vậy, nếu bà con chặt ồ ạt để làm dăm và viên nén thì sẽ không còn rừng cho gỗ lớn.

Là một trong những địa phương phát triển tốt gỗ rừng trồng, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng năng suất rừng trồng từ 10m3/ha hiện nay lên 15m3/ha; đến năm 2025 có 5.000ha rừng lim, giổi.

Đồng thời, ổn định tỉ lệ che phủ của rừng đạt 55% và nâng cao chất lượng rừng; ưu tiên trồng rừng gỗ lớn với diện tích 24.000ha cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản; chuyển hóa trên 10.000ha rừng keo gỗ nhỏ trên địa bàn các địa phương: Ba Chẽ, Cẩm Phả, Hải Hà, Hạ Long và Tiên Yên.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gỗ ghép thanh hoàn toàn đóng băng, doanh nghiệp lao đao

Vũ Long |

Từ mặt hàng xuất khẩu gỗ "đỉnh cao", nhưng gỗ ghép thanh đang hoàn toàn bị đóng băng đầu ra, các doanh nghiệp đang như ngồi trên đống lửa.

Kinh tế 24h: BIG4 đồng loạt tăng lãi suất; Xuất khẩu gỗ gặp thử thách

Khương Duy |

4 ngân hàng quốc doanh đồng loạt tăng lãi suất; Xuất khẩu gỗ gặp nhiều thách thức lớn; Giá vàng tiếp tục giảm trước loạt sức ép... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Xuất khẩu gỗ gặp nhiều thách thức lớn

Vũ Long |

Xuất khẩu gỗ đang đối mặt với nhiều thách thức lớn đe dọa sụt giảm các đơn hàng. Thực thi các cam kết quốc tế là giải pháp để ngành gỗ phát triển bền vững.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xuất khẩu gỗ ghép thanh hoàn toàn đóng băng, doanh nghiệp lao đao

Vũ Long |

Từ mặt hàng xuất khẩu gỗ "đỉnh cao", nhưng gỗ ghép thanh đang hoàn toàn bị đóng băng đầu ra, các doanh nghiệp đang như ngồi trên đống lửa.

Kinh tế 24h: BIG4 đồng loạt tăng lãi suất; Xuất khẩu gỗ gặp thử thách

Khương Duy |

4 ngân hàng quốc doanh đồng loạt tăng lãi suất; Xuất khẩu gỗ gặp nhiều thách thức lớn; Giá vàng tiếp tục giảm trước loạt sức ép... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Xuất khẩu gỗ gặp nhiều thách thức lớn

Vũ Long |

Xuất khẩu gỗ đang đối mặt với nhiều thách thức lớn đe dọa sụt giảm các đơn hàng. Thực thi các cam kết quốc tế là giải pháp để ngành gỗ phát triển bền vững.