Người Sài Gòn tiếp tục khổ vì ngập nước, kẹt xe

MINH QUÂN |

Cơn mưa nặng hạt kéo dài hơn 1 tiếng chiều ngày 3.6 đã làm đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) ngập sâu nhiều đoạn. Đoạn ngập nặng nhất nằm ngay chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh kéo dài hơn 100m hướng về cầu Sài Gòn. Một số đoạn ở chiều ngược lại cũng ngập gần nửa bánh xe chiếm hết phần đường di chuyển của các phương tiện và tràn cả vào nhà người dân. Chỉ vài trận mưa đầu mùa, “rốn ngập” đường Nguyễn Hữu Cảnh chìm trong biển nước. Người Sài Gòn lại “triền miên” bì bõm lội nước...

Ì ạch dự án chống ngập

Điều đáng nói, để giải quyết tình trạng ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh 3 năm nay, UBND TPHCM đã thuê dịch vụ “siêu máy bơm” chống ngập nhưng thời gian qua tình trạng ngập của tuyến đường này vẫn chưa được xử lý triệt để. Trước tình cảnh đó, thành phố đã chi 473 tỉ đồng để thực hiện “Dự án nâng cấp, sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh” chiều dài 3.183m, từ ngã tư giao với đường Tôn Đức Thắng đến dạ cầu Sài Gòn, qua địa bàn Q.1 và Q.Bình Thạnh. Thời gian thi công 14 tháng, hoàn thành cuối năm 2020.

Theo ghi nhận ngày 4.6, việc triển khai thi công các gói thầu trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh của các nhà thầu khá trầm lắng, mặc dù tiến độ đã rất gấp. Các rào chắn được dựng lên trên đường Nguyễn Hữu Cảnh đã mấy tháng nay nhưng tiến độ thi công chưa tiến triển nhiều.

Trong khi đó, dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng) sau nhiều lần trễ hẹn, chủ đầu tư dự kiến hoàn thành tháng 10.2020. Tuy nhiên, chưa biết dự án có thể về đích đúng hẹn không vì hiện nay dự án vẫn phụ thuộc vào thời gian các quận, huyện bàn giao mặt bằng.

Đội vốn “khủng” vì chậm trễ
Người dân khốn khổ vì kẹt xe trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chiều ngày 3.6. Ảnh: Minh Quân
Người dân khốn khổ vì kẹt xe trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chiều ngày 3.6. Ảnh: Minh Quân
Nhiều dự án hạ tầng chậm tiến độ không chỉ khiến bức tranh giao thông TPHCM ngày càng tồi tệ, ùn tắc từ trong ra ngoài mà còn khiến chi phí giải phóng mặt bằng đội lên rất nhiều. Đơn cử như dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2).

Theo Quyết định số 7006 ban hành ngày 30.12.2016 của UBND TPHCM, dự án được ghi vốn với tổng mức đầu tư là 504 tỉ đồng. Tuy nhiên, do dự án kéo dài, đơn giá bồi thường không còn phù hợp, cùng với quy mô dự án mở rộng thêm nên phía chủ đầu tư đã đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án lên khoảng 1.029 tỉ đồng (theo đơn giá T1 được duyệt), tức tăng 525 tỉ đồng so với mức ban đầu. Dù vậy, dự án đến nay vẫn chưa được thông qua tổng mức đầu tư điều chỉnh nên chưa hoàn tất trình duyệt dự án bồi thường và đơn giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư (thời điểm T2), làm cơ sở phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án.

Tương tự, dự án mở rộng QL13 được UBND TPHCM đề xuất từ năm 2002, khi đó, chi phí giải phóng mặt bằng chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm, tổng mức đầu tư dự án này hiện đã lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Hay như vào năm 2005, Khu quản lý giao thông đô thị TPHCM đã lập dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng hai tuyến đường Tân Kỳ - Tân Quý (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa) và đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Âu Cơ) để xóa bỏ điểm kẹt xe này. Lúc đó dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 500-600 tỉ đồng, nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên dự án đình trệ.

Cuối năm 2019, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM đã khởi động lại hai dự án này nhưng tổng mức đầu tư đã tăng lên gần 2.900 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng tới 2.747 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án đến nay vẫn chưa thể triển khai vì vướng mặt bằng trong khi khu vực này kẹt xe ngày càng trầm trọng.

