Người khuyết tật gặp khó khi tiếp cận giao thông công cộng

LƯƠNG HẠNH |

Đường dành cho người khuyết tật giúp họ chủ động hơn trong việc đi lại và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hạng mục này chưa được chú trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các công trình, phương tiện giao thông công cộng.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, hầu hết trạm xe buýt công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đều không có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật.

Tại một số điểm dừng đón khách trên các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học... hầu hết phương tiện đều không phù hợp cho người tàn tật sử dụng, như cửa xe hẹp, gầm xe cao, không có tay vịn, điểm dừng xe buýt không có đường tiếp cận để người khuyết tật có thể lên xe...

Chưa kể, trong nhà chờ, các điểm bán vé, lối vào cũng không thuận tiện cho người khuyết tật. Lối duy nhất vào nhà chờ xe bus nhanh Thành Công, Hà Nội qua cây cầu đi bộ.

Khu vực đón - trả khách tại Mỗ Lao, Hà Đông không có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật. Ảnh: Lương Hạnh.
Khu vực đón - trả khách tại Mỗ Lao, Hà Đông không có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật. Ảnh: Lương Hạnh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội - cho biết: Khoảng thời gian từ 5-7 năm trở lại đây, tất cả các công trình thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đều có đường tiếp cận cho đối tượng này. Đối với một số công trình cũ cũng đã được sửa sang và nâng cấp.

Những năm trước đây, Hội Người khuyết tật thành phố đã vận động các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ và xây dựng hàng trăm công trình, vị trí người khuyết tật thường xuyên đến tiếp cận như: Nhà văn hóa, bưu điện, trụ sở trung tâm dạy nghề, UBND… Hầu hết các công trình, địa điểm mà người khuyết tật mong muốn đến và sử dụng đều đã có đường tiếp cận.

"Có thể nói một cách chủ quan là khoảng 80% các công trình đều đã có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật. Tuy nhiên, đối với các công trình quá cũ thì không có", ông Hà nhận định.

Khi được hỏi về phương tiện công cộng là xe buýt chưa có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật, ông Hà chia sẻ: "Xe buýt thì chưa ổn, chỉ có khoảng 2 cái có thang nâng làm đường tiếp cận cho người khuyết tật trên cả nước".

Theo ông Hà, các công trình, phương tiện công cộng chưa có đường tiếp cận vì trong các bước duyệt của thành phố hoặc bộ phận xây dựng có thể họ bỏ qua khâu đó.

"Trong luật là có yêu cầu, trong hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng có yêu cầu nhưng một số chủ đầu tư cắt bớt đi. Có thể họ quan niệm rằng trông những điểm tiếp cận không được đẹp lắm", ông Hà cho hay.

Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật Thành phố Hà Nội cũng bày tỏ, những nơi thuộc công trình nhà nước tại thời điểm này không có đường tiếp cận dành cho người khuyết tật đều cần phải can thiệp, tác động để các cấp, các ngành liên quan tiếp tục quan tâm, đầu tư, xây dựng.

Trước đó, clip ngắn về một người đàn ông tật nguyền (không có tay, chân) đứng chờ xe buýt gần 2 giờ đồng hồ dưới trời nắng nóng nhưng không có xe buýt nào cho lên đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Trong clip được người dân quay lại, người đàn ông tật nguyền cho biết đã đợi 3 chuyến xe buýt chạy qua nhưng không lên xe được. Đến chuyến thứ 4, xe buýt cũng đi qua. Chỉ đến khi có một người đàn ông đứng ra vẫy xe buýt rồi bế người khuyết tật này lên xe thì mọi chuyện mới kết thúc. Sau khi clip này xuất hiện, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự thương cảm với người đàn ông khuyết tật.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Người đàn ông khuyết tật bị xe buýt "bỏ qua": Hội Người khuyết tật nói gì?

ANH THƯ |

Clip về người đàn ông khuyết tật ở Nghệ An “đội nắng” gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không có xe buýt nào cho lên xe đã làm dậy sóng dư luận.

Người khuyết tật có quyền và nghĩa vụ gì?

Bảo Hân (T/H) |

Nhân vụ việc một người khuyết tật nặng tại Nghệ An không đón được xe buýt, nhiều bạn đọc quan tâm về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định như thế nào?

Quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người khuyết tật

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi có giấy chứng nhận khuyết tật, hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng. Vậy tôi được hưởng quyền lợi gì khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Người khuyết tật được hỗ trợ về dạy nghề và việc làm thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hongtruongxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật vận động. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật về dạy nghề và việc làm như thế nào?

Mọi người khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email tiendxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật như thế nào và có phải tất cả người khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Người đàn ông khuyết tật bị xe buýt "bỏ qua": Hội Người khuyết tật nói gì?

ANH THƯ |

Clip về người đàn ông khuyết tật ở Nghệ An “đội nắng” gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không có xe buýt nào cho lên xe đã làm dậy sóng dư luận.

Người khuyết tật có quyền và nghĩa vụ gì?

Bảo Hân (T/H) |

Nhân vụ việc một người khuyết tật nặng tại Nghệ An không đón được xe buýt, nhiều bạn đọc quan tâm về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định như thế nào?

Quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người khuyết tật

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi có giấy chứng nhận khuyết tật, hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng. Vậy tôi được hưởng quyền lợi gì khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Người khuyết tật được hỗ trợ về dạy nghề và việc làm thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email hongtruongxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là người khuyết tật vận động. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người khuyết tật về dạy nghề và việc làm như thế nào?

Mọi người khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng?

thu thuỷ |

Bạn đọc có email tiendxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật như thế nào và có phải tất cả người khuyết tật đều được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hay không?