Ngôi đền linh thiêng và điệu hát Dậm Quyển Sơn lan tỏa tới 16 nước trời Âu

Khánh Linh |

Hà Nam - Dù không còn được bao quanh bởi rừng trúc rộng lớn, nhưng Khu du lịch đền Trúc Ngũ động Thi Sơn vẫn thu hút du khách bởi sự linh thiêng, kỳ bí và là nơi khởi phát của điệu hát Dậm đã được lan tỏa đến 16 nước trời Âu.

Từ rừng trúc nghìn năm tuổi

Giữa tháng 6, trời nắng như đổ lửa, tìm về Khu du lịch đền Trúc Ngũ động Thi Sơn - nơi có vườn trúc nghìn năm tuổi tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng - không khí mát lạnh, trong veo, khác hẳn cái nắng oi ả ngoài kia.

Đền Trúc nằm bên bờ sông Đáy, ngay dưới chân núi Cuốn Sơn, với phong cảnh Ngũ động kỳ thú. Khu di tích này được công nhận Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Dẫn PV đi dưới những tán trúc có tuổi đời đến cả nghìn năm, bà Trịnh Thị Phương Lâm (86 tuổi, Chủ đội tế lễ tại đền Trúc) chia sẻ: "Xưa kia, đền được bao quanh bởi một khu rừng trúc rậm rạp, rộng tới hàng chục mẫu. Ngày nay, dù rừng trúc không còn nữa, nhưng vẫn có một vườn trúc dày bao quanh nơi này

Không thể tính được chính xác trúc nơi đây có tự bao giờ, chỉ biết rằng, năm 1069, khi đoàn thuyền của Lý Thường Kiệt đi qua, rừng trúc này đã có. Nếu tính từ đó đến nay thì trúc đã có cả nghìn năm tuổi".

 
Trúc uốn cong tạo thành mái vòm đẹp mắt giữa lối dẫn vào đền. Ảnh: Khánh Linh

Trong không khí linh thiêng, trầm mặc, bà Lâm cho biết, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch. Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường lớn (nay là Quốc lộ 21). Có hai mẹ con nhà nọ từ xa đến đây không may bị chết nên dân làng góp tiền xây dựng một miếu thờ nhỏ sát bờ sông để cúng.

Năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh giặc Chiêm Thành. Khi qua trại Canh Dịch, đoàn chiến thuyền của ông gặp trận cuồng phong.

Lý Thường Kiệt cho thuyền dừng lại bên sông, cạnh rừng trúc để tránh gió. Trận cuồng phong đã bẻ gãy cột buồm, cuốn lá cờ lên trên đỉnh núi.

Đêm đó, trong giấc ngủ, Lý Thường Kiệt nằm mơ thấy một người mẹ trên tay bế con đứng ở đầu thuyền và nói: "Trận này cất quân đi đánh giặc sẽ giành thắng lợi".

Dân làng Quyển Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại đền Trúc. Ảnh: Khánh Linh
Dân làng Quyển Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại đền Trúc. Ảnh: Khánh Linh

Mơ thấy điềm lạ, sáng ra, Lý Thường Kiệt cho sửa soạn lễ vật tế trời đất, cầu chiến thắng.

"Đúng như giấc mộng, lần xuất quân ấy, Lý Thường Kiệt giành thắng lợi lớn. Trên đường trở về, qua vùng Quyển Sơn, ông cho quân dừng lại bên rừng trúc, làm lễ tạ ơn trời đất, mở hội ăn mừng chiến thắng

Ông đặt tên ngọn núi có lá cờ bị cuốn lên trên là núi Cuốn Sơn, trại Canh Dịch thành làng Cuốn Sơn, sau này được đổi thành làng Quyển Sơn. Ngôi miếu nhỏ được ông đặt tên là đền Trúc" - bà Lâm kể lại.

Cũng theo bà Lâm, ngôi đền được làm từ gỗ lim gồm năm gian với tiền đường và ba gian hậu cung. Ở giữa tiền đường và hậu cung có hai con rồng được tạc bằng đá.

"Đã có nhiều nhà nghiên cứu đến đây xem xét và cho rằng, con rồng phía bên phải là rồng thời Lý, còn con rồng bên trái là rồng thời Trần" - bà Lâm nói thêm. 

Đến điệu hát Dậm Quyển Sơn lan tỏa tới 16 nước trời Âu

Bà Lâm chia sẻ: "Tương truyền, trong thời gian lưu lại mảnh đất này, Lý Thường Kiệt cho tuyển những cô gái trẻ, có nhan sắc trong làng tới dạy múa hát, chọn những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ dạy đua thuyền.

Ông còn dạy dân nơi đây trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Những điệu múa, lời ca mà ông dạy cho người dân nơi đây được gọi là hát Dậm. Để tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng lập đền thờ ông ngay tại đền Trúc".