Tập trung nguồn lực cho các dự án trọng điểm

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TPHCM thừa nhận, một số công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do nguồn lực đầu tư hạn chế. Trong nhiệm kỳ 2016-2020, thành phố dự kiến là 172 công trình, với khoảng 323.000 tỉ đồng, nhưng đến thời điểm này (bao gồm nguồn vốn chuẩn bị cho năm 2020), tổng chỉ đạt 76.000 tỉ đồng (chiếm 24%). Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng triển khai còn chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án giao thông trọng điểm của thành phố.

Theo ông Lâm, hiện Sở GTVT đang xây dựng Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TPHCM đến năm 2030. Do đó cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư các dự án mang tính cấp bách. Trong đó tập trung đầu tư các dự án: Khép kín Vành đai 2, Vành đai 3, xây dựng đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị, đường trên cao số 1 và số 5, các tuyến Quốc lộ theo quy hoạch, các công trình hạ tầng giao thông kết nối khu vực cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước..., một số nút giao thông trọng điểm ở cửa ngõ thành phố.

Đồng thời, Sở cũng rà soát  cơ chế chính sách, các thủ tục về đất đai liên quan đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường các dự án, đảm bảo đồng bộ với tiến độ xây dựng các công trình nhằm sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

Hàng loạt dự án giao thông, chống ngập trọng điểm ở TP Hồ Chí Minh đang chậm tiến độ do thiếu vốn, vướng mặt bằng, mắc cơ chế... đã tạo rao nhiều hệ lụy, vấn nạn ngập nước, kẹt xe chưa biết khi nào mới thôi ám ảnh người dân mỗi ngày.

Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, một loạt công trình giao thông quan trọng đã được UBND TPHCM giao sở ngành liên quan hoàn thiện, trình HĐND thành phố vào kỳ họp HĐND dự kiến diễn ra tháng 6 để xin chủ trương đầu tư. Trong đó có những dự án đã phê duyệt và thông qua kế hoạch vốn từ nhiều năm trước nhưng chưa thực hiện được như cầu Nguyễn Khoái (nối quận 7, 4, và 1), tổng mức đầu tư 1.250 tỉ đồng.

Đối với nút giao thông An Phú (quận 2) - được kỳ vọng giảm ùn tắc tại giao lộ giữa cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với các tuyến đường khác, ban đầu Bộ Giao thông Vận tải dự kiến dùng nguồn vốn dư từ dự án cao tốc để đầu tư. Nhưng khi thực hiện gặp khó khăn về bố trí vốn nên chính quyền TPHCM đã cho lập dự án đầu tư xây dựng nút giao bằng nguồn vốn ngân sách.

Sau khi được HĐND thành phố thông qua, đơn vị sẽ triển khai các bước để thi công và hoàn thành trong giai đoạn 2020-2025. M.Q

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sẽ vận hành tháng 10.2020

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng khẳng định, nếu được bàn giao mặt bằng cuối tháng 5 thì sẽ đẩy nhanh tiến độ, khánh thành dự án vào tháng 10.2020.

Cận cảnh dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TPHCM sau gần 4 năm thi công

MINH QUÂN |

Sau gần 4 năm khởi công, dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1" với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đã hoàn thành 77% tiến độ.  Sau Tết, hơn 1.000 công nhân, kỹ sư và máy móc đang gấp rút thi công trên toàn bộ công trình để dự án có thể hoàn thành cuối năm 2020.

Vướng mặt bằng, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nguy cơ trễ hẹn

M.Q |

Khả năng cao dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phải lùi tiến độ về đích do một số quận, huyện chưa kịp bàn giao mặt bằng như thời điểm cam kết.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

TPHCM: Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sẽ vận hành tháng 10.2020

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng khẳng định, nếu được bàn giao mặt bằng cuối tháng 5 thì sẽ đẩy nhanh tiến độ, khánh thành dự án vào tháng 10.2020.

Cận cảnh dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TPHCM sau gần 4 năm thi công

MINH QUÂN |

Sau gần 4 năm khởi công, dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1" với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng đã hoàn thành 77% tiến độ.  Sau Tết, hơn 1.000 công nhân, kỹ sư và máy móc đang gấp rút thi công trên toàn bộ công trình để dự án có thể hoàn thành cuối năm 2020.

Vướng mặt bằng, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng nguy cơ trễ hẹn

M.Q |

Khả năng cao dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng ở TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phải lùi tiến độ về đích do một số quận, huyện chưa kịp bàn giao mặt bằng như thời điểm cam kết.