Người lao động cùng chia sẻ khó khăn thời dịch bệnh

đặng tiến |

Hiện giao thông là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19. Vận tải hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh, kéo theo đời sống của hàng vạn người lao động của ngành này cũng đang gặp khó khăn.

Tổ chức lại để bố trí lao động phù hợp

Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT) cho hay, vận tải hành khách tháng 2.2020 ước tính đạt 400,1 triệu lượt hành khách vận chuyển (giảm 15,8%) so với tháng trước và luân chuyển 19,8 tỉ lượt hành khách/km (giảm 14,4%).

Theo báo cáo sơ bộ của các hàng không Việt Nam, dịch COVID-19, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay khoảng hơn 30.000 tỉ đồng. Trong trường hợp khả quan nhất, dịch bệnh được kiểm soát trước tháng 4.2020, tổng thị trường sẽ đạt 67 triệu khách (giảm 15,4% so 2019). Cùng đó, Hàng hải, Đường bộ và Đường sắt cũng không tránh được sự tàn phá dữ dội của dịch bệnh COVID-19.

Đại diện Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, dịch COVID-19 khiến cho sản lượng vận tải hàng hóa qua đường Hàng hải đang giảm 30% so với tháng 1.2020 và giảm 0,3% so với cùng kỳ; sản lượng hành khách giảm 17,8% và 3,4% so với tháng 1.2020.

Đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM chỉ được khai thác tối đa 2 đôi tàu khách/ngày. Trường hợp đặc biệt, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp vận tải đường sắt kịp thời báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam để được xem xét, giải quyết. Không hạn chế khai thác đối với các chuyến tàu không vận chuyển hành khách.

Tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TPHCM. Các tuyến cố định đi từ Hà Nội và ngược lại, TPHCM và ngược lại chỉ vận chuyển hành khách tối đa 2 chuyến/ngày đối với các tuyến dưới 100km; đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người. Chỉ vận chuyển hành khách tối đa 1 chuyến/ngày đối với các tuyến còn lại, đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến xe không quá

Theo ông Trần Thiện Cảnh - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, việc cắt giảm các toa tàu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải chấp hành nghiêm chỉ thỉ của Bộ GTVT và Chính phủ, ngay trong ngày 30.3, Tổng Công ty tiếp tục rà soát lại toàn bộ hoạt động và cùng Cục đường sắt sẽ họp bàn phương hướng triển khai. Việc sắp xếp lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty đang yêu cầu các đơn vị vận tải hành khách đổi trả lại vé đã bán cho hành khách và đánh giá lại khả nhu cầu vận tải hàng hoá để sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp.

Cùng chia sẻ với doanh nghiệp

Nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong “cơn bão” dịch bệnh, Bộ GTVT đã tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo cú hích quan trọng về mặt chính sách và xốc lại tinh thần để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT trong nước tiếp tục vững bước trước đại dịch, vực dậy sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Ông Trần Thiện Cảnh cho rằng, khi đánh giá nhu cầu thị trường khi không chạy khách sẽ bố trí chuyển sang chạy được bao nhiêu hàng thì sẽ bố trí lao động phù hợp. Hiện còn 2 đôi tàu hoạt động thì các dịch vụ  như công tác duy tu, bảo dưỡng, trực ban, gác ghi vẫn làm việc bình thường. Tiếp đến, hệ thống nhà ga vẫn phải duy trì làm việc, khi 1 đoàn tàu chạy qua phải có ít nhất 9 lao động làm việc. Vấn đề quan trọng nhất là nhóm lao động làm công việc vận tải trực tiếp trên tàu bị ảnh hưởng nhiều. Để đảm bảo đời sống cho người lao động rất khó vì so với ngành giao thông vận tải hiện lao động ngành đường sắt có mức thu nhập thấp nhất nên việc dừng các đoàn tàu khiến đời sống người lao động càng thêm khó khăn. Buộc ngành đường sắt phải xoay chuyển sang vận tải hàng hoá và nếu dịch bệnh kéo  dài thì sẽ rất khó khăn.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội - bà Phùng Thị Lý Hà cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, việc tạm dừng sẽ giúp đơn vị cắt giảm được chi phí, tránh chạy rỗng và lỗ nặng. Và  người lao động cũng hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp từ khi bắt đầu xảy ra dịch như, tạm hoãn hợp đồng lao động, xin nghỉ luân phiên chờ việc, khối gián tiếp cũng nghỉ tối thiểu 30%... Riêng đơn vị đã tổ chức làm việc onlines, Zalo. Kết quả nhu cầu chạy hàng không hề giảm (tăng trên 13% so với cùng kỳ) và kế hoạch đề ra của Cty cũng tăng 8%. Ngoài ra, đơn vị cũng triển khai việc chuyển phát nhanh (Hanoi Railway Transport), tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động. 

