Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa hè ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Thời tiết nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè bùng phát tại Đắk Lắk, nhất là đối với trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh.

Ngày 7.4, ông Nguyễn Viết Hữu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) thông tin, liên quan đến ổ dịch tay chân miệng xuất hiện ở trường mầm non Hoa Lan (xã Ea Lốp), sức khỏe các bệnh nhi đã ổn định, không còn em nào nhập viện điều trị. Sau khi ghi nhận các ca nhiễm, lực lượng y tế ngay lập tức, khoanh vùng, xử lý ổ dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các cháu, tránh lây nhiễm ra cộng đồng.

Trước đó, lực lượng chức năng ghi nhận việc xuất hiện ổ dịch tay chân miệng xảy ra tại lớp trẻ 2, trường mầm non Hoa Lan, ở thôn Chiềng, xã Ya Lốp. Ca bệnh đầu tiên là cháu H.P.V. (sinh năm 2021), lớp trẻ 2. Cháu V. phát bệnh vào ngày 31.3 với triệu chứng sốt, đau họng, chán ăn, loét miệng và có ban dạng phỏng nước ở tay, chân, đầu gối và mông. Sau đó, nhà trường phát hiện thêm 4 cháu có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng.

Trường đã ghi nhận 9 trường hợp trẻ có dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Những cháu này đã được nhà trường cho nghỉ học và yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Thống kê từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên: Từ đầu năm đến nay, trẻ mắc bệnh tiêu hóa đến khám và điều trị tăng lên nhiều kể cả ngoại trú và nội trú. Đã có gần 460 bệnh nhi nhập viện điều trị và những ngày gần đây, tại Khoa Nhi tổng hợp, số lượng trẻ nhập viện điều trị vì bệnh lý tiêu chảy trung bình từ 20 đến 25 trường hợp mỗi ngày.

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Phó Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thông tin, có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, đa số trẻ bị tiêu chảy là do vi khuẩn, vi rút. Thời tiết nắng nóng, thực phẩm bảo quản chưa hợp lý dễ bị ôi, thiu, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt, các trường hợp trẻ mắc tiêu chảy do Rota vi rút thường có diễn tiến bệnh nhanh, nặng nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ mất nước nhiều và có thể gây tử vong.

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tính đến cuối năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 1.006 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông; trong đó có 329 trường mầm non, 378 trường tiểu học với 97.318 trẻ mầm non, 200.552 học sinh tiểu học.

Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk thông tin, thời tiết nắng nóng khi bắt đầu vào mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, đường hô hấp, ví như bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết, thủy đậu…

Trong môi trường trường học, nhà trẻ có mật độ tiếp xúc đông đúc, học tập và sinh hoạt chung khiến mầm bệnh càng dễ lây nhiễm, nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh là rất lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống. Đơn vị đã yêu cầu trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương có các biện pháp xử lý, khoanh vùng một khi xuất hiện các ổ dịch, tránh để lây lan trên diện rộng.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh tay chân miệng

hà lê |

Trong tuần qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó.

Dịch bệnh ở vật nuôi xuất hiện, Quảng Trị yêu cầu kiểm soát từ biên giới

HƯNG THƠ |

Dịch bệnh trên gia súc xuất hiện và có nguy cơ bùng phát, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đề nghị các lực lượng tăng cường kiểm soát ở biên giới để ngăn tình trạng buôn lậu gia súc, làm lây lan dịch bệnh.

Tự làm bác sĩ thời điểm nhiều dịch bệnh, nguy cơ bệnh nặng hơn

hà lê |

Thời tiết thay đổi cùng với việc gián đoạn tiêm chủng thời gian qua đang làm cho nhiều dịch bệnh như cúm, ho gà, sởi, rubella... gia tăng. Các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là dại và cúm A/H5N1 cũng có diễn biến phức tạp. Khi mắc bệnh, nhiều người tự làm bác sĩ khiến bệnh tình càng nặng thêm.

"Đế chế" Thanh Mong Pharma: Vỏn vẹn 3 lao động, nữ CEO kiêm vai trò kế toán

Nhóm PV |

Thanh Mong Pharma có vốn điều lệ 1 tỉ đồng với quy mô 3 lao động, bà Lê Thị Thanh Mong là người đại diện pháp luật, kiêm giám đốc, đồng thời cũng chính là kế toán của công ty.

Người lao động mang nợ khi đi xuất khẩu lao động “chui”

Nhóm phóng viên |

Nghe và tin vào lời mời chào đi xuất khẩu lao động sang New Zealand của đại diện Công ty Cổ phần tập đoàn Nhật An Group (Công ty Nhật An, Hà Nội) sẽ có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/tháng - thời hạn 3 năm, anh Trần Văn Tú (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã vay mượn để nộp hơn 570 triệu đồng cho nhân viên công ty. Sang xứ người, anh Tú thất vọng hoàn toàn...

Băn khoăn về đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Tường Vân |

Theo ý kiến các chuyên gia, việc đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ là khó khả thi.

Chuyện chó mèo ở chung cư

Minh Anh |

Tôi từng ở một chung cư, có thể coi là hạng sang ở quận Hà Đông (Hà Nội) và từng chứng kiến nhiều loại chó cảnh từ to như con bê đến bé xíu chỉ hơn một cân trong thang máy hay tung tăng trong sân chơi của trẻ em chung cư. Và không dưới một lần, ngay ở group của chung cư trên mạng xã hội đã dấy lên tranh luận: Có cho cư dân chung cư nuôi chó mèo hay không?

Gần 500 tỉ đồng làm đường kết nối cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

Nguyễn Tùng |

Tỉnh Tuyên Quang đầu tư hơn 487 tỉ đồng làm tuyến đường dài gần 9 km kết nối cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch và thu hút đầu tư.

Xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh tay chân miệng

hà lê |

Trong tuần qua, tại Hà Nội xuất hiện 3 ổ dịch tay chân miệng tại 3 trường mầm non, số ca mắc mới cũng tăng hơn tuần trước đó.

Dịch bệnh ở vật nuôi xuất hiện, Quảng Trị yêu cầu kiểm soát từ biên giới

HƯNG THƠ |

Dịch bệnh trên gia súc xuất hiện và có nguy cơ bùng phát, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đề nghị các lực lượng tăng cường kiểm soát ở biên giới để ngăn tình trạng buôn lậu gia súc, làm lây lan dịch bệnh.

Tự làm bác sĩ thời điểm nhiều dịch bệnh, nguy cơ bệnh nặng hơn

hà lê |

Thời tiết thay đổi cùng với việc gián đoạn tiêm chủng thời gian qua đang làm cho nhiều dịch bệnh như cúm, ho gà, sởi, rubella... gia tăng. Các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, nhất là dại và cúm A/H5N1 cũng có diễn biến phức tạp. Khi mắc bệnh, nhiều người tự làm bác sĩ khiến bệnh tình càng nặng thêm.