“Người Thế chấp” mười năm nhặt gạch

Nguyễn Trung Hiếu |

*Cho đến nay, gần 20 năm trôi qua, nghĩ đến bài báo tôi vẫn còn nguyên cảm xúc về sự kiện.

Một thời, phóng sự trên Báo Lao Động được dành phần trang trọng nguyên nửa trang 6. Suốt một thời kỳ, nhiều sinh viên báo chí làm luận văn cử nhân, thạc sĩ chọn phóng sự Báo Lao Động làm đề tài. Trong đó các cây viết sắc sảo của miền Trung đóng vai trò chủ lực, sung mãn và đạt nhiều giải thưởng quốc gia. Một sinh viên từng đặt câu hỏi trong một hội thảo: “Từ sách vở nào Văn phòng miền Trung đã có một đội ngũ toàn bộ đều viết được phóng sự, với giọng văn lại đa sắc màu như vậy?”. Tôi trả lời bằng câu nói của nhà báo Vũ Bằng, trong tác phẩm “Bốn mươi năm nói láo”: “Làm báo là làm một cái nghề không có trường, không có thầy”. Cũng như cây phóng sự khét tiếng Tam Lang định nghĩa: “Thứ nghề vô sư, vô sách”.

2 giờ và mười năm 

Năm 1998, tôi nhận giải B (không có giải A) - Giải Báo chí toàn quốc, thể tài phóng sự điều tra với bài viết “Người Thế Chấp”. Thời điểm này, sức lan tỏa của bài báo được ví tương đương như một “quả bộc phá” góp phần hoàn thiện Luật Đầu tư nước ngoài vừa mới manh nha. Sau đó bài báo được một vài khoa báo chí ở các trường đại học chọn làm phóng sự mẫu, dạy cho sinh viên. Đó là bài phóng sự điều tra viết về một phần cuộc đời trên đất Đà Nẵng của kỹ sư tên Janis Freisberg - người Latvia - Giám đốc Nhà máy thủy tinh màu, liên doanh giữa Công ty Thủy tinh Latvia và Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (ĐHBK Đà Nẵng).

Câu chuyện bắt đầu từ sự bội ước của đối tác Việt Nam, đẩy liên doanh vào tình trạng lao đao mà, Janis là người chịu nhận lãnh hậu quả pháp lý cũng như nỗi thống khổ suốt gần 10 năm trời trên một vùng đất xa lạ. Sự việc kéo dài từ khi nhà máy thủy tinh màu ra mẻ sản phẩm đầu tiên, đến ngày đối tác Việt Nam dùng biện pháp mạnh “cưỡng chế” tháo dỡ toàn bộ nhà máy ném ra lề đường. Giám đốc Janis ngồi trên đống phế liệu kêu cứu; các cơ quan chức năng lúc này cũng “bó tay” không gỡ được, tôi đã có mặt và viết bài phóng sự điều tra “Người Thế Chấp” trong vòng 2 giờ đồng hồ gửi ra cơ quan. Một bài viết hơn hai nghìn chữ, nhưng có thể nói đó là công trình “nhặt gạch” suốt mười năm tôi theo đuổi sự kiện.

Tôi nhớ ngày sản phẩm đầu tiên của nhà máy ra đời, Janis đưa ra thị trường trong Hội chợ Thương mại Xuân Đà Nẵng năm 1988. Trong không khí mua sắm sôi nổi cho ngày Tết, gian hàng thủy tinh màu của Janis buồn hiu, lèo tèo, không mấy khách hỏi thăm, mua bán. Ông buồn ra mặt, đi ra, đi vào kéo tay từng người khách đưa vào gian hàng. Lúc đó, một người nước ngoài trực tiếp ra đứng bán hàng ở hội chợ còn lạ lắm. Thấy thương cảm, tôi tiếp cận phỏng vấn, viết bài về sản phẩm này. Từ đó về sau, thành quen có sự kiện hoặc khó khăn gì, ông đều tìm tôi để chia sẻ tâm sự.

Và cái gì đến, phải đến! Chỉ trong hai năm liên doanh giữa Nhà máy thủy tinh Latvia và ĐH Bách khoa Đà Nẵng đã sớm sụp đổ, trong đó ngoài nguyên nhân sản phẩm không phù hợp với thị trường, có lý do bên phía ĐHBK Đà Nẵng không góp vốn. Janis lay lắt trên đất Đà Nẵng suốt 10 năm ròng để giữ đống tài sản, mỗi ngày mai một của công ty. Do lúc này Latvia chưa có cơ quan ngoại giao tại Việt Nam; một phần công ty mẹ cũng khó khăn nên Janis gần như không nhận được bất kỳ khoản kinh phí nào từ quê nhà. Để sống sót, ông làm đủ nghề. Từ trồng rau, nuôi gà, đến làm chả cá, xúc xích hun khói bỏ mối cho các nhà hàng… Và đỉnh điểm, một ngày ĐHBK Đà Nẵng đã kiên quyết “cưỡng chế” nhà máy, đẩy Janis ra đường để lấy lại đất.

Nhà máy Thủy tinh màu - liên doanh giữa ĐHBK Đà Nẵng với Công ty thủy tinh màu Latvia .  Ảnh: Trung Hiếu
Nhà máy Thủy tinh màu - liên doanh giữa ĐHBK Đà Nẵng với Công ty thủy tinh màu Latvia . Ảnh: Trung Hiếu

Cái kết có hậu 

Hay tin, tôi đến ngay hiện trường và lúc này Janis đã được công an đưa về trụ sở, sau khi ông “biểu tình ngồi” trên đống phế liệu nhà máy kêu cứu giúp đỡ. Sau đó tôi về viết ngay bài phóng sự điều tra gửi ra cơ quan. Lúc đó đã chiều muộn, phóng sự là chuyên mục “xếp hàng”, nên hiếm khi cho phép phóng viên chen ngang. Khoảng nửa tiếng sau, trực Thư ký tòa soạn lúc này là Trần Duy Phương, điện ngay vào báo tôi, đưa ngay bài phóng sự đi vào ngày mai. Tôi hiểu Duy Phương lúc này xúc động sau khi đọc bài viết, vì ít nhiều cũng là du học sinh của Liên Xô cũ.

Khuya, trước khi báo đưa đi nhà in, anh Trần Đức Chính, lúc này Phó Tổng Biên tập trực nội dung gọi thêm tôi lần nữa và bảo: “Đăng xong “tao” bóc đưa ngay qua dự thi Giải Báo chí quốc gia kỳ này luôn. Bảo đảm có giải cao”.  Thật lòng tôi viết bài này trong cơn xúc động mạnh, thậm chí đoạn kể lại cảnh ông lò dò đi chợ mua cá vụn sớm, về làm chả cá để bán cho nhà hàng, kiếm sống, thương ông mà nước mắt rơi trên bàn phím.

Suốt hơn một tháng sau khi bài báo được đăng, hàng trăm cú điện thoại, thư bạn đọc từ mọi nơi gọi về Báo Lao Động để xin địa chỉ, gửi quà hoặc đến thăm chia sẻ với Janis. Một anh thủy thủ tàu viễn dương còn mang cả một thùng đồ hộp, trứng cá muối Latvia lên tặng cho ông làm thức ăn… Và đỉnh điểm là qua Đại sứ quán Nga tại Đà Nẵng, phía Latvia đã can thiệp, chuyển tiền cho Janis mua vé về nước. Công ty Thủy tinh màu Latvia quyết định “bỏ tất cả tài sản” và yêu cầu Janis trở lại làm việc tại công ty mẹ ở quê hương. Từ bài báo, một số công ty thủy tinh phía Bắc đã mời ông làm cố vấn kỹ thuật, với mức lương cao. Janis ở lại Việt Nam hơn 3 năm chuyển giao kỹ thuật thủy tinh màu cho một số cơ sở rồi mới về cố quốc.

Năm đó, đúng như dự đoán của Phó Tổng Biên tập Trần Đức Chính, phóng sự “Người Thế Chấp” đạt giải B (không có giải A) trong Giải Báo chí toàn quốc năm 1998. Và hơn hết, sau ngày bài báo ra đời, câu chuyện “Người Thế Chấp” đã có một cái kết rất có hậu, sau hơn 10 năm bế tắc.

“PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA LÀ MỘT THỂ TÀI QUYẾN RŨ NHẤT TRONG NGHỀ BÁO”.

(Nhà báo Leonard Roy Teel, tác giả cuốn “Bước vào nghề báo” nhận định)

 

“Nghề làm báo như tiếng chim sơn ca, như đôi cánh chim rẻ quạt, như tiếng kêu khắc khoải của chim quốc gọi hè, như tiếng chim bìm bịp gọi con nước lớn, kêu con nước ròng, như nắng ấm mùa xuân, như rét buốt mùa đông, như mây, như gió... Nghề làm báo trước sau tuân theo “cái đạo của sự thật”. Người cầm bút vượt qua bao cửa ải của quyền lực cá nhân, để tôn vinh quyền lực của cộng đồng, và để dễ dàng không bị biến thành “bồi bút”... Những ai quay lưng với sự thật, xin chớ bước vào nghề báo”

(Bến Nghé -  nhà báo kỳ cựu của báo Sài Gòn Giải Phóng)

Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử Báo Lao Động tái hiện hoành tráng qua màn biểu diễn nghệ thuật

PV |

Xuất bản số báo đầu tiên ngày 14.8.1929, Lao Động là một trong hai tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam – 90 năm. Lao Động cũng là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam xuất bản báo điện tử, vào ngày 19.5.1999. Lịch sử 90 năm của Báo Lao Động được thể hiện qua màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng do nhà biên kịch Việt Tú làm đạo diễn.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói về 90 năm Báo Lao Động

Nhóm PV |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, Báo Lao Động là một trong những cơ quan báo chí tuyên truyền tích cực các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

“Báo Lao Động xứng đáng là kênh thông tin chính thống, tích cực của tổ chức Công đoàn”

THU TRÀ - VIỆT LÂM thực hiện |

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 4 (khóa XII) diễn ra chiều 28.7.2019, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đã tiến hành bầu chức danh Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Kết quả 100% các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí, bầu đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Lịch sử Báo Lao Động tái hiện hoành tráng qua màn biểu diễn nghệ thuật

PV |

Xuất bản số báo đầu tiên ngày 14.8.1929, Lao Động là một trong hai tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam – 90 năm. Lao Động cũng là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam xuất bản báo điện tử, vào ngày 19.5.1999. Lịch sử 90 năm của Báo Lao Động được thể hiện qua màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng do nhà biên kịch Việt Tú làm đạo diễn.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói về 90 năm Báo Lao Động

Nhóm PV |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, Báo Lao Động là một trong những cơ quan báo chí tuyên truyền tích cực các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

“Báo Lao Động xứng đáng là kênh thông tin chính thống, tích cực của tổ chức Công đoàn”

THU TRÀ - VIỆT LÂM thực hiện |

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 4 (khóa XII) diễn ra chiều 28.7.2019, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đã tiến hành bầu chức danh Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Kết quả 100% các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí, bầu đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.