Người lao động tố bị lừa đi xuất khẩu lao động tại Bờ Biển Ngà

Việt Lâm - Tùng Giang |

Báo Lao Động nhận được phản ánh của 5 người dân quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh tố ông Nguyễn Phạm Đềm (nhân viên Công ty Cổ phần Giáo dục và Du lịch VIETKITE) đưa họ đi lao động ở Bờ Biển Ngà dưới hình thức đi du lịch. Khi sang bên xứ người, 5 người không được nhận vào làm việc, phải sống cực khổ, khó khăn, gặp bệnh tật phải cầu cứu về gia đình.

Hứa hẹn: Lương cao, chi phí ít

Ông Trương Xuân Bình (xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp, tỉnh nghệ An) đại diện 5 người cho biết: Tháng 2.2020, qua giới thiệu, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Hương (ĐT: 0377273xxx) giới thiệu có đơn hàng đi làm thợ đổ bêtông, lắp cốt pha… tại Bờ Biển Ngà. Chi phí đi là 4.000 USD, chỉ cần nộp trước 1.000 USD, còn lại người lao động (NLĐ) có thể nợ khi đi làm tại Bờ Biển Ngà (lương 1.000 USD/tháng, làm 26 ngày) - trừ nốt vào lương tháng.

Sau đó, chúng tôi được đưa đến trụ sở Công ty Cổ phần (Cty CP) Giáo dục và Du lịch VIETKITE (tầng 3, nhà B6A, khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) gặp ông Nguyễn Phạm Đềm - xưng là lãnh đạo Cty - để thống nhất nội dung mà bà Hương tư vấn. Sau đó, 5 người nộp từ 9-10 triệu đồng để làm các thủ tục xuất cảnh. Ngày 11.3, tại TPHCM, ông Đềm thông báo cho chúng tôi phải nộp số tiền 13 triệu đồng và nộp thêm 1.000 USD cho bà Hồng (ĐT: 0819133xxx)…

Sau khi nộp tiền, ông Bình đã hỏi ông Đềm và bà Hồng về hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì được trả lời: Khi qua Bờ Biển Ngà, chủ sử dụng LĐ sẽ ký trực tiếp với NLĐ và ông Đềm cung cấp cho 5 người “thư mời” bằng tiếng nước ngoài. Trong khi đó, NLĐ không biết nội dung là gì, bởi thư thể hiện bằng tiếng Pháp.

Ngày 15.3, NLĐ xuất cảnh và sang Bờ Biển Ngà ngày 16.3. Tuy nhiên, khi tới nơi, Cty sử dụng LĐ thông báo, họ chỉ nhận công nhân kỹ thuật có trình độ cao, nên 5 người không được nhận vào làm việc.

“Nhưng sự việc không dừng tại đây. Chúng tôi bị giữ lại hộ chiếu và bắt phải nộp tiền chuộc. Trong quá trình chờ đợi, 3 người được đưa về nhà ông Hà - đầu mối trung gian tiếp nhận NLĐ; 2 người còn lại thì Cty yêu cầu đi làm để trừ vào tiền hộ chiếu. Đúng lúc này, dịch COVID-19 bùng phát tại Bờ Biển Ngà. Đây là những ngày khủng khiếp nhất mà chúng tôi phải trải qua: Không có việc làm, không có tiền và bất đồng về ngôn ngữ. Để tồn tại, gia đình phải gửi tiền qua để trả tiền ăn ở, viện phí để điều trị bệnh sốt rét” - ông Bình phản ánh.

Do nhiều lần đề nghị ông Đềm phải có trách nhiệm mua vé máy bay để NLĐ về nước nhưng không được, nên gia đình NLĐ phải tiếp tục vay mượn, cầm cố nhà cửa để mua vé máy bay từ Bờ Biển Ngà sang Pháp và từ Pháp về Việt Nam với tổng số tiền là 64.900.000 đồng/người.

