Ngư dân Hà Tĩnh neo đậu tàu thuyền, nông dân gặt lúa “chạy” bão Conson

TRẦN TUẤN |

Sáng nay (9.9), tàu thuyền của ngư dân Hà Tĩnh đã về neo đậu kín cảng cá để tránh trú bão Conson, trên các đồng ruộng, nông dân ra đồng chạy đua gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Ghi nhận của phóng viên Lao Động tại âu thuyền cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) đã có hàng trăm tàu, thuyền của địa phương và các tỉnh khác vào neo đậu tránh bão. Một số tàu vừa vào neo đậu, ngư dân khẩn trương giằng, néo để tránh va đập giữa các tàu.

Ngư dân đưa tàu vào neo đậu tránh bão ở cảng Cửa Sót. Ảnh: Trần Tuấn.
Ngư dân đưa tàu vào neo đậu tránh bão ở cảng Cửa Sót. Ảnh: Trần Tuấn.

“Tôi đưa thuyền vào tránh trú bão, không biết bão có vào không nhưng thuyền là tài sản lớn của gia đình, mình phải chủ động đưa vào neo đậu để an toàn tài sản” - anh Bùi Văn Định (38 tuổi, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) chia sẻ.

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, tính đến sáng nay, có 344 tàu, thuyền vào tránh trú bão tại các cảng cá Cửa Sót, cảng Cửa Hội và cảng Cửa Nhượng.

Riêng cảng Cửa Sót, tính hiện đã có hơn 230 tàu vào neo đậu, trong đó chủ yếu là tàu của địa phương, tàu ngoại tỉnh chỉ có 23 chiếc.

Để đảm bảo phòng tránh bão, đồng thời phòng dịch COVID-19 với tàu ngoại tỉnh, Cảng cá và Biên phòng đã dùng đài vô tuyến tâm xa nhắc họ về quê luôn, trường hợp bất khả kháng phải vào khu neo đậu Cửa sót thì khi vào bắt buộc cách ly tại tàu và xét nghiệm nhanh mới cho vào neo đậu riêng ở khu vực tàu ngoại tỉnh.

Hàng trăm tàu cá đã neo đậu an toàn tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: TT.
Hàng trăm tàu cá đã neo đậu an toàn tại cảng cá Cửa Sót. Ảnh: TT.

Nếu xét nghiệm có vấn đề thì sử dụng phương án cách ly của tỉnh theo chỉ đạo của y tế và cử người trông giữ phương tiện tài sản cho họ.

Theo năm bắt thông tin đài vô tuyến thì cơ bản tàu ngoại tỉnh về quê hết. Còn số tàu ngoại tỉnh hiện nay đang ở cảng và khu neo đậu Cửa Sót là số tàu thường xuyên ở lại mấy tháng nay không về. Với số này, biên phòng, công an, địa phương bắt buộc họ ở trên tàu khi gió nhỏ. Trường hợp gió to có lệnh rời tàu của thì cho họ vào nhà điều hành của Cảng cách ly tạm thời.

Ghi nhận của phóng viên tại cánh đồng Con Kênh ở xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh, rất nhiều nông dân từ già, trẻ, gái trai đang ra đồng gặt lúa.

Do mưa lớn vài ngày nay, ruộng đã ngập sâu gần đến đầu gối, nông dân phải đưa thuyền nhỏ ra để gặt liềm, bỏ bông lúa vào thuyền kéo lên bờ.

“Vất vả lắm chú ơi, hôm trước nắng ráo có máy gặt liên hoàn thì lúa còn xanh, hôm nay bão lại sắp vào, mưa lớn nước ngập ruộng không có máy gặt nữa cũng phải gặt tay chạy bão thôi, giờ thì xanh nhà hơn già đồng, đua nhau gặt cả” - bà Chương Thị Nguyệt (70 tuổi, ở thôn Thượng, xã Đồng Môn) chia sẻ.

Bà Nguyệt đã 70 tuổi vẫn ra đồng gặt lúa “chạy” bão. Ảnh: Trần Tuấn.
Bà Nguyệt đã 70 tuổi vẫn ra đồng gặt lúa “chạy” bão. Ảnh: Trần Tuấn
Lúa ngập nước nên gặt rất vất vả. Ảnh: Trần Tuấn.
Lúa ngập nước nên gặt rất vất vả. Ảnh: Trần Tuấn

Ở bên kia đường, gia đình ông Nguyễn Xuân Trung (69 tuổi, ở thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn) cũng đang gặt lúa chạy bão. Ông Trung cho biết, gia đình còn hơn 5 sào lúa chưa gặt, nay bão sắp vào nên phải ra gặt tay để cứu lúa, nếu không sợ bão vào đổ ngã, ngập nước hư hỏng mất.

Phải dùng thuyền nhỏ để mang lúa vào bờ vì ruộng ngập sâu. Ảnh: Trần Tuấn.
Phải dùng thuyền nhỏ để mang lúa vào bờ vì ruộng ngập sâu. Ảnh: Trần Tuấn.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được 83% trên tổng diện tích 44.500 ha lúa hè - thu. Để tránh thiệt hại do bão sắp đổ bộ, hiện chính quyền các địa phương đã chỉ đạo nông dân khẩn trương thu hoạch lúa để tránh thiệt hại do bão, lụt gây ra.

Ghi nhận của phóng viên, hiện nay, nhiều địa phương đã cho cắm biển cảnh báo khu vực dễ sạt lở, ngập lụt để khuyến cáo người dân thận trọng.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.