Người thức xuyên đêm làm khẩu hiệu tham dự lễ Quốc khánh 2.9.1945

Phạm Đông |

Cách đây 75 năm, bà Nguyễn Thị Hiên đã thức đến sáng làm khẩu hiệu để tham dự buổi mít tinh, lễ Quốc khánh mừng ngày độc lập đầu tiên của dân tộc.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2020), chúng tôi có dịp trò chuyện cùng với bà Nguyễn Thị Hiên - cựu Tổ trưởng tổ tuyên truyền phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) tâm sự về những tháng ngày lịch sử trọng đại của dân dân tộc mà bà may mắn được tham dự.

Là người tham dự lễ mít tinh ngày Quốc khánh, bà Nguyễn Thị Hiên không khỏi xúc động mỗi lần nhớ về mùa thu lịch sử và lời Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu đồng bào cả nước.

“Thời điểm đó tôi là trưởng ban tuyên truyền của xã, trước ngày Quốc khánh 2.9.1945, tổ tuyên truyền đã thức trắng đêm để làm khẩu hiệu, băng dôn, biểu ngữ chào mừng. Trời vừa sáng tỏ, cả xã đã nhộn nhịp tiếng cười nói, tất cả đều tập trung tại một khu đất rộng cùng với các làng bên cạnh đi bộ đến Quảng trường Ba Đình” - bà Hiên nhớ lại.

Nhiều khẩu hiệu, băng dôn, biểu ngữ của phường Nhân Chính phục vụ cho ngày Quốc khánh đều do đội tuyên truyền của bà Hiên chuẩn bị.
Nhiều khẩu hiệu, băng dôn, biểu ngữ của phường Nhân Chính phục vụ cho ngày Quốc khánh đều do đội tuyên truyền của bà Hiên chuẩn bị. Ảnh: L.N

Trong trí nhớ của bà Hiên, ngày Độc Lập được sắp xếp tổ chức vào buổi chiều để buổi sáng nhân dân vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận có thể kịp thời gian về dự. Nhiều gia đình còn thổi cơm, làm xôi nắm, đi bộ thành từng toàn dài vào nội thành từ lúc nửa đêm.

Thời điểm đó, từng đoàn người tỏa ra các tuyến phố như Phan Đình Phùng, Cửa Bắc, Điện Biên, Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám, Quán Thánh sau đó lần lượt đổ về vườn hoa Ba Đình, xếp thành từng hàng ngăn nắp.

Bà Hiên cũng cho biết, lễ đài nơi Bác Hồ đứng cao chừng 4m, được trang trí theo hình dáng lượn sóng, ở giữa có ngôi sao vàng lớn. Bốn mặt lễ đài trang trí được gắn bằng những tấm vải đỏ, ở mỗi điểm tiếp giáp tết thành bông hoa lớn trông rất đẹp.

Tiếp đó, hai mặt hai bên có bệ cao, giữa có ngôi sao vàng, bày biện một chiếc lư hương lớn bằng gỗ, bên trong có đặt đỉnh đồng. Nhiều phụ lão ở ngoại thành còn mang cả chiêng, trống đến rất vui nhọn nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

“Đoàn xe ô tô vừa tiến vào phía sau lễ đài thì tiếng reo mừng đã rộn ràng như sấm dậy. Cuộc mít tinh bắt đầu. Đúng 14h ngày 2.9.1945, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình lịch sử. Trên lễ đài, Bác Hồ mặc lễ phục kaki, râu đen, mắt sáng, với dáng vẻ gần gũi. Cả quảng trường tuy chật kín như nêm thế nhưng ai cũng có ý thức và giữ gìn trật tự.

Tôi nhớ nhất khoảnh khắc Bác vừa cất tiếng hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” thì lúc đó hàng vạn người dân đồng thanh, đồng ứng cùng nhau đáp lại: “Có ạ”"- bà Hiên tâm sự.

Hiện nay bà Hiên vẫn thường xuyên tham gia các phong trào đoàn thể tại phường Nhân Chính. Ảnh: Lan Nhi
Hiện nay bà Hiên vẫn thường xuyên tham gia các phong trào đoàn thể tại phường Nhân Chính. Ảnh: L.Nhi

Trong tình hình hiện nay, bà Hiên cho rằng trước mỗi thời khắc quan trọng của dân tộc, trước mỗi sự kiện lớn lao của Tổ quốc, vai trò của nhân dân ngày càng được phát huy rõ nét. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhân dân ta đã có những tình cảm, sự đóng góp, gắn bó thắm thiết, đồng lòng cùng đất nước chống dịch. Từ đó phát huy được vai trò, sức mạnh của cả dân tộc trong thời bình cũng như thời chiến.

Ông Nguyễn Văn Chung - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Nhân Chính cho biết, bà Nguyễn Thị Hiên là một trong số ít nhân chứng còn lại từng tham dự lễ mít tinh ngày độc lập đầu tiên của dân tộc.

"Bà Nguyễn Thị Hiên đã có nhiều đóng góp trong phong trào yêu nước, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các lớp bình dân học vụ, phong trào hụ gạo cứu đói, diệt giặc dốt, giặc đói sau năm 1945. Với nhiều thành tích đó, bà Hiên đã được nhà nước trao trặng Huân chương chống Mỹ hạng hai, Huân chương vì sự ngiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Huy chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ Việt Nam..." - ông Chung cho biết.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9

Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9 diễn ra tối 28.8 tại Hà Nội.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Báo Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn lời chúc mừng Quốc khánh Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2.9 năm 2020

ANH THƯ |

Ngày Quốc khánh (2.9) trùng vào thứ Tư nên người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9

Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9 diễn ra tối 28.8 tại Hà Nội.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Báo Lao Động |

Lao Động trân trọng đăng toàn văn lời chúc mừng Quốc khánh Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.

Lịch nghỉ chính thức ngày Quốc khánh 2.9 năm 2020

ANH THƯ |

Ngày Quốc khánh (2.9) trùng vào thứ Tư nên người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày.