Người dân làng làm bánh chưng ngon nức tiếng "tiết lộ" cách gói bánh chuẩn hương vị Tết

HẢI ĐĂNG |

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vốn được mệnh danh là thủ phủ của bánh chưng. Những ngày này, dân làng tất bật chạy đua với thời gian để kịp phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2024.

Bí quyết của người trong nghề

Mỗi người một việc, làng Tranh Khúc nhộn nhịp những ngày cuối năm. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Mỗi người một việc, làng Tranh Khúc nhộn nhịp những ngày cuối năm. Ảnh: HẢI ĐĂNG

55 cái Tết gắn bó với nghề gói bánh chưng, bà Đặng Thị Mỹ Tho có thể coi là "chuyên gia" trong nghề gói bánh.

Bà chẳng thể nhớ mình đã gói được bao nhiêu chiếc bánh. Tuy nhiên, bà Tho nhớ nhất chính là bí quyết làm nghề được cha truyền - con nối từ nhiều đời ở làng Tranh.

Bà Tho cho biết, từ khi lên 7, bà đã được mẹ dạy cách chọn nguyên liệu. Theo đó, gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng mới hoặc gạo nếp nhung được mua từ huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định).

Đậu xanh được tuyển chọn của vùng An Khê (tỉnh Gia Lai), tuy hạt không to nhưng khi đánh ra có vị béo ngậy, vàng óng. Phần lá dong để gói bánh phải là loại lá tẻ, bản to, màu xanh mướt, không bị sâu, rách được trồng xung quanh làng.

Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng mới hoặc gạo nếp nhung được mua từ huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Ảnh: HẢI ĐĂNG
Gạo nếp phải là gạo nếp cái hoa vàng mới hoặc gạo nếp nhung được mua từ huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định). Ảnh: HẢI ĐĂNG
Phần đậu xanh đánh nhuyễn được bọc cùng lớp thịt ba chỉ. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Phần đậu xanh đánh nhuyễn được bọc cùng lớp thịt ba chỉ. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Điều làm nên sự khác biệt của bánh chưng làng Tranh nằm ở công đoạn gói bánh. Người dân làng Tranh gói bánh bằng tay thay vì dùng khuôn mà vẫn đảm bảo chiếc bánh vuông vức, đẹp mắt.

Một chiếc bánh chưng “chín rền”, khi gói người thợ phải khéo léo để “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, đôi tay gói phải chặt tay, không cần dùng lực ép mà bánh vẫn chặt, miếng bánh sau khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần.

Khi bọc sẽ không lấy đậu bọc kín thịt mà luôn để hở, giúp khi luộc bánh mỡ chảy ra thấm vào lớp vỏ gạo. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Khi bọc sẽ không lấy đậu bọc kín thịt mà luôn để hở, giúp khi luộc bánh mỡ chảy ra thấm vào lớp vỏ gạo. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Trung bình 1 tiếng, bà Tho có thể gói tới 100-150 chiếc hoàn toàn bằng tay mà không cần khuôn, một ngày gói được 1.000 chiếc đều nhau tăm tắp. Sau khi gói xong, bánh chưng sẽ được luộc trong nồi nước từ 10 -12 tiếng, khi nước cạn phải đổ thêm nước để bánh dẻo thơm, để được lâu.

Đến khi bánh có hương vị dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, của đậu xanh An Khê, của thịt ba chỉ hoà quyện với hương thơm của lá dong xanh đánh thức mọi giác quan của người thưởng thức là đạt yêu cầu.

Ngoài việc chọn nguyên liệu tỉ mỉ, cách gói độc đáo thì cái tâm của người làm nghề ở làng Tranh cũng là bí quyết quan trọng trong chiếc kiềng 3 chân vững chắc tạo nên tên tuổi của làng Tranh. “Chúng tôi chấp nhận lấy công làm lãi, từ bỏ lợi nhuận trước mắt vì chúng tôi tự hào về cái nghề truyền thống của làng Trang mình - làng nghề đậm đà chất quê ngày Tết qua chiếc bánh chưng”, bà Tho nhấn mạnh.

