Người Dao tiền ở Tuyên Quang hồi sinh nghề dệt trên đất mới

Phong Quang |

Những người Dao tiền từ miền sơn cước Na Hang về nơi tái định cư, bao khó khăn bỡ ngỡ nơi đất mới nhưng đồng bào luôn mang trong mình tâm niệm giữ lại bản sắc dân tộc, giữ cái nghề dệt thổ cẩm ông cha đã tạo dựng nhiều đời.

Cùng với nhiều hộ gia đình người Dao tiền khác, bà Bàn Thị Giàng quê gốc ở xã Yên Hoa (Na Hang) đã chuyển về xã Tân An (Chiêm Hoá) để nhường đất xây dựng Thuỷ điện Tuyên Quang gần 20 năm nay. Đây đã trở thành quê hương thứ 2 của bà Giàng.

Những ngày đầu nơi đất mới nhiều khó khăn bỡ ngỡ nhưng bà Giàng luôn giữ trong mình suy nghĩ phải giữ lại cái lề lối, cái truyền thống. Bà cũng là người có công khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống của người Dao tiền.

Chiếc khung cửi trước hiên nhà bà Giàng được mang từ quê cũ về và đã có tuổi đời hàng chục năm. Hàng ngày, bà Giàng vẫn ngồi tỉ mẩn bên khung cửi đan từng sợi chỉ màu.

Bà Giàng với tâm niệm gìn giữ lại nghe dệt truyền thống của dân tộc mình, không để mai một nơi quê mới.
Bà Giàng với tâm niệm gìn giữ lại nghe dệt truyền thống của dân tộc mình, không để mai một nơi quê mới.

Bà Giàng bảo: "Những ngày mới về, ai cũng bận mưu sinh đủ thứ việc làm, gần như khung được đắp chiếu, chỉ sợ mối mọt nên thi thoảng mở ra, lau lại từng chút một. Đa phần phụ nữ lao vào công việc ruộng đồng, mưu sinh.

Gần như không ai theo nghề thêu dệt thổ cẩm nữa. Chỉ còn người già với nhau vài ba tháng hoàn thành một bộ trang phục truyền thống, người trẻ gần như chẳng ai tha thiết với nghề nữa. Xót xa lắm, chỉ lo mất nghề cha ông".

Dù lúc đó chỉ có một mình thêu dệt thổ cẩm những bà Giàng vẫn quyết tâm làm khi đặt vải từ chợ xã và bắt đầu nhuộm chàm từng vuông vải. Phần họa tiết phải in sáp ong bà nhờ người mang ra phố huyện in công nghiệp, còn lại bà tự tay ngồi thêu từng họa tiết.

Khi sản phẩm đã hoàn thiện, bà Giàng lại chạy xe máy về chợ phiên Linh Phú, Tri Phú để chào hàng... Hàng làm ra đến đâu bán được hết đến đấy như tiếp thêm quyết cho bà Giàng gắn bó với nghề.

Nhiều phụ nữ trong thôn cũng được bà Giàng đặt hàng, tất cả sản phẩm đều được may tay. Mỗi bộ trang phục truyền thống của người Dao tiền được bà hoàn thành trong khoảng 10 ngày. Những chi tiết khó phải thêu từ mặt trái của vải để làm cho họa tiết nổi lên ở mặt phải phải chuẩn xác đến từng chi tiết.

Nhiều phụ nữ Dao tiền ở Tân An (Chiêm Hoá) đã hiểu rõ về tầm quan trọng của việc gìn giữ nghề dệt truyền thống.
Nhiều phụ nữ Dao tiền ở Tân An (Chiêm Hoá) đã hiểu rõ về tầm quan trọng của việc gìn giữ nghề dệt truyền thống.

Giờ thì ở thôn Tân Cường (xã Tân An) nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao tiền được hồi sinh mạnh mẽ, có những nhà, cả 3 thế hệ phụ nữ trong gia đình đều thành thạo. Phụ nữ trong thôn tập trung lại thành từng nhóm, tỉ mẩn với từng họa tiết, tiếng cười nói rôm rả.

Ông Ma Doãn Đức - Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết, hiện nay xã đang có chủ trương đưa những sản phẩm từ nghề dệt truyền thống của người Dao tiền ở Tân Cường thành sản phẩm phục vụ du lịch.

