Người cựu chiến binh hết mình với công tác tri ân đồng đội sau cuộc chiến chính nghĩa năm 1979

An Trịnh |

Cao Bằng - Bước ra từ cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc, với thương tích trên cơ thể, cựu binh Lê Thanh Triều vẫn miệt mài với những hoạt động tri ân nghĩa tình.

Mỗi dịp tháng 2 dương lịch, trong tiết trời xuân se lạnh miền sơn cước, mỗi khi sức khoẻ cho phép người cựu binh Lê Thanh Triều (SN 1957, Tổ 7 phường Sông Bằng) lại đi thăm những những đồng đội chiến đấu năm xưa.

Trong khuôn viên ngôi nhà 2 tầng khang trang, người cựu chiến binh với khuôn mặt cương nghị, râu tóc bạc trắng, giọng trầm hùng kể lại những ký ức bi tráng của một giai đoạn lịch sử nơi biên cương Tổ quốc.

Cựu chiến binh Lê Hải Triều kể về những ngày khói lửa.
Cựu chiến binh Lê Thanh Triều đang kể lại những kí ức năm xưa.

Ở tuổi ngoài 20, ông Triều nhập ngũ đóng quân tại khu vực biên giới Cao Bằng. Cuộc chiến bảo vệ biên cương nổ ra (2.1979), đơn vị ông được lệnh cơ động từ khu vực huyện Trùng Khánh (bao gồm cả Trà Lĩnh khi chưa sáp nhập) xuống Khau Chỉa (Quảng Hoà) để bảo vệ Tổ quốc.

Nhiều người hy sinh trong chiến đấu, không thể gặp được người thân lần cuối. Có những anh em có bạn gái đang làm việc trong các đơn vị quân đội đóng ngay thị xã Cao Bằng mà lúc cận kề cái chết họ cũng không thể gặp nhau.

Ông Lê Hải Triều (thứ 3 hàng đầu từ phải sang) trong một lần gặp mặt đồng đội cũ.
Ông Lê Thanh Triều (thứ 3 hàng đầu từ phải sang) trong một lần gặp mặt đồng đội cũ.

Cuộc chiến tại Cao Bằng kết thúc, chiến sĩ Lê Thanh Triều với thành tích xuất sắc đã được giới thiệu về Hà Nội tham gia lễ vinh danh những người có thành tích nổi bật trong chiến đấu.

Năm 1987, ông ra quân, trở về cuộc sống đời thường với những vết thương trên cơ thể được giám định là bệnh binh 75%, thương binh trên 20%.

Huân chương cao quý được nhà nước trao tặng.
Huân chương cao quý được Nhà nước trao tặng.

Luôn nêu cao tinh thần, phẩm chất bộ đội cụ Hồ, ông tiếp tục cùng gia đình tích cực tăng gia sản xuất canh tác nông nghiệp. "Gia đình trồng mía và nuôi ong lấy mật, thời điểm làm nhiều, gia đình trồng mấy nghìn cây mía cùng hơn 50 đàn ong. Từ đó kinh tế ngày một khá lên, 2 người con được ông bà nuôi ăn học hiện đều có việc làm thu nhập ổn định" - ông Lê Thanh Triều hào hứng nói.

Không những thế, người cựu binh này còn là nòng cốt trong Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 567. Hằng năm Ban luôn vận động được nguồn lực lớn các nhà hảo tâm tài trợ giúp đỡ những đồng đội khó khăn, xây dựng nhà hương tưởng niệm, ghi danh những địa điểm 2.1979 diễn ra những trận đánh ác liệt, mất mát hy sinh nhiều.

Nhân thân được Sở LĐTB&XH Cao Bằng tổ chức đưa đi thăm mộ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.
Nhân thân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh được Sở LĐTB&XH Cao Bằng tổ chức đưa đi thăm viếng.

"Cựu chiến binh Lê Thanh Triều là một tấm gương sáng khi trở về địa phương phát triển kinh tế gia đình tốt, đồng thời mang trong mình nỗi đau chiến tranh nhưng luôn tích cực tham gia các hoạt động tri ân, nghĩa tình với đồng đội" - bà Hoàng Thị Minh Hạnh - Trưởng Phòng LĐTB&XH TP Cao Bằng chia sẻ.

Bên cạnh những tấm gương sáng như cựu chiến binh Lê Thanh Triều, công tác chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng luôn được quan tâm thực hiện.

Theo số báo cáo kết quả thực hiện năm 2022 của Phòng người có công (Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng), trong năm qua phối hợp với các ban, ngành 17.353 suất quà đã được trao tới những người có công, nhân thân với tổng kinh phí trên 7 tỉ đồng.

Toàn tỉnh đã chi trả trợ cấp thường xuyên cho 4.323 đối tượng, với tổng số tiền trên 102 tỉ đồng mỗi năm. Năm 2022 1.549 trường hợp người có công với cách mạng và nhân thân được giải quyết. Đối với Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã vận động được trên 2 tỉ đồng cùng nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết nhận thức đầy đủ về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

An Trịnh
TIN LIÊN QUAN

Gặp gỡ cụ ông đầu tiên khai lập bản làng nơi biên giới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 30 năm, người đàn ông dân tộc Mông (ở huyện Mường Lát) nghe theo tiếng gọi di dân, chuyển cả gia đình về nơi xa nhất, hun hút nhất của huyện Quan Sơn. Việc làm này được xem là “viên gạch” đặt nền móng cho việc lập nên bản Ché Lầu, xã Na Mèo ngày nay.

Xuân về biên giới, xem sơn nữ đá bóng ghi bàn

An Trịnh |

Cao Bằng - Bóng đá từ lâu được biết đến như một món ăn tinh thần của người người dân miền biên viễn Tổ quốc.

Ma Li Pho vươn lên từ đống đổ nát sau chiến tranh biên giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đến Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) hôm nay có thể thấy một sự đổi thay, bứt phá - một điểm sáng ở vùng cao, biên giới. Cách đây hơn 40 năm, cũng chính mảnh đất này đã từng là một đống đổ nát, hoang tàn sau cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc.

TPHCM sắp khởi công di dời hạ tầng kỹ thuật để làm tuyến Metro số 2

MINH QUÂN |

TPHCM – Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dự kiến khởi công di dời, tái lập hạ tầng kỹ thuật trong quý 2 năm nay, hoàn thành năm 2024 để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công trong năm 2025.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Đẩy mạnh hợp tác, kết nối giao thông, kinh tế Việt Nam - Campuchia

Thanh Hà |

Chiều 21.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn đang thăm chính thức Việt Nam.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Gặp gỡ cụ ông đầu tiên khai lập bản làng nơi biên giới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 30 năm, người đàn ông dân tộc Mông (ở huyện Mường Lát) nghe theo tiếng gọi di dân, chuyển cả gia đình về nơi xa nhất, hun hút nhất của huyện Quan Sơn. Việc làm này được xem là “viên gạch” đặt nền móng cho việc lập nên bản Ché Lầu, xã Na Mèo ngày nay.

Xuân về biên giới, xem sơn nữ đá bóng ghi bàn

An Trịnh |

Cao Bằng - Bóng đá từ lâu được biết đến như một món ăn tinh thần của người người dân miền biên viễn Tổ quốc.

Ma Li Pho vươn lên từ đống đổ nát sau chiến tranh biên giới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đến Ma Ly Pho (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) hôm nay có thể thấy một sự đổi thay, bứt phá - một điểm sáng ở vùng cao, biên giới. Cách đây hơn 40 năm, cũng chính mảnh đất này đã từng là một đống đổ nát, hoang tàn sau cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc.