Miền Trung ngổn ngang sau lũ dữ: Người dân đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường

NHÓM PV |

Trận mưa lũ tại miền Trung vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, bên cạnh đó nhiều địa phương còn đối mặt với nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sau lũ. Hiện, song song với công tác cứu trợ, khôi phục sản xuất, các địa phương đang tập trung dọn vệ sinh, phòng dịch bệnh sau lũ. Người dân cũng cần được hỗ trợ các loại hóa chất xử lý nước, tẩy trùng, khử độc, các loại thuốc chữa bệnh thông thường phòng chữa tiêu chảy, sốt rét, sốt vi rút…

Nguy cơ xuất hiện dịch bệnh

Quảng Trị là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất về người và tài sản trong trận lũ lịch sử vừa qua. Hiện nay, nhiều nơi đang đối diện với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải bủa vây, trong khi hệ thống y tế chưa hoàn toàn khôi phục, người dân nhiều nơi còn rất thiếu thốn về phương tiện sinh hoạt và các loại hóa chất, thuốc men phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông vẫn còn tắc nghẽn ở nhiều nơi gây hạn chế rất lớn trong công tác cứu trợ, phòng dịch bệnh.

Lực lượng vũ trang Quảng Trị hỗ trợ người dân, các nhà trường dọn vệ sinh sau lũ. Ảnh: Hưng Thơ
Lực lượng vũ trang Quảng Trị hỗ trợ người dân, các nhà trường dọn vệ sinh sau lũ. Ảnh: Hưng Thơ

Ông Đỗ Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, tính đến ngày 23.10, do ảnh hưởng mưa lũ, tại tỉnh Quảng Trị có 17 công trình cấp nước bị hư hỏng (huyện Đakrông 15, huyện Hướng Hóa 2) và hàng nghìn công trình nước sinh hoạt nông thôn, hộ gia đình bị đất đá vùi lấp, cuốn trôi và hư hỏng nặng. Mưa lũ khiến môi trường ô nhiễm, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để véc-tơ truyền bệnh như muỗi, ruồi... sinh trưởng mạnh, gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó, tại các vùng ngập lụt, nguồn nước bị nhiễm bẩn, môi trường sống ô nhiễm sẽ làm gia tăng nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, nước ăn chân, viêm da, đau mắt đỏ, mắt hột...

Để phòng chống, trước mưa lũ, 100% các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế đã lên kế hoạch, đảm bảo triển khai hoạt động cấp cứu, khám, chữa bệnh, dự trù đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư cần thiết phục vụ công tác phòng chống lụt, bão. Sau mưa lũ, hiện đang triển khai công tác hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó, tổ chức thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật chết, xử lý môi trường. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, khử trùng nước sinh hoạt bằng Cloramin B, phèn chua, vôi bột tại vùng bị ngập lụt.

“Chúng tôi đã khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong, sau mưa lũ. Đó là thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt” - ông Đỗ Văn Hùng, cho biết.

Do hậu quả của mưa lớn, nước lũ từ nguồn đổ về, dâng cao mang theo nhiều rác thải từ các loại thân, lá cây và bèo tây lấp đầy các đoạn sông làm cản trở dòng chảy, hoặc dạt vào bờ chất thành đống gây ô nhiễm môi trường. Lượng rác hình thành sau lũ tăng lên rất nhiều, tràn ngập vườn tược, đường giao thông, ruộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, giao thông đi lại của người dân. Nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ, đợi nước rút hết, Sở KHCN Quảng Trị khuyến khích và hướng dẫn cho người dân ở những khu vực có nhiều rác hữu cơ, bèo tây sử dụng chế phẩm vi sinh Compo - QTMIC do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KHCN Quảng Trị sản xuất để ủ làm phân bón hữu cơ sinh học. Việc xử lý bèo tây và các loại rác hữu cơ sau lũ thành phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người dân giải quyết nhanh lượng rác hữu cơ, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nông thôn và có thêm phân bón để phục vụ sản xuất trong vụ đông xuân sắp tới khi mà các loại phân chuồng đã bị lũ cuốn trôi.

Tại Quảng Bình, ngày 23.10, nước lũ trên các sông ở Quảng Bình đang rút nhanh, nhiều tuyến đường giao thông được khôi phục, công tác vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa lũ được người dân, các đơn vị tích cực tiến hành. Hơn 16.000/32.000 hộ dân được di dời đến nơi an toàn đã trở về nơi cư trú để vệ sinh nhà cửa, thau rửa công trình, súc rửa nguồn cấp nước. Từ ngày 22-23.10, Ban Quản lý Các công trình công cộng huyện Bố Trạch cũng đã huy động công nhân, người lao động vệ sinh, dọn dẹp rác trên các đoạn đường tại thị trấn Phong Nha. Đoàn Thanh niên huyện huy động 250 đoàn viên, thanh niên giúp dọn vệ sinh tại các điểm trường xã Phúc Trạch, thị trấn Phong Nha, để sớm đón học sinh đến trường.

Tại các huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tuy nước chưa rút hết, nhưng công tác vệ sinh, khắc phục hậu quả mưa lũ tại hai địa phương này đang được người dân, các đơn vị tích cực triển khai với phương châm “nước rút đến đâu vệ sinh đến đó”. Ông Phạm Văn Dần - Phó Chủ tịch UBND xã Võ Ninh cho biết: Ngay khi lũ rút, bà con nhân dân và cán bộ xã chủ động công tác khắc phục hậu quả và tu sửa công trình bị hư hỏng. Cùng đó, tập trung việc xử lý kịp thời nguồn nước uống cho dân cư địa phương, để không xảy ra tình trạng bệnh dịch sau lũ.

Cung cấp nước sạch, khôi phục sản xuất

Đến trưa ngày 23.10, lũ tại tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản rút và có nắng to. Tranh thủ thời tiết năng nóng, đồng loạt người dân các xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh, Cẩm Quang, Cẩm Duệ… (huyện Cẩm Xuyên) và nhiều xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã mang các vật dụng, đồ đạc, quần áo… ra phơi, sau nhiều ngày chìm trong nước lũ.

Người dân các địa phương trên đã mang rất nhiều lúa ra phơi trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Cẩm Xuyên), khiến tuyến đường tràn ngập lúa và kéo dài hàng chục km. Tại đây, hầu hết lúa bà con phơi đều đổi màu và bốc mùi hôi thối. Ông Nguyễn Ngọc Văn (58 tuổi, trú tại thôn 5, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, trong đợt lũ vừa qua, 2 tấn lúa của gia đình ông bị ngập hết và bốc mùi không thể sử dụng.

Tại TP.Hà Tĩnh, đang đối mặt với bùn đất, và lượng rác thải khổng lồ. Cùng với việc tăng cường thu dọn, xử lý lượng rác thải ùn ứ, TP.Hà Tĩnh đang chỉ đạo các đơn vị khẩn trương cung cấp đủ nước sạch cho dân sử dụng.

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề đối với hạ tầng cấp nước của Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh. Theo ông Võ Ngọc Vinh - Giám đốc Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh cho biết: “Hệ thống trạm bơm tăng áp Đại Nài ở TP Hà Tĩnh (bao gồm 7 máy bơm tăng áp và hệ thống tủ điều khiển) bị ngập sâu hơn 3m. Ngoài ra, trạm bơm tăng áp Thạch Trung và trạm bơm tăng áp Thạch Hạ (TP.Hà Tĩnh) cũng bị ngập sâu hơn 2m. Thiệt hại ban đầu ước tính khoảng trên 5 tỉ đồng”. Khi trạm tăng áp Đại Nài bị tê liệt, ảnh hưởng tới việc cấp nước cho trên 45.000 khách hàng TP.Hà Tĩnh và các vùng phụ cận, Công ty triển khai phương án bơm nước sạch từ khu xử lý Thạch Điền (Thạch Hà) về thẳng cho các hộ khách hàng. Đến nay, việc cung cấp nước sạch cho TP.Hà Tĩnh và vùng phụ cận đã trở lại bình thường (đạt 100% công suất).

Đến sáng 23.10, còn trên 1.400 hộ khách hàng của xã Thạch Long (Thạch Hà) đang bị mất nước do trạm bơm tăng áp Thạch Trung gặp sự cố (chiếm 1,65% khách hàng toàn công ty). Hiện, công nhân Công ty CP Cấp nước Hà Tĩnh đang nỗ lực khắc phục để sớm cấp nước trở lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân ở khu vực này.

Ngoài ra, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp cùng các đội thiện nguyện đang tổ chức khảo sát, hỗ trợ người dân cây, con giống, vật nuôi, sách vở để người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau lũ.

Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KHCN Nghệ An cho biết: “Vấn đề vệ sinh môi trường sau lũ cần được hết sức chú trọng. Sở KHCN Nghệ An đã chế tạo thành công máy lọc nước công suất 10m3/ngày, giá thành chỉ 10 triệu đồng. Nếu được các doanh nghiệp, mạnh thường quân tài trợ, đơn vị miễn phí công lắp đặt. Bên cạnh đó, người dân cũng cần được hỗ trợ các loại hóa chất xử lý nước, tẩy trùng, khử độc, các loại thuốc chữa bệnh thông thường phòng chữa tiêu chảy, sốt rét, sốt virus…”.

Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai chương trình “Triệu vòng tay hướng về đồng bào vùng lũ”.

Chương trình nhằm tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong và ngoài nước quyên góp kinh phí đến các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra; đặc biệt là với NLĐ bị ảnh hưởng kép mưa lũ và dịch COVID-19.

Chương trình tiếp nhận tin nhắn ủng hộ từ ngày 1.9.2020 đến hết ngày 30.10.2020 với cú pháp: BL gửi 1407. Mỗi tin nhắn, bạn đã đóng góp 20.000 đồng cho các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank - chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội; ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088. Ủng hộ miễn phí tại BIDV - chi nhánh Hoàn Kiếm, STK: 12410001122556

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Mưa lũ tại miền Trung: Con số tử nạn và mất tích đã lên tới 138 người

Vũ Long |

Mưa lũ, ngập lụt kéo dài tại miền Trung từ ngày 6-23.10 đã khiến 117 người tử nạn (tăng 3 người, Hà Tĩnh: 2, Quảng Bình: 1).

Mưa lũ tại Quảng Nam làm 11 người tử vong, gây thiệt hại gần 1.500 tỉ đồng

Thanh Chung |

Ngày 23.10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kê trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Bộ Y tế chỉ ra những bệnh dịch có thể mắc phải khi mưa lũ

Lệ Hà |

Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Mưa lũ tại miền Trung: Con số tử nạn và mất tích đã lên tới 138 người

Vũ Long |

Mưa lũ, ngập lụt kéo dài tại miền Trung từ ngày 6-23.10 đã khiến 117 người tử nạn (tăng 3 người, Hà Tĩnh: 2, Quảng Bình: 1).

Mưa lũ tại Quảng Nam làm 11 người tử vong, gây thiệt hại gần 1.500 tỉ đồng

Thanh Chung |

Ngày 23.10, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kê trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Bộ Y tế chỉ ra những bệnh dịch có thể mắc phải khi mưa lũ

Lệ Hà |

Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.