Các sản phẩm như vải chàm, trang phục phụ nữ, túi... do những người phụ nữ Dao tiền ở Tân Cường làm ra đã được một số điểm bán hàng du lịch trong huyện đặt hàng, như điểm du lịch thác Bản Ba, xã Trung Hà.

Cũng theo vị Chủ tịch xã: "Việc hồi sinh, phát triển nghề thêu, dệt là nguyện vọng chung của đồng bào Dao tiền. Về lâu dài, xã sẽ cho thành lập Câu lạc bộ bảo tồn và gìn giữ trang phục dân tộc tại đây. Đồng thời dạy nghề để tạo thêm các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu của người dân và du khách hơn".

Phong Quang
TIN LIÊN QUAN

Thái Bình: Hai người phụ nữ cuối cùng gắn bó với nghề dệt chiếu thủ công

Lương Hà |

Cả làng Hới (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), trước đây có đến vài trăm hộ dệt chiếu thủ công, nhưng giờ, chỉ còn lại hai người phụ nữ cuối cùng vẫn miệt mài, kiên trì gắn bó với nghề gần 50 năm qua.

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Gìn giữ làng nghề dệt đũi Nam Cao gần 400 năm tuổi

Lương Hà |

Thái Bình - Hình thành từ hơn 400 năm về trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao đã dần rơi vào quên lãng. Nhưng những nghệ nhân lành nghề với kinh nghiệm nhiều năm nơi đây vẫn nuôi hy vọng, quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.

Chuyên gia tiết lộ mẹo đi máy bay, tàu xe không vất vả mùa cao điểm

MINH ANH |

Nếu bạn muốn tránh chậm trễ hay tiết kiệm tiền hơn dù đi máy bay, tàu hỏa hay xe khách mùa du lịch, đáp án nằm ở thời điểm khởi hành.

Việt Nam đón sóng hàng tỉ USD đầu tư công nghệ, điện tử

Thu Giang |

Bất động sản công nghiệp là một trong những lĩnh vực thu hút hàng tỉ USD vốn ngoại đầu năm 2023. Đáng chú ý, nhiều tập đoàn công nghệ, điện tử trên thế giới gần đây liên tục tìm kiếm quỹ đất và dịch chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam.

Chứng khoán hướng đến mục tiêu vượt mốc 1.080 điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán đang có diễn biến khá tích cực, tuy nhiên áp lực chốt lời có thể sẽ gia tăng trở lại khi VN-Index tiến gần tới vùng biên trên của khung tích lũy.

Barcelona vô địch La Liga sớm 4 vòng

Văn An |

Barcelona chính thức lên ngôi vô địch La Liga sau chiến thắng 4-2 trước Espanyol tại vòng 34.

Thí sinh bị đình chỉ thi đánh giá năng lực vì chép đề mang về

Vân Trang |

Một thí sinh đến từ Thái Bình dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia lần thứ hai bị lập biên bản đình chỉ và hủy toàn bộ kết quả thi do có sử dụng tài liệu và chép đề thi mang về.

Thái Bình: Hai người phụ nữ cuối cùng gắn bó với nghề dệt chiếu thủ công

Lương Hà |

Cả làng Hới (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), trước đây có đến vài trăm hộ dệt chiếu thủ công, nhưng giờ, chỉ còn lại hai người phụ nữ cuối cùng vẫn miệt mài, kiên trì gắn bó với nghề gần 50 năm qua.

Người phụ nữ Ê Đê làm sống lại nghề dệt thổ cẩm của dân tộc

Phan Tuấn |

Chị H’Ler Êban, ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không chỉ giúp cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê sống lại mà còn đưa sản phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc đến tay người tiêu dùng khắp bốn phương.

Gìn giữ làng nghề dệt đũi Nam Cao gần 400 năm tuổi

Lương Hà |

Thái Bình - Hình thành từ hơn 400 năm về trước, có những khoảng thời gian tưởng như làng nghề dệt đũi truyền thống Nam Cao đã dần rơi vào quên lãng. Nhưng những nghệ nhân lành nghề với kinh nghiệm nhiều năm nơi đây vẫn nuôi hy vọng, quyết tâm bám trụ để nghề làm đũi lụa không mai một.