 
Hình ảnh CLB hát Dậm được lưu giữ tại khu vực đền. Ảnh: Khánh Linh

Hát Dậm (hát Dặm) chỉ có ở làng Quyển Sơn. Điệu hát này đã được các nghệ nhân đem đi giới thiệu tại 16 quốc gia trên thế giới. Đến nay, đã sưu tập được 38 làn điệu.

Từ đó, nhân dân tổ chức múa hát Dậm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Hội được mở vào sáng mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm, rước tượng Phật cùng bài vị thờ Lý Thường Kiệt từ đền về đình làng.

Hát Dậm được biểu diễn liên tục 6 ngày. Đến sáng mùng 7 lại rước tượng Phật cùng bài vị của Lý Thường Kiệt về đền và tiếp tục trong 3 ngày nữa (hát yên vị) và đến mùng 10.2 thì đóng cửa đền, vãn hội.

 
Bà Trịnh Thị Phương Lâm, 86 tuổi, Chủ đội tế lễ tại đền Trúc. Ảnh: Khánh Linh

Sau những thăng trầm của lịch sử, hát Dậm Quyển Sơn dần mai một theo dòng thời gian. Trước tình hình đó, các cấp chính quyền đã bắt tay ngay vào việc phục dựng lại.

Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND huyện Kim Bảng cho biết: "Nhận thấy việc phục dựng lại lễ hội tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và những điệu hát Dậm đã mai một cùng thời gian là điều hết sức cần thiết.

Chúng tôi đã bắt đầu từ nghệ nhân Trịnh Thị Răm - người đã dành ra rất nhiều tâm huyết trong việc khôi phục lại hát Dậm.

Từ cụ Răm, hát Dậm được khôi phục và ngày càng bay xa, lan tỏa tới 16 nước. Năm 2019, hát Dậm Quyển Sơn được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia" - vị này cho biết.

Cũng theo lãnh đạo huyện Kim Bảng, hiện nay đội múa, hát Dậm Quyển Sơn gồm có 14 nữ tân và bà trùm là 15 người. Hội đền đều được tổ chức theo quy ước, cứ 5 năm thì tổ chức lễ hội lớn gồm phần hội và phần lễ, có các trò chơi dân gian, đua thuyền rồng. Các năm sau thì sẽ tổ chức với quy mô nhỏ hơn.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Đền Hùng đón hơn 4 triệu lượt khách dịp giỗ Tổ

Chí Long |

Trời mưa to khiến lượng khách đến Lễ hội Đền Hùng ngày Giỗ Tổ 10.3 thấp hơn so với dự kiến, ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng chia sẻ với Lao Động.

Hàng chục nghìn người trẩy hội Đền Cửa Lân, Thái Bình

TRUNG DU |

Lễ hội Đền Cửa Lân (thường gọi Đền Bà ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tháng 3 Âm lịch năm nay trùng với dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 đã thu hút hàng chục nghìn người dân, du khách thập phương về vui hội, chiêm bái.

Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2023

Cường Ngô - Phạm Đông |

Theo Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% từ 1.7.2023 đến 31.12.2023.

Phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Nam làm Thẩm phán TAND tối cao

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Nguyễn Hồng Nam, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Giả danh Công an quận Long Biên để lừa đảo người dân chuyển hơn 3 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Một đối tượng đã giả danh Công an quận Long Biên, yêu cầu người dân phải tất toán số tiền tiết kiệm hơn 3 tỉ đồng rồi chuyển ngay vào một tài khoản do đối tượng này cung cấp.

Học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ôtô, hiệu trưởng viết tâm thư xin lỗi

Vân Trang |

Hiệu trưởng trường tiểu học Archimedes Academy (Hà Nội) đã viết tâm thư xin lỗi, nhận trách nhiệm sau vụ việc học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ôtô.

Người dân mua nhà gần công viên nhưng không dám đến vui chơi

PHẠM LINH |

Nhiều công viên tại Hà Nội đang bị rác thải bủa vây, khiến người dân e ngại việc đến đây vui chơi, tập thể dục.

Cafe chiều thứ 7: Điều quan trọng cần làm trước và sau khi thi THPT 2023

Nhóm PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của Báo Lao Động, TS. Giang Trung Khoa - Trưởng Ban Công tác Chính trị và công tác sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bật mí những lưu ý mà các sĩ tử không thể bỏ qua trong kỳ thi THPT 2023 sắp tới.

Đền Hùng đón hơn 4 triệu lượt khách dịp giỗ Tổ

Chí Long |

Trời mưa to khiến lượng khách đến Lễ hội Đền Hùng ngày Giỗ Tổ 10.3 thấp hơn so với dự kiến, ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng chia sẻ với Lao Động.

Hàng chục nghìn người trẩy hội Đền Cửa Lân, Thái Bình

TRUNG DU |

Lễ hội Đền Cửa Lân (thường gọi Đền Bà ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tháng 3 Âm lịch năm nay trùng với dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 đã thu hút hàng chục nghìn người dân, du khách thập phương về vui hội, chiêm bái.