Đôi tay của người gói phải chặt tay, không cần dùng lực ép. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Đôi tay của người gói phải chặt tay, không cần dùng lực ép. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Bánh chưng xuất ngoại

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Mão - Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Hà - cho biết, làng Tranh Khúc hiện có 104 hộ làm nghề và 20 hộ chuyên làm bánh chưng xuất khẩu sang các nước như: Ba Lan, Nga, Đức, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Năm 2011, làng Tranh Khúc được UBND thành phố Hà Nội trao tặng bằng công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Hiện nay, sản phẩm bánh chưng của làng nghề đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và OCOP 4 sao, đáp ứng tính tất yếu của thời đại.

Trung bình 1 tiếng, bà Tho có thể gói tới 100-150 chiếc hoàn toàn bằng tay mà không cần khuôn. Ảnh: HẢI ĐĂNG
Trung bình 1 tiếng, bà Tho có thể gói tới 100-150 chiếc hoàn toàn bằng tay mà không cần khuôn. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Về phương hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới, UBND xã Duyên Hà sẽ gắn phát triển du lịch trải nghiệm, hướng tới giới thiệu mô hình sản xuất bánh chưng của làng nghề Tranh Khúc.

Vẫn là lá dong xanh, là gạo nếp cái hoa vàng, nhân đỗ xanh… nhưng bánh chưng làng Tranh vẫn đứng vững trong lòng biết bao người con đất Việt. Không chỉ gìn giữ giá trị truyền thống, chiếc bánh chưng cũng giúp cho người làm nghề ở làng Tranh Khúc có được cuộc sống no đủ.

Từng chiếc bánh gói trọn tâm tình cứ thế được chuyển đi khắp nơi trong thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí là theo những chuyến bay vượt qua biên giới đến với cộng đồng người Việt Nam xa quê hương ở nước ngoài, mang trọn vẹn hương vị Tết Việt đến với bạn bè quốc tế.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Nhà chùa gói hàng nghìn cặp bánh chưng tặng bà con ăn Tết

HƯNG THƠ |

Gần 3.000 cặp bánh chưng do chính tay các phật tử gói, nấu và 1.000 suất quà được Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) gửi tặng cho người dân trên địa bàn ăn Tết.

Người cao tuổi tất bật gói bánh chưng, đón Tết ở gia đình thứ hai

NGỌC THÙY |

Tại viện dưỡng lão Diên Hồng (cơ sở 1, khu đô thị Đô Nghĩa, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) không khí Tết Nguyên đán ngập tràn khi các cụ ông, cụ bà cùng đội ngũ cán bộ nhân viên rộn ràng chuẩn bị cho từng mẻ bánh chưng chào đón năm mới.

10.000 bánh chưng xanh tỏa hương khắp bản làng biên giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong 2 ngày từ 31.1 đến 1.2, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phát động gói 10.000 bánh chưng xanh tặng cho các hộ nghèo vùng biên giới.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhà chùa gói hàng nghìn cặp bánh chưng tặng bà con ăn Tết

HƯNG THƠ |

Gần 3.000 cặp bánh chưng do chính tay các phật tử gói, nấu và 1.000 suất quà được Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) gửi tặng cho người dân trên địa bàn ăn Tết.

Người cao tuổi tất bật gói bánh chưng, đón Tết ở gia đình thứ hai

NGỌC THÙY |

Tại viện dưỡng lão Diên Hồng (cơ sở 1, khu đô thị Đô Nghĩa, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) không khí Tết Nguyên đán ngập tràn khi các cụ ông, cụ bà cùng đội ngũ cán bộ nhân viên rộn ràng chuẩn bị cho từng mẻ bánh chưng chào đón năm mới.

10.000 bánh chưng xanh tỏa hương khắp bản làng biên giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Trong 2 ngày từ 31.1 đến 1.2, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phát động gói 10.000 bánh chưng xanh tặng cho các hộ nghèo vùng biên giới.