Người lao động Hãng Phim truyện Việt Nam có thể khởi kiện công ty để đòi quyền lợi

Đặng Tiến |

Từ khi cổ phần hóa đến nay, Hãng Phim truyện Việt Nam chưa tổ chức đại hội cổ đông, người lao động không biết số cổ phiếu được mua ưu đãi còn hay mất... Cùng với đó, nhiều quyền lợi hợp pháp chính đáng họ cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Nhiều tồn tại không được tháo gỡ

Việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam đã được Thanh tra Chính phủ kết luận tại văn bản 1589/TB-TTCP, tháng 9.2018 với nhiều tồn tại cần tháo gỡ về đất đai, nhân sự... nhưng đến nay vẫn không được giải quyết, dẫn tới quyền lợi người lao động bị xâm phạm.

Tình trạng bi đát, khó khăn của hàng chục lao động tại đây không biết kéo dài đến bao giờ vì hiện cơ quan chức năng vẫn chưa có phương án giải quyết dứt điểm.

Theo ghi nhận, hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Hãng Phim truyện Việt Nam (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam) vô cùng bi đát, người lao động không có lương, không được đóng bảo hiểm và các quyền lợi khác.

Tại văn bản số 116/TB-VPCP của Chính phủ ngày 2.4.2019 về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án củng cố, phát triển hãng.

Tháng 11.2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi đối thoại có sự tham gia của Công đoàn Bộ VHTTDL, Công đoàn công ty và Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ để giải quyết thắc mắc, kiến nghị của người lao động nhưng đến nay các vướng mắc vẫn chưa được tháo gỡ.

Theo phản ánh của người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam, hiện đơn vị đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên việc đảm bảo quyền lợi của người lao động và các hoạt động khác cần căn cứ Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động công ty và sự thống nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đạo diễn Anh Tuấn cho rằng, Bộ VHTTDL phải có phương án, hành động cụ thể và cấp thiết để giúp hãng vượt qua khó khăn. Trong lúc chờ cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề về cổ phần hóa tại Hãng Phim truyện Việt Nam, Công đoàn bộ phải vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho người lao động vì nhiều năm nay công đoàn cơ sở không tổ chức đại hội, nhân sự Ban chấp hành Công đoàn đã chuyển công tác.

Ngoài ra, Công đoàn bộ phải tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp, lãnh đạo bộ và người lao động để giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và người lao động chứ không thể bỏ rơi người lao động như hiện nay.

Người lao động có thể khởi kiện ra tòa

Theo đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, việc giải quyết những vấn đề bất cập tại Hãng Phim truyện đang cố tình bị kéo dài với mục đích không rõ ràng và Bộ VHTTDL vẫn chưa giải quyết những sai phạm về cổ phần hóa tại Hãng Phim truyện Việt Nam.

Liên quan đến các vấn đề về quyền lợi của người lao động, luật sư Nguyễn Đức Toàn - Công ty Luật TNHH Vimax châu Á, Đoàn Luật sư Hà Nội - cho biết, căn cứ theo các quy định của Nhà nước về cổ phần hóa, khi xác định giá trị doanh nghiệp thì phải xác định cả vấn đề về lao động dôi dư. Theo đó, Nhà nước đã có một khoản kinh phí nhất định để giải quyết vấn đề lao động dôi dư, sau khi xác định rõ ràng sẽ được nhận thanh toán đầy đủ.

Những lao động còn lại sẽ được ký kết hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải đảm bảo các quyền lợi của người lao động như chi trả lương, thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động.

Trong trường hợp chậm hoặc trốn đóng bảo hiểm cho người lao động, cơ quan chức năng có quyền khởi kiện ra tòa về việc trốn đóng nghĩa vụ đối với người lao động.

Ngoài ra, trong trường hợp này người lao động có quyền kiến nghị thanh tra liên ngành thanh tra đơn vị về vấn đề sử dụng lao động và nghĩa vụ đóng bảo hiểm của người lao động để đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước.

“Việc doanh nghiệp không trả lương và thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động đã đi trái với các quy định của pháp luật lao động. Người lao động có quyền khởi kiện công ty ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình” - luật sư Nguyễn Đức Toàn cho biết.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, mua giá 0 đồng thế nào sau gần 10 năm

Minh Ánh |

Gần một thập kỷ chờ xử lý, các ngân hàng yếu kém kín bưng các thông tin báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh chỉ được tiết lộ nhỏ giọt thông qua các thông báo trên website.

Lần đầu tiên, hàng chục KOLs và KOCs đồng loạt quảng bá chợ Bến Thành

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Đến từng sạp hàng, giới thiệu từng sản phẩm, trò chuyện với từng tiểu thương là những hoạt động của hàng chục KOLs (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) và KOCs (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường) để giới thiệu với du khách và người tiêu dùng về các món ăn đặc sản, các gian hàng vải, áo dài truyền thống,... tại chợ Bến Thành (Quận 1).

HLV Gong Oh-kyun thoát án phạt bổ sung, câu lạc bộ Bình Định bị phạt nặng

AN NGUYÊN |

Ngày 13.12, Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã ra quyết định xử phạt các cá nhân, tập thể của câu lạc bộ Bình Định, Thanh Hoá và Công an Hà Nội sau vòng 5 V.League 2023-2024.

Thành lập thị xã Việt Yên ở Bắc Giang và thị trấn Hậu Hiền ở Thanh Hóa

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc Bắc Giang và Thanh Hóa.

Lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam mỏi mòn chờ lương hơn 60 tháng

Đặng Tiến |

Một thời vàng son với những bộ phim cách mạng kinh điển, nhưng chỉ sau cổ phần hóa vài năm, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn. Hàng nghìn tư liệu quý giá về mặt lịch sử tại hãng đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng; nghệ sĩ, người lao động hơn 5 năm nay không có lương và không được đóng BHXH.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

Sau cổ phần hóa, người lao động ở Hãng Phim truyện Việt Nam mất trắng quyền lợi

Minh Hạnh |

Sau khi cổ phần hóa, cơ sở hạ tầng của Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đã trở nên suy tàn, nhiều di sản có giá trị về mặt lịch sử đang trong tình xuống cấp nghiêm trọng. Điều quan trọng là hơn 5 năm nay người lao động không có lương và không hưởng bất kỳ một chế độ gì.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.