Ngôi trường từng phải khai giảng bên bờ suối bây giờ ra sao?

Đình Trường |

Một năm về trước, cũng trong ngày 5.9, những hình ảnh về thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Trung học cơ sở Nậm Ngà (xã Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu) phải tổ chức khai giảng bên bờ suối đã gây xúc động mạnh trong dư luận cả nước. Năm nay, ngôi trường ấy đã có một ngày khai giảng rất khác.

Những ký ức về ngày khai giảng bên bờ suối cách đây 1 năm vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí thầy giáo Tòng Văn Thuỷ (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Trung học cơ sở Nậm Ngà).

Hôm ấy, sau những ngày mưa lũ dồn dập, người thầy giáo 26 tuổi được phân công nhiệm vụ dẫn chương trình cho buổi lễ khai giảng chung của hai trường cấp 1 và cấp 2 Nậm Ngà. Các thầy cô giáo của nhà trường đã phải dậy từ 5h sáng để chuẩn bị nhưng rốt cuộc buổi lễ cũng chỉ kéo dài được hơn nửa giờ vì trời lại đổ mưa.

Thầy Tòng Văn Thủy (áo trắng, đứng giữa) trong buổi lễ khai giảng bên bờ suối cùng 600 học sinh.
Thầy Tòng Văn Thủy (áo trắng, đứng giữa) trong buổi lễ khai giảng bên bờ suối cùng 600 học sinh.

Một năm đã trôi qua, ngày 6.9, trao đổi với PV Lao Động, thầy Tòng Văn Thuỷ vui mừng cho biết, sau khi được báo Lao Động phản ánh, hoạt động học tập ở đây đã có sự thay đổi lớn. Thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú – Trung học cơ sở Nậm Ngà đã có một ngôi trường mới, khang trang hơn, to đẹp hơn.

Thầy Thuỷ cũng thông tin các giáo viên của trường cũng không còn phải đi ở nhờ mà đã có nhà mới kiên cố, vững chắc.

"Năm nay hơn 700 học sinh nhà trường có một lễ khai giảng  trọn vẹn. Buổi lễ còn có sự tham dự có nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương. Đồng chí Bí thư Huyện uỷ cũng đã đến đánh trống khai giảng năm học mới và chia vui với thầy và trò nhà trường" - thầy Tòng Văn Thuỷ cho biết.

Trường tiểu học Nậm Ngà tổ chức khai giảng năm học 2019 - 2020. Ảnh: Phan Tuyết
Trường Nậm Ngà tổ chức khai giảng năm học 2019 - 2020. Ảnh: Phan Tuyết

Nhớ lại trước đây, khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thầy Thủy nói đã phải ở nhờ nhà một thầy giáo khác trong bản, từng bị ngã xuống vực trong một lần đi lấy thức ăn cho học sinh. Ban đầu, không có sóng điện thoại, các thầy cô còn phải đi gần một cây số lên một cái đồi nhỏ, treo điện thoại lên gốc đa để “hứng sóng” mới gọi được về cho gia đình.

Năm nay, ngôi trường mới được xây dựng cách trường cũ 17km. Ngay sau khi khánh thành, việc đi lại, di chuyển của giáo viên lên trường đã thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây.

Tuy vậy, người thầy trẻ tuổi cũng không giấu nổi những trăn trở khi bước sang một năm học mới. "Nhiều lo lắng lắm bởi điểm trường mới thời tiết rất lạnh, học sinh ở bản xa nhất cách trường cũng hơn ba chục cây số. Mong rằng thầy trò nhà trường sẽ vượt qua được những khó khăn này để duy trì tốt việc dạy và học" - thầy Thuỷ nói.

Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Chung tay “kiến tạo” trường học hạnh phúc

eMagazine |

“Kiến tạo” trường học hạnh phúc là cách nói hình tượng cho việc đi tìm giải pháp để đem đến cảm xúc tích cực cho thầy và trò, xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Khi ấy, thầy có động lực cống hiến, trò được tôn trọng và phát triển năng lực cá nhân. Với nhiệm vụ gieo mầm cho thế hệ tương lai, giáo dục nên “xây” những trường học hạnh phúc. Nhưng để làm được điều này, ngành giáo dục cần sự chung tay…

Những điều đặc biệt tại tiết học “nhập vai” để hạnh phúc

eMagazine |

Đây là những gì diễn ra ở tiết học “nhập vai” tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen (Hà Nội). Âm thanh phát ra từ lớp học lúc hào hứng, vui vẻ, khi lại căng thẳng. Nhân vật nữ chính là một cô bé 4 tuổi, đang tập làm cô giáo. Còn học sinh, mỗi em một vẻ, lém lỉnh, tinh nghịch, không hổ danh “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”.

Lễ khai giảng của những đứa trẻ nhiễm H: "Hôm nay em tới trường..."

Sơn Tùng - Thảo Anh |

Một ngày của gần 80 trẻ có “H” đã bắt đầu khi mặt trời còn chưa ló rạng, sương sớm giăng giăng trên những đồi chè xanh ngắt ở Ba Vì. Nhưng hôm nay có lẽ là một ngày thật đặc biệt, khi các em được đến trường khai giảng năm học mới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chung tay “kiến tạo” trường học hạnh phúc

eMagazine |

“Kiến tạo” trường học hạnh phúc là cách nói hình tượng cho việc đi tìm giải pháp để đem đến cảm xúc tích cực cho thầy và trò, xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Khi ấy, thầy có động lực cống hiến, trò được tôn trọng và phát triển năng lực cá nhân. Với nhiệm vụ gieo mầm cho thế hệ tương lai, giáo dục nên “xây” những trường học hạnh phúc. Nhưng để làm được điều này, ngành giáo dục cần sự chung tay…

Những điều đặc biệt tại tiết học “nhập vai” để hạnh phúc

eMagazine |

Đây là những gì diễn ra ở tiết học “nhập vai” tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen (Hà Nội). Âm thanh phát ra từ lớp học lúc hào hứng, vui vẻ, khi lại căng thẳng. Nhân vật nữ chính là một cô bé 4 tuổi, đang tập làm cô giáo. Còn học sinh, mỗi em một vẻ, lém lỉnh, tinh nghịch, không hổ danh “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”.

Lễ khai giảng của những đứa trẻ nhiễm H: "Hôm nay em tới trường..."

Sơn Tùng - Thảo Anh |

Một ngày của gần 80 trẻ có “H” đã bắt đầu khi mặt trời còn chưa ló rạng, sương sớm giăng giăng trên những đồi chè xanh ngắt ở Ba Vì. Nhưng hôm nay có lẽ là một ngày thật đặc biệt, khi các em được đến trường khai giảng năm học mới.