Người dân TPHCM không đi mua hàng trực tiếp, có người đi chợ hộ từ 23.8

MINH QUÂN |

Tổ hậu cần địa phương, Tổ COVID-19 cộng đồng, lực lượng tình nguyện, công an, quân đội sẽ thực hiện "đi chợ hộ" cho người dân TPHCM với tần suất 1 lần/tuần và phân phối trực tiếp đến người dân (người dân trả tiền).

Người dân không đi mua hàng trực tiếp

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch khẩn số 2798 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn TPHCM thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người dân, tình hình cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân sẽ được thực hiện thông qua các phương thức phù hợp.

Việc này vừa kiểm soát việc di chuyển, lưu thông trên đường tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, vừa đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận, cung ứng kịp thời hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ dân trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ" do Tổ hậu cần địa phương, Tổ COVID-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ, Tổ dân phố...), các lực lượng công an, quân đội đang được tăng cường tại địa phương cùng tham gia hỗ trợ thực hiện với tần suất 1 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân (hộ dân trả tiền).

Như vậy, người dân ở “vùng xanh” sẽ không còn được đi chợ 1 lần/tuần như thông báo trước đó vào ngày 21.8.

Đối với người dân khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, UBND các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức phối hợp với Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tổ chức cấp phát các túi an sinh miễn phí cho người dân, đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.

Để thực hiện việc "đi chợ hộ", UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thành lập các Tổ hậu cần theo từng phường, xã, thị trấn; chịu trách nhiệm về công tác cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn, không để cho bất cứ người dân nào sinh sống trên địa bàn không có điều kiện tiếp cận, mua sắm hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu.

Bộ Tư lệnh TPHCM huy động nguồn lực tham gia hỗ trợ các phường, xã, thị trấn trong việc tổ chức vận chuyển, phân phối hàng hóa, lương thực thực phẩm đến từng hộ gia đình.

Công an TPHCM chỉ đạo các trạm, chốt tại địa phương và các lực lượng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đảm bảo lưu thông thông suốt, kịp thời cung ứng hàng hóa đến người dân.

Ủy ban MTTQ TPHCM - Cơ quan Thường trực Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 chủ động phối hợp UBND quận, huyện và Thành phố Thủ Đức để điều phối, hỗ trợ các túi an sinh miễn phí đến các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

TPHCM cần gần 11.000 tấn lương thực, thực phẩm mỗi ngày

UBND TPHCM giao hệ thống phân phối chủ lực trên địa bàn TPHCM (Coop, Satra, Big c, Lotte, Vinmart, Bách hóa xanh...) chủ động phối hợp UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện rà soát, thống kê nhu cầu của người dân trên địa bàn để tổ chức phân phối hàng hóa thực phẩm cho người dân phù hợp nhu cầu tiêu dùng thực tế và tình hình kiểm soát dịch bệnh của Thành phố.

Ưu tiên các giải pháp bán hàng trực tuyến, bán hàng đăng ký trước và bán theo giỏ hàng (combo); chủ động phối hợp Tổ hậu cần từng phường, xã, thị trấn để nắm số lượng, chủng loại giỏ hàng, lượng hàng của từng khu vực để chuẩn bị giỏ hàng hóa kịp thời để cung ứng cho người dân.

Mỗi ngày người dân TPHCM cần gần 11.000 tấn lương thực, thực phẩm.  Ảnh Chân Lê
Mỗi ngày người dân TPHCM cần gần 11.000 tấn lương thực, thực phẩm. Ảnh Chân Lê

Theo thống kê, một ngày của 9,4 triệu dân TPHCM, nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 ngày là 10.964 tấn, trong đó: Gạo 1.981 tấn; lương thực chế biến khô (mì, bún, phở...) 660 tấn; thịt gia súc 755 tấn; thịt gia cầm 660 tấn; thực phẩm chế biến 236 tấn; trứng gia cầm 108 tấn (2,1 triệu quả); rau củ quả 4.246 tấn; đường 236 tấn; sữa 1.742 tấn (1,7 triệu lít); dầu ăn 189 tấn; muối 47 tấn; nước chấm 104 tấn (79.865 lít).

Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 tuần (7 ngày): 76.747 tấn. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 15 ngày: 164.460 tấn.

Ngoài ra, nhu cầu thiết yếu về nước uống của người dân ước đạt 19 triệu lít/ngày (566 triệu lít/tháng); các mặt hàng phòng, chống dịch: khẩu trang 628.969 cái/ngày (18,8 triệu cái/tháng); nước sát khuẩn (loại 0,5lít) 239.596 chai/ngày (7,2 triệu chai/tháng).

Từ này 23.8 đến hết ngày 6.9, TPHCM sẽ tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với phương châm “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch”.

TPHCM tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định các dấu hiệu nhận diện đối với cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình khi tham gia lưu thông.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM bắt đầu chiến dịch xét nghiệm diện rộng, tách F0 khỏi cộng đồng

Anh Tú |

Ngày 22.8, nhiều phường trên địa bàn Quận Gò Vấp, TPHCM bắt đầu triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng sớm theo kế hoạch của chính quyền TPHCM.

Người dân TPHCM tiếp tục xếp hàng từ 6h sáng để đi siêu thị

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Ngày 22.8, nhiều người dân ở TPHCM tiếp tục xếp hàng tại siêu thị từ sáng sớm để mua hàng hoá, thực phẩm, sau khi thành phố quyết định tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19 từ 0h ngày 23.8.

TPHCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội

MINH QUÂN |

TPHCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 kể từ 0h ngày 23.8 đến hết ngày 6.9. Theo đó, người dân trong “vùng xanh” được phép đi chợ 1 lần/tuần và tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân...

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

TPHCM bắt đầu chiến dịch xét nghiệm diện rộng, tách F0 khỏi cộng đồng

Anh Tú |

Ngày 22.8, nhiều phường trên địa bàn Quận Gò Vấp, TPHCM bắt đầu triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng sớm theo kế hoạch của chính quyền TPHCM.

Người dân TPHCM tiếp tục xếp hàng từ 6h sáng để đi siêu thị

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Ngày 22.8, nhiều người dân ở TPHCM tiếp tục xếp hàng tại siêu thị từ sáng sớm để mua hàng hoá, thực phẩm, sau khi thành phố quyết định tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19 từ 0h ngày 23.8.

TPHCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội

MINH QUÂN |

TPHCM tăng cường thực hiện một số biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 kể từ 0h ngày 23.8 đến hết ngày 6.9. Theo đó, người dân trong “vùng xanh” được phép đi chợ 1 lần/tuần và tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân...