Người dân nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu học trực tuyến

LÊ PHI LONG |

Tỉnh Quảng Bình lưu ý cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm việc dạy và học được triển khai hiệu quả, vì cơ sở vật chất của người dân nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến.

Ngày 3.9 Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng vừa làm việc với Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhằm bàn biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang diễn ra rất phức tạp tại địa phương. 

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng chỉ đạo, sau hơn một tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, cần có sự rà soát, xem xét, đánh giá tổng thể về công tác phòng, chống dịch thời gian qua; xác định các biện pháp cần tập trung triển khai để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới.

Trước tình hình thực tế tại địa phương, ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh - đã nêu lên một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như: Ưu tiên xét nghiệm, sàng lọc F0; đẩy mạnh truy vết, cách ly hiệu quả; tăng cường và chăm lo điều trị, cố gắng không để vì yếu tố chủ quan mà bệnh nhân tử vong…

Về công tác điều trị, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ngành Y tế phối hợp với các ngành liên quan tích cực chăm sóc bệnh nhân, nhất là bệnh nhân thuộc cấp 1, không triệu chứng. Tỉnh sẽ bổ sung kinh phí để bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến này, giúp bệnh nhân được điều trị, chăm sóc chu đáo, nhanh khỏi bệnh.

Do thời gian giãn cách tiếp tục kéo dài, các địa phương cần có phương án phù hợp để bảo đảm nhu yếu phẩm cho bà con, đặc biệt lưu ý các trường hợp khó khăn như hộ nghèo, gia đình chính sách, người neo đơn… để kịp thời giúp đỡ.

Việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân vùng cách ly ở Quảng Bình được chú trọng. Ảnh: CTV
Việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân vùng cách ly ở Quảng Bình được chú trọng. Ảnh: CTV

Về kế hoạch chuẩn bị cho năm học mới, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lưu ý cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm việc dạy và học được triển khai hiệu quả, vì cơ sở vật chất của người dân nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến.

Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, tổng số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 toàn tỉnh từ trước đến nay là 667 trường hợp, trong đó có 79 trường hợp đã điều trị khỏi.

Trong hôm qua (2.9), tỉnh Quảng Bình phát hiện 19 ca dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả ca mắc mới đều ở trong khu vực phong tỏa và các khu cách ly trên địa bàn tỉnh. Số liệu trên cho thấy, số người phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 tại Quảng Bình đã giảm nhiều so với những ngày trước đây.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Xúc động tâm thư của nhà trường gửi cho phụ huynh về dạy học trực tuyến

PHAN DUY NGHĨA |

Để vượt qua khó khăn và thử thách trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng đại dịch đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà giáo và sự chung tay tích cực của phụ huynh học sinh.

Phụ huynh “trở tay không kịp” với phương án học trực tuyến

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu là một trong số ít các tỉnh miền Tây có ít ca nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, ngày 23.8, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định khẩn cấp phong toả, cách ly y tế toàn TP.Bạc Liêu, các đơn vị còn lại trở lại giãn cách theo Chỉ thị 16. Phương án dạy và học theo hình thức online buộc phải thực hiện.

Dạy học trực tuyến cho trẻ lớp 1: Lo lắng về chất lượng

Tường Vân |

Hiện nhiều trường ngoài công lập tại Hà Nội đã bắt đầu dạy học trực tuyến cho trẻ lớp 1. Sau 1, 2 tuần học tập, nhiều phụ huynh bày tỏ e ngại về lịch học dày đặc cũng như hiệu quả trong việc dạy học trực tuyến.

Dạy học trực tuyến, biến “nguy” thành “cơ”

QUANG ĐẠI |

Ưu điểm nổi bật của dạy học trực tuyến là phát huy nội lực, ý thức tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện kỹ năng.

Không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non trong năm học mới

Bích Hà |

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GDĐT) cho biết, năm học mới 2021-2022, các cơ sở giáo dục mầm non sẽ không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ, mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn, chăm sóc trẻ tại nhà.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Xúc động tâm thư của nhà trường gửi cho phụ huynh về dạy học trực tuyến

PHAN DUY NGHĨA |

Để vượt qua khó khăn và thử thách trong năm học 2021-2022 do ảnh hưởng đại dịch đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà giáo và sự chung tay tích cực của phụ huynh học sinh.

Phụ huynh “trở tay không kịp” với phương án học trực tuyến

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu là một trong số ít các tỉnh miền Tây có ít ca nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, ngày 23.8, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định khẩn cấp phong toả, cách ly y tế toàn TP.Bạc Liêu, các đơn vị còn lại trở lại giãn cách theo Chỉ thị 16. Phương án dạy và học theo hình thức online buộc phải thực hiện.

Dạy học trực tuyến cho trẻ lớp 1: Lo lắng về chất lượng

Tường Vân |

Hiện nhiều trường ngoài công lập tại Hà Nội đã bắt đầu dạy học trực tuyến cho trẻ lớp 1. Sau 1, 2 tuần học tập, nhiều phụ huynh bày tỏ e ngại về lịch học dày đặc cũng như hiệu quả trong việc dạy học trực tuyến.

Dạy học trực tuyến, biến “nguy” thành “cơ”

QUANG ĐẠI |

Ưu điểm nổi bật của dạy học trực tuyến là phát huy nội lực, ý thức tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện kỹ năng.

Không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non trong năm học mới

Bích Hà |

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GDĐT) cho biết, năm học mới 2021-2022, các cơ sở giáo dục mầm non sẽ không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ, mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn, chăm sóc trẻ tại nhà.