“Sau khi về nước, chúng tôi yêu cầu những người có liên quan phải có trách nhiệm trả lại chúng tôi số tiền đã nộp, cũng như phần nào bù đắp khắc phục hậu quả với những gì họ đã gây ra cho chúng tôi, nhưng ông Đềm còn lên tiếng thách thức. Do đó, tôi gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng, cơ quan thông tấn báo chí để làm rõ trách nhiệm của ông Đềm cũng như những người liên quan, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chúng tôi” - ông Bình bức xúc.

Lãnh đạo VIETKITE: Cty không có trách nhiệm với NLĐ

Sau khi cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Phạm Đềm qua số điện thoại do NLĐ cung cấp (0982232xxx) không được, ngày 25.8, chúng tôi đã đến trụ sở Cty.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hoàng Ngọc Linh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty VIETKITE - khẳng định: Cty đăng ký 24 ngành nghề hoạt động, trong đó có ngành nghề chính là dịch vụ hỗ trợ giáo dục, tư vấn du học… Cty không hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi làm việc tại nước ngoài nên việc 5 NLĐ “tố” Cty đưa người đi Bờ Biển Ngà là không đúng.

Chúng tôi hỏi, ông Nguyễn Phạm Đềm có phải nhân viên của Cty VIETKITE hay không? Ông Linh cho biết: Ông Đềm là nhân viên bộ phận sales (bán hàng) của Cty từ năm 2019. Do Cty không hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên lãnh đạo Cty không giao cho ông Đềm việc tư vấn, môi giới đưa người đi xuất khẩu lao động. Việc ông Đềm giao dịch làm việc với NLĐ tại trụ sở Cty và thu tiền của họ, lãnh đạo Cty không hề biết. Bởi NLĐ không gặp gỡ, làm việc với ban lãnh đạo Cty, do đó Cty không có trách nhiệm trong việc này. Cty đã tạm đình chỉ công việc với ông Nguyễn Phạm Đềm trong thời gian 21 ngày (từ ngày 23.8) để ông Đềm có thời gian làm việc, trao đổi lại với 5 NLĐ.

Ông Linh cho rằng, việc ông Đềm đưa 5 người đi Bờ Biển Nga là qua hình thức du lịch, thăm doanh nghiệp (có thư mời). Sau khi thăm DN, nếu NLĐ thấy công việc phù hợp với bản thân thì mới ký HĐLĐ… chứ không phải đi xuất khẩu lao động. Vì vậy, NLĐ tố cáo là không đúng.

Phóng viên đưa ảnh “Phiếu thu” (NLĐ cung cấp - PV) ngày 11.3.2020 có họ tên người nộp tiền là Trương Xuân Bình, với số tiền 14 triệu đồng, lý do nộp là “hoàn thiện hồ sơ đi Bờ Biển Ngà” có chữ ký của ông Nguyễn Phạm Đềm và dấu đỏ tròn có thể hiện tên Cty CP Giáo dục và Du lịch VIETKITE… tới ông Linh để xác minh đây có phải là phiếu thu và dấu của Cty xuất, đóng hay không. Xem phiếu thu xong, ông Linh cho hay, do là ảnh nên chưa thể khẳng định phiếu thu này có phải do Cty xuất ra hay không và dấu này có địa chỉ ở quận Nam Từ Liêm mà Cty không sử dụng từ lâu…

Được biết, 5 NLĐ ở Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã làm đơn tố cáo ông Nguyễn Phạm Đềm gửi các cơ quan chức năng như Công an TP.Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước… Và việc NLĐ có bị lừa đảo đi xuất khẩu lao động hay không sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc tới bạn đọc trong những số báo tới.

Việt Lâm - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Thêm nạn nhân tố cáo Công ty Vikor lừa đảo

Việt Lâm |

Ngày 8.8, Báo Lao Động đã có bài phản ánh việc anh Trần Đình Giáp cùng gia đình vay mượn 14.000USD (hơn 320 triệu đồng) nộp vào Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Vikor (Cty Vikor, Hải Dương) để được đi Australia làm nông nghiệp, mỗi tháng có thể kiếm được 60-80 triệu đồng! Tiền đã nộp từ tháng 6.2019, nhưng anh Giáp không được đi Australia dẫn đến hiện nay, anh “ôm” khối nợ hàng trăm triệu đồng. Sau khi Báo Lao Động đăng bài, đã có thêm 2 người lao động gửi thông tin tố cáo Công ty Vikor lừa đảo.

Công dân Việt Nam từ Bờ Biển Ngà, Châu Phi và Châu Âu về tới Đà Nẵng

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam từ Bờ Biển Ngà, một số quốc gia Châu Phi và Châu Âu đã được đưa về nước, bản tin sáng 24.7 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên huyện bị tố lừa bán đất tranh chấp cho dân

Hữu Long |

Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện bị tố bán đất đang bị tranh chấp cho người dân.

Lịch thi, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường chuyên tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn và một số trường chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố lịch thi và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023.

Khi 450 tỉ của Trấn Thành trở thành động lực cho ông trùm Phước Sang

Mi Lan |

Trước khi tuyên bố phá sản, Phước Sang là “ông trùm” trong giới sản xuất phim, được mệnh danh “vua phim Tết” với nhiều dự án thắng lớn.

Cafe chiều thứ 7: Ngưng đổ lỗi cho phụ nữ về chuyện ăn mặc

Nhóm PV |

Trên thực tế, ngày nay, phụ nữ vẫn luôn phải chịu những định kiến về chuyện ăn mặc, nhất là khi những vụ xâm hại, tấn công tình dục xảy ra với phụ nữ, ăn mặc là một trong những yếu tố đầu tiên được nhắc đến với xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân "ăn mặc gợi cảm" mới dẫn đến những vụ việc như vậy.

Cho người quen mượn ô tô, chủ xe bất ngờ bị gọi đến hiện trường tai nạn

Văn Sỹ |

Theo chia sẻ của nhiều người, việc mượn xe cũng như cho mượn xe ô tô của người thân, bạn bè vẫn là một vấn đề khá tế nhị mà cả người mượn, người cho mượn cần cân nhắc để tránh những rắc rối và đôi khi có thể dẫn đến sứt mẻ tình cảm.

Những tuyến vỉa hè mất hoàn toàn công năng ở Hà Nội: Đã có sự chuyển biến

Thế Kỷ |

Hà Nội - Như báo Lao Động đã phản ánh, thời gian qua nhiều vỉa hè ở các tuyến phố tại Hà Nội đã mất hoàn toàn công năng là dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, sau vài ngày lực lượng chức năng ra quân xử lý đã có những chuyển biến tích cực.

Thêm nạn nhân tố cáo Công ty Vikor lừa đảo

Việt Lâm |

Ngày 8.8, Báo Lao Động đã có bài phản ánh việc anh Trần Đình Giáp cùng gia đình vay mượn 14.000USD (hơn 320 triệu đồng) nộp vào Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Vikor (Cty Vikor, Hải Dương) để được đi Australia làm nông nghiệp, mỗi tháng có thể kiếm được 60-80 triệu đồng! Tiền đã nộp từ tháng 6.2019, nhưng anh Giáp không được đi Australia dẫn đến hiện nay, anh “ôm” khối nợ hàng trăm triệu đồng. Sau khi Báo Lao Động đăng bài, đã có thêm 2 người lao động gửi thông tin tố cáo Công ty Vikor lừa đảo.

Công dân Việt Nam từ Bờ Biển Ngà, Châu Phi và Châu Âu về tới Đà Nẵng

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam từ Bờ Biển Ngà, một số quốc gia Châu Phi và Châu Âu đã được đưa về nước, bản tin sáng 24.7 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên huyện bị tố lừa bán đất tranh chấp cho dân

Hữu Long |

Phó trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện bị tố bán đất đang bị tranh chấp cho người dân.