Giám đốc Đoàn tiếp viên Đường sắt Hà Nội - ông Vũ Thanh Bình - cho biết thêm, 70% đơn giá tiền lương phụ thuộc vào năng suất và chất lượng phục vụ hiện sản lượng doanh thu sụt giảm do khách đi tàu dẫn đến công tác bán vé sẽ giảm. Trong lúc khó khăn, đơn vị cũng rất mong muốn người lao động cùng chia sẻ với ngành. Nếu người lao động không phục vụ hành khách thì tạm điều chuyển làm những công việc khác để đảm bảo thu nhập.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường (Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nhìn nhận: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của doanh nghiệp; hưởng trực tiếp tới đời sống người lao động và các vấn đề liên quan tới an sinh xã hội.

Theo ông Cường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã và đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm khó khăn, gánh nặng cho doanh nghiệp như: Rà soát gói hỗ trợ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc giảm thuế thu nhập DN và các loại thuế khác, tăng chi chống dịch, cắt giảm chi thường xuyên; các giải pháp hỗ trợ vốn, giảm lãi suất, trong đó tiếp tục nghiên cứu việc cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho NLĐ… “Chính sách cho vay không lãi suất để các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, trả lương cho NLĐ là chính sách rất nhân văn và có yếu tố ổn định cho sự phát triển, phục hồi kinh tế sau này” - ông Cường nhấn mạnh. Vương Trần

đặng tiến
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn hỗ trợ người lao động phòng chống COVID-19

NHÓM PV |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân lao động, tổ chức công đoàn các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực chung tay phòng chống dịch COVID-19.

LĐLĐ tỉnh Long An: 500 triệu đồng hỗ trợ người lao động do dịch bệnh

Kỳ Quan |

LĐLĐ tỉnh Long An đã trích sẵn từ kinh phí hoạt động công đoàn số tiền 500 triệu đồng để hỗ trợ người lao động bị mất việc, cuộc sống gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Cùng chia sẻ để giảm thiệt hại

Thu Trà |

Làm phóng viên viết về mảng Công đoàn (CĐ) và người lao động (NLĐ) rất nhiều năm nhưng chưa lần nào tôi chứng kiến sự khó khăn đối với NLĐ và doanh nghiệp như dịch COVID-19 đang gây ra. Vì vậy, không tránh được xúc động khi biết ở Tổng Công ty May 10, NLĐ nhắn tin nhờ Chủ tịch CĐ nói với lãnh đạo rằng hãy yên tâm, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Công đoàn hỗ trợ người lao động phòng chống COVID-19

NHÓM PV |

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân lao động, tổ chức công đoàn các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực chung tay phòng chống dịch COVID-19.

LĐLĐ tỉnh Long An: 500 triệu đồng hỗ trợ người lao động do dịch bệnh

Kỳ Quan |

LĐLĐ tỉnh Long An đã trích sẵn từ kinh phí hoạt động công đoàn số tiền 500 triệu đồng để hỗ trợ người lao động bị mất việc, cuộc sống gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Cùng chia sẻ để giảm thiệt hại

Thu Trà |

Làm phóng viên viết về mảng Công đoàn (CĐ) và người lao động (NLĐ) rất nhiều năm nhưng chưa lần nào tôi chứng kiến sự khó khăn đối với NLĐ và doanh nghiệp như dịch COVID-19 đang gây ra. Vì vậy, không tránh được xúc động khi biết ở Tổng Công ty May 10, NLĐ nhắn tin nhờ Chủ tịch CĐ nói với lãnh đạo rằng hãy yên tâm, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn.