Người dân Quảng Nam ngậm ngùi mang hàng trăm tấn sắn đi đổ

Thanh Chung |

Sắn đã thu hoạch được nhiều ngày nhưng không có thương lái đến thu mua, hàng trăm tấn sắn bốc mùi hôi thối nên người dân phải mang đi đổ.

Do mưa lớn khiến hàng nghìn hecta trồng sắn ở huyện Quế Sơn bị ngập trong nước. Người dân tranh thủ thu hoạch để giảm thiệt hại, tuy nhiên sau khi thu hoạch về thì không có người mua. Sắn để lâu ngày bốc mùi hôi thối, người dân mang đi đổ.

Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.

Ông Trần Công Hùng (47 tuổi, thôn An Phú, xã Quế Mỹ) cho biết, gia đình ông có 8 sào sắn đã đến thời kỳ thu hoạch thì bị mưa lớn gây ngập trong nhiều ngày. Cây nào nhổ lên cũng bị thối hơn một nửa.

Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.

Theo ông Hùng, giá bán năm trước được 1.600 đồng/kg tại chỗ, còn chở xuống nhà máy chế biến tinh bột sắn thì được 1.800 đồng/kg, thu về gần 4 triệu đồng. Năm nay sản lượng còn một tấn, giá bán 1.000 đồng tuy nhiên mỗi kg lại bị trừ 20-50%, thu về 600.000 đồng một sào. Như vậy đợt này lỗ ít nhất 25 triệu đồng.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ ruộng.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Phượng dọn số sắn hư còn lại đem đi đổ .

Bà Nguyễn Thị Phượng (53 tuổi, thôn Phước Thượng, xã Quế Thuận) cho biết, thương lái đến hỏi mua nhưng chờ mãi không thấy quay lại. Ước tính thu hoạch đợt này được khoảng 8 tấn sắn nhưng chỉ bán được 3 tấn còn 5 tấn bị thối. Sắn được tập kết giữa khu dân cư nhưng bị hư hỏng bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm. Bà Phường cùng chồng hằng ngày lựa ra những củ hư thối chở ra ruộng để đổ.

Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.
Bà Phượng đổ hàng tấn sắn ra ruộng để làm phân bón.

"Tôi cùng hàng trăm hộ trồng sắn ở đây không bán được đành chở ra ruộng để đổ làm phân. Hơn 10 năm trồng sắn, đây là lần đầu tiên thu hoạch không có người mua. Người dân thu nhập chính từ làm nông mà thiệt hại nhưng thế này khiến tôi cũng như các hộ trồng sắn gặp nhiều khó khăn”- bà Phương nói.

Ông Nguyễn Sửu – Trưởng phòng NN-PTNN huyện Quế Sơn cho biết, khoảng 2.500ha sắn, trong đó thiệt hại hơn 1.500ha, tập trung ở các xã Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế An, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, thị trấn Đông Phú.

Theo ông Tánh, giá bán năm nay là 1.000 đồng tại ruộng; 1.300 đồng vận chuyển đến nhà máy. Chính quyền cũng đã có khuyến cáo người dân nên trồng sắn ở vùng cao để tránh tình trạng ngập thối. Trong năm nay, mức giá có giảm do dịch COVID-19 làm ảnh hưởng, các doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu mới.

"Không có chuyện nhà máy không thu mua và ép giá. Nếu nhà máy ép giá chính quyền sẽ làm việc ngay. Bên cạnh đó, mưa lũ khiến nhà máy chế biến sắn trên địa bàn mất điện, phải dừng hoạt động 4 ngày, dẫn đến một lượng sắn đã thu hoạch không tiêu thụ được”- ông Sửu nói sắn bán cho nhà máy không chỉ riêng Quảng Nam mà còn từ nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khác chở đến. Số lượng quá lớn nên nhà máy sản xuất không kịp, người dân đành phải chờ.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ huyện Cam Lộ: Đoàn viên công đoàn giúp dân thu hoạch sắn chạy lũ

HƯNG THƠ - HOÀNG TUÂN |

Nước ngập các nương sắn, nguy cơ mất trắng nếu không được thu hoạch kịp thời. Để hỗ trợ người dân, LĐLĐ huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đã huy động đoàn viên công đoàn xắn tay thu hoạch sắn chạy lũ.

Sau Quốc lộ 91, đến lượt kênh Cái Sắn có nguy cơ sạt lở lớn

Lục Tùng |

Chưa hết lo lắng trước khả năng sạt lở bờ sông Hậu tấn công Quốc lộ 91, đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang tiếp tục đón nhận nguy cơ sạt lở lớn trên đoạn kênh dẫn nước từ sông Hậu vào tận Rạch Giá (Kiên Giang)

Quảng Trị: Nhà máy cho nông dân trồng sắn vay không lãi suất để cầm cự

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng dịch COVID-19, mặt hàng tinh bột sắn tạm thời không xuất khẩu được, nên nhà máy phải trữ hàng trong kho với tổng trị giá hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, thấy nông dân trồng sắn thiếu trước hụt sau, nhà máy đi vay ngân hàng rồi cho nông dân vay lại không lãi suất.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

LĐLĐ huyện Cam Lộ: Đoàn viên công đoàn giúp dân thu hoạch sắn chạy lũ

HƯNG THƠ - HOÀNG TUÂN |

Nước ngập các nương sắn, nguy cơ mất trắng nếu không được thu hoạch kịp thời. Để hỗ trợ người dân, LĐLĐ huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đã huy động đoàn viên công đoàn xắn tay thu hoạch sắn chạy lũ.

Sau Quốc lộ 91, đến lượt kênh Cái Sắn có nguy cơ sạt lở lớn

Lục Tùng |

Chưa hết lo lắng trước khả năng sạt lở bờ sông Hậu tấn công Quốc lộ 91, đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang tiếp tục đón nhận nguy cơ sạt lở lớn trên đoạn kênh dẫn nước từ sông Hậu vào tận Rạch Giá (Kiên Giang)

Quảng Trị: Nhà máy cho nông dân trồng sắn vay không lãi suất để cầm cự

HƯNG THƠ |

Ảnh hưởng dịch COVID-19, mặt hàng tinh bột sắn tạm thời không xuất khẩu được, nên nhà máy phải trữ hàng trong kho với tổng trị giá hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, thấy nông dân trồng sắn thiếu trước hụt sau, nhà máy đi vay ngân hàng rồi cho nông dân vay lại không lãi suất.