Người thầy dành nửa tuổi đời "gieo chữ" trên đá

Phong Quang |

Hà Giang - Mới 41 tuổi nhưng gần nửa cuộc đời gắn bó với miền sơn cước Yên Minh, Hà Giang để "gieo chữ". Với thầy giáo Bùi Hồng Định đó chỉ là sự đóng góp rất nhỏ bé cho giáo dục vùng cao vốn còn vô vàn gian khó.

Khó khăn chỉ là thử thách

Thầy giáo Bùi Hồng Định sinh năm 1980, tại huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Nhưng có lẽ cái duyên với miền núi đá đã đưa thầy Định lên vùng cao Yên Minh với công việc "trồng người" và gắn bó suốt hơn 20 năm qua.

Nơi thầy Định dạy và sinh sống là Trường phổ thông dân tộc tiểu học bán trú Ngam La (xã Ngam La). Nói đến địa danh này, nếu ai đã từng đến đều lắc đầu ngao ngán trước sự khó khăn cách trở về đi lại.

Thầy Định về Ngam La từ năm 2001. Trường tiểu học Ngam La khi đó chỉ là một dãy nhà cấp 4, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, ăn nghỉ của giáo viên và học sinh thiếu thốn trăm bề. Còn điểm trường lẻ chỉ là nhà tranh, vách đất do đồng bào tự nguyện chung tay góp sức xây dựng lên.

Pờ Chừ Lủng, điểm trường đầu tiên thầy Định gắn bó trong nhiều năm khi về công tác tại Ngam La, để đến được đây chỉ có cách đi bộ bởi khi đó chưa có đường xe máy. Nói là điểm trường nhưng thực tế là một cái lán nhỏ bằng những cây tre mỏng manh được đắp một lớp đất mỏng để ngăn mưa gió.

Nhưng sự thiếu thốn về cơ sở vật chất khi đó không làm thầy Định nản lòng, điều làm thầy trăn trở chính là việc học sinh đến lớp rất thưa thớt, có những hôm cả lớp học chỉ có 3 thầy trò nói nhau nghe.

Cuộc sống vùng cao gian khó, các em còn phải phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, việc nương rẫy. Không nghĩ nhiều, sau mỗi giờ dạy học, thầy Định lặn lội đến từng nhà, vào từng bản cùng trưởng thôn, trưởng bản vận động đồng bào cho con em đến trường.

Thầy chia sẻ: "Với giáo viên vùng cao, am hiểu được phong tục, tập quán của địa phương cũng như những suy nghĩ của đồng bào quan trọng lắm. Học sinh vùng cao vốn rụt rè, sự tiếp thu bài cũng chậm hơn so với học sinh dưới xuôi nhiều, vì vậy phải có lòng kiên trì và tình yêu thương chân thành".

Rồi duyên phận tìm đến, cũng chính từ vùng núi đá Ngam La này, thầy Định đã tìm được một nửa của đời mình. Sau nhiều năm về Ngam La, thầy Định kết hôn với một cô giáo cùng trường nhờ sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ cho nhau. Cũng từ đó, thầy Định không nghĩ tới việc sẽ rời xa mảnh đất này.

Nghề chọn người

Với thầy Định, trở thành giáo viên vùng cao như duyên trời định vậy. Năm 1997, vùng quê Sơn Dương của thầy khó khăn lắm nhưng sau khi tốt nghiệp sư phạm, thầy vẫn quyết xung phong lên công tác tại huyện vùng cao Yên Minh.

Ngày mới về, thầy Định được phân công giảng dạy tại xã biên giới Phú Lũng, cách trung tâm huyện khoảng 40km với 6 tiếng đi bộ đường rừng. Có lúc nghĩ nản nhưng đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua.

Thầy Định nhớ lại: “Lúc đó ở Phú Lũng, cả trường chỉ có 11 giáo viên, thậm chí còn chưa có hiệu trưởng. Mình dạy ở điểm trường lẻ với 3 lớp học nhưng chỉ có 2 thầy giáo. Một người dạy 2 lớp phổ thông, người còn lại dạy 1 lớp phổ thông thì tối dạy thêm 1 lớp xóa mù chữ nữa. Thiếu thốn, vất vả nhưng nhiều kỷ niệm”.

Khi ấy, xã biên giới chủ yếu là học sinh người Mông không biết tiếng phổ thông, thầy trò giao tiếp gặp nhiều khó khăn, gần như chỉ dùng cử chỉ, động tác mô phỏng chữ được chữ không.

Trong cái khó ló cái khôn, từ những lớp học xoá mù chữ buổi tối nơi biên giới mà "học sinh" lại chính là phụ huynh các em, nhiều cụ già đã gần 80 vẫn đều đặn đến lớp để học từng chữ cái, thầy Định đã nói được tiếng đồng bào.

Thầy Định tâm sự: "Dạy những lớp này thực sự vất vả bởi khoảng cách về ngôn ngữ nhưng chính từ những lớp này, mình lại học được tiếng của đồng bào. Lúc đó vừa dạy chữ phổ thông vừa tự học tiếng nói địa phương. Đến khi kết thúc lớp học, đồng bào biết đọc, viết còn mình có thể tự giao tiếp cơ bản với bà con".

Đến giờ, thầy Định nói tiếng Mông giỏi không kém gì người địa phương. Trên lớp, thầy trò học bài bằng tiếng phổ thông, xuống bản thầy giao tiếp với đồng bào bằng chính ngôn ngữ của họ. Thầy Định cảm thấy mình giống như người của dân bản, một phần của vùng cao núi đá này.

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Top 3 bộ phim Việt kinh điển tôn vinh nghề Nhà giáo Việt Nam

Tuấn Đạt |

3 bộ phim dưới đây là những tác phẩm tôn vinh nghề trồng Người cao quý thông qua hình ảnh, cuộc đời của những thầy, cô giáo tận tụy.

"Món quà lớn nhất Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhìn các em đến trường bình an"

Thiều Trang |

Với nhiều giáo viên, mong mỏi lớn nhất trong Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là nhìn thấy học sinh đến trường bình an với gương mặt rạng rỡ.

Tấm lòng những người gieo chữ trên non cao

Thiều Trang |

Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các thầy cô giáo vẫn kiên định với mục tiêu gieo chữ trên non cao, dành trọn tiếng "thương" cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, một lòng vì sự nghiệp “trồng người”.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Top 3 bộ phim Việt kinh điển tôn vinh nghề Nhà giáo Việt Nam

Tuấn Đạt |

3 bộ phim dưới đây là những tác phẩm tôn vinh nghề trồng Người cao quý thông qua hình ảnh, cuộc đời của những thầy, cô giáo tận tụy.

"Món quà lớn nhất Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhìn các em đến trường bình an"

Thiều Trang |

Với nhiều giáo viên, mong mỏi lớn nhất trong Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay là nhìn thấy học sinh đến trường bình an với gương mặt rạng rỡ.

Tấm lòng những người gieo chữ trên non cao

Thiều Trang |

Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các thầy cô giáo vẫn kiên định với mục tiêu gieo chữ trên non cao, dành trọn tiếng "thương" cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, một lòng vì sự nghiệp “trồng người”.