Người dân sốc khi bị yêu cầu truy thu hơn 80 triệu đồng tiền nước

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - Nhiều người dân ở xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội) sốc khi bị truy thu hàng chục triệu đồng tiền nước.
Anh Thắng kể lại sự việc bị truy thu hơn 80 triệu đồng tiền nước. Video: Khánh An

"Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao gia đình tôi lại bị truy thu tới hơn 80 triệu đồng tiền nước. Cứ như chuyện "từ trên trời rơi xuống" - anh Nguyễn Minh Thắng (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) bức xúc nói.

Anh Thắng cho biết, giữa tháng 3.2023, anh nhận được cuộc gọi của nhân viên Công ty nước sạch Tây Hà Nội, thông báo về việc đồng hồ nước khu nhà cho thuê trọ của anh có xuất hiện 1 lỗ thủng và 1 que tăm cắm vào công tơ. 

Cho thuê 14 phòng trọ suốt hơn 10 năm, và bắt đầu lắp đặt hệ thống hệ thống cấp nước sạch từ tháng 10.2018, nhưng đây là lần đầu tiên, gia đình anh gặp trường hợp hi hữu nói trên.

Đại diện Công ty nước sạch Tây Hà Nội sau đó đã lập biên bản kiểm tra hệ thống nước về việc đồng hồ của khách hàng bị can thiệp vào mặt hiển thị.

Theo nội dung biên bản, đồng hồ bị cháy giữa mặt hiển thị (phần kim đen và kim đỏ). Tiết diện cháy dài khoảng 2cm, rộng 0,5cm.

Tại vị trí gần mép cháy phía ngoài có thủng 1 lỗ tròn có cắm que tăm (có video và hình ảnh ghi lại sự việc).

"Dù tôi không kí vào biên bản, nhưng đại diện Công ty nước sạch Tây Hà Nội thông báo tạm thời tháo đồng hồ, bịt tạm thời nguồn nước. Đồng thời mời chúng tôi đến công ty để phối hợp giải quyết" - anh Thắng nói.

Sau khi sự cố xảy ra, khu trọ cho thuê của gia đình anh 3-4 hôm không có nước dùng. Người thuê trọ phải chạy ra tận nhà anh chở từng bình nước về dùng tạm, số khác thì phải đi tắm nhờ nhà người quen.

Khu nhà cho thuê trọ của anh Thắng. Ảnh: Hữu Chánh
Người thuê nhà cho thuê trọ của anh Thắng sau đó phải sử dụng nước giếng khoan. Ảnh: Hữu Chánh

Sau đó, anh Thắng phải nối đường nước nhờ của nhà hàng xóm để cho người thuê trọ sử dụng tạm thời. Một tháng sau, gia đình anh phải sửa lại giếng khoan cũ, thay bể lọc để mọi người có nước sinh hoạt.

"Dù biết không đảm bảo sức khoẻ, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Bần cùng nên vẫn phải dùng đến giếng khoan" - anh Thắng nói.

Mấy ngày sau khi xảy ra sự việc, vợ chồng anh đã đến Công ty nước sạch Tây Hà Nội làm việc.

Tại đây, đại diện công ty lí giải rằng, do không biết sự việc xảy ra từ bao giờ, do đó công ty sẽ tính mức truy thu từ lúc lắp đặt đồng hồ, bắt đầu từ tháng 10.2018 đến tháng 3.2023 là 51 tháng.

"Tính trung bình 60 m3/tháng, nhân với giá nước kinh doanh là 25.000 đồng/khối, cộng thêm 1.500.000 đồng tiền thay đồng hồ mới, tổng cộng là 81.500.000 đồng" - anh Thắng dẫn lại lời của đại diện Công ty nước sạch Tây Hà Nội.

Anh Thắng cho biết cảm thấy khó hiểu với mức truy thu trên. Bởi, mỗi tháng phía công ty đều có nhân viên đến kiểm tra công tơ và đều không phát hiện bất cứ vấn đề nào về công tơ.

Thêm vào đó, gia đình anh đều đóng tiền nước đầy đủ, chưa bao giờ đóng thiếu, đóng chậm.

Cụ thể, tháng 10.2022, khu trọ cho thuê của anh Thắng sử dụng hết 689.486 đồng tiền nước, tháng 11.2022 là 1.044.782 đồng, tháng 12.2022 là 892.152 đồng; 3 tháng đầu năm 2023, anh thanh toán lần lượt là 559.218 đồng; 111.569 đồng và 406.948 đồng tiền nước.

Từ ngày 17.3, gia đình anh Thắng bị tạm dừng dịch vụ cung cấp nước sạch.

Tất cả thông tin về tiền nước hàng tháng và thông tin chuyển khoản đều được lưu trữ trong tài khoản Zalo của anh. 

Lỗ lắp đặt công tơ đồng hồ nước đã bị lấp lại. Ảnh: Hữu Chánh
Lỗ lắp đặt công tơ đồng hồ nước đã bị lấp lại. Ảnh: Hữu Chánh

Phản ánh với Lao Động, nhiều hộ dân trên địa bàn cho biết cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Anh T.L.T (xóm 5 Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức) cho biết, năm 2022 anh cũng được một nhân viên thông báo đồng hồ nước có lỗ thủng và yêu cầu anh T đến công ty làm việc.

"Khi đến công ty, tôi được người đại diện công ty nước cho xem hình ảnh về công tơ đồng hồ có lỗ thủng và có 1 cái que cắm vào lỗ thủng đó. Công ty yêu cầu tôi đóng phạt mấy chục triệu đồng.

Khi đó, tôi cũng có trình bày rằng không thể nắm rõ sự tình vì bố tôi hiện sống tại đó, còn tôi sống ở nơi khác. Sau một hồi nói chuyện, họ giảm xuống còn mười mấy triệu.

Một phần vì sợ bố không có nước sạch để sử dụng, phần khác do cũng không muốn lằng nhằng nên tôi đã đóng luôn số tiền đó. Khi tôi đóng xong họ cũng không đưa cho tôi hoá đơn, chứng từ gì" - anh T kể lại.

Thế nhưng, anh T cũng không khỏi thắc mắc rằng, dù bị phía công ty nói rằng "nghi ngờ công tơ nước bị can thiệp", song từ khi sử dụng nước sạch đến nay, nhà anh vẫn đóng đều khoảng 200.000 đồng tiền nước/ tháng - dù là thời điểm trước hay sau khi bị truy thu.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ làm việc với đại diện Công ty nước sạch Tây Hà Nội. Tuy nhiên chưa có phản hồi cụ thể.

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Tuyến đường gần 1.500 tỉ ở Hà Nội bị chiếm dụng thành bãi xe, tập kết hàng

KHÁNH AN - PHAN ANH |

Sau 3 năm đi vào sử dụng, Đại lộ Chu Văn An (hay còn gọi là đường Nguyễn Xiển - Xa La) ở Hà Nội bị chiếm dụng thành bãi xe, nơi tập kết hàng hoá.

Dấu hiệu sai phạm tại 16 nhà máy nước sạch chương trình NTP ở Hưng Yên

Trần Tuấn |

16 nhà máy nước sạch nằm trong chương trình vệ sinh nông thôn (NTP) ở Hưng Yên có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nhà máy từ lâu đã bỏ hoang, không hoạt động, phải mua buôn nước từ đơn vị khác cấp cho người dân.

Kỳ lạ những nhà máy bỏ hoang vẫn cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân

Trần Tuấn |

Nhiều nhà máy nước không hoạt động, bỏ hoang đã lâu nhưng vẫn tiến hành cấp nước sạch, thu tiền từ hàng nghìn hộ dân. Chuyện lạ đang diễn ra tại tỉnh Hưng Yên.

Bắt giữ đối tượng cướp bưu cục tại Thái Nguyên

Lam Thanh |

Do cần tiền trả nợ, đối tượng Phan Thanh Hùng (SN 1992, trú tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình) đã liều lĩnh xông vào bưu cục cướp tài sản.

Thu nhập thấp, nhiều lao động ở Đà Nẵng không dám mơ đến nhà ở xã hội

THÙY TRANG - THANH NGUYÊN |

Không chỉ nguồn cung chung cư, nhà ở xã hội tại Đà Nẵng đang thiếu mà với mức giá từ 600 triệu đồng trở lên, nhiều lao động tại Đà Nẵng gần như không thể tiếp cận được với ước mơ có được căn nhà ổn định.

Ngân hàng lớn nhất Singapore đặt cược vào Việt Nam và 3 nước ASEAN

Song Minh |

UOB - ngân hàng lớn nhất Singapore - đặt cược vào Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia để tăng trưởng đột biến ở ASEAN.

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp điện gió vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỉ.

Việt Nam chuẩn bị ghi danh vào bản đồ Michelin thế giới

Chí Long |

Ngày 6.6 tới sẽ diễn ra lễ công bố danh sách nhà hàng được cẩm nang ẩm thực Michelin Guide tuyển chọn tại Hà Nội và TPHCM.

Tuyến đường gần 1.500 tỉ ở Hà Nội bị chiếm dụng thành bãi xe, tập kết hàng

KHÁNH AN - PHAN ANH |

Sau 3 năm đi vào sử dụng, Đại lộ Chu Văn An (hay còn gọi là đường Nguyễn Xiển - Xa La) ở Hà Nội bị chiếm dụng thành bãi xe, nơi tập kết hàng hoá.

Dấu hiệu sai phạm tại 16 nhà máy nước sạch chương trình NTP ở Hưng Yên

Trần Tuấn |

16 nhà máy nước sạch nằm trong chương trình vệ sinh nông thôn (NTP) ở Hưng Yên có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, trốn thuế. Bên cạnh đó, một số nhà máy từ lâu đã bỏ hoang, không hoạt động, phải mua buôn nước từ đơn vị khác cấp cho người dân.

Kỳ lạ những nhà máy bỏ hoang vẫn cấp nước sạch cho hàng nghìn hộ dân

Trần Tuấn |

Nhiều nhà máy nước không hoạt động, bỏ hoang đã lâu nhưng vẫn tiến hành cấp nước sạch, thu tiền từ hàng nghìn hộ dân. Chuyện lạ đang diễn ra tại tỉnh Hưng Yên.