Hải Phòng:

Nghìn gốc đào chết: Đơn vị thi công xin lỗi và hỗ trợ... 20 triệu đồng

Mai Dung |

Sau nhiều ngày bàn bạc, thảo luận, người dân và chủ đầu tư, nhà thầu chưa tìm được “tiếng nói chung” giải quyết việc hàng nghìn gốc đào… chết trắng” do bụi từ việc thi công tuyến đường 401 (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng).

Bác phương án "ủng hộ" 20 triệu đồng/10 hộ

Liên quan việc thi công tuyến đường 401 đoạn qua xã Đại Đồng (Kiến Thụy, TP.Hải Phòng), sáng 4.1, ông Phạm Chiến Thắng – Chủ tịch UBND xã Đại Đồng cho biết thống kê đến thời điểm hiện tại, có 1.245 gốc đào thiệt hại được trồng trên diện tích 12.456m2.

Các hộ dân có cây đào bị ảnh hưởng do bụi đường đã 2 lần tiếp xúc với chính quyền xã Đại Đồng cùng đơn vị thi công (Công ty TNHH Hoàng Hưng), chủ đầu tư (Hạt Quản lý đường bộ huyện Kiến Thụy).

Tuy nhiên, các bên vẫn chưa đưa ra được phương án giải quyết thỏa đáng để bảo đảm quyền lợi cho 10 hộ dân thôn Đức Phong (xã Đại Đồng).

Ông Phạm Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng thông tin đến người dân trồng đào về phương án giải quyết vụ việc. Ảnh CTV
Ông Phạm Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng thông tin đến người dân trồng đào về phương án giải quyết vụ việc. 

Tại cuộc đối thoại với các hộ trồng đào chiều 3.1, ông Nguyễn Đức Khu – Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng - chính thức xin lỗi người dân về việc thi công tuyến đường ảnh hưởng đến hàng nghìn cây đào Tết đang độ thu hoạch.

“Tuyến đường 401 là dự án đường dân sinh nên không được bồi thường. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhưng trong khuôn khổ hợp lý, hợp tình. Mỗi bên chịu thiệt một chút vì chúng ta không chỉ thấy cái thiệt hại trước mắt, phải tính tới lâu dài. Con đường này hoàn thành sẽ thu hút rất nhiều người tới mua đào”, ông Khu nói.

Cũng trong cuộc họp, ông Khu đề xuất sẽ “ủng hộ” 10 hộ dân có hơn 1.000 gốc đào thiệt hại tổng số tiền 20 triệu đồng.

Người dân phản đối phương án tưới nước rửa đào cũng như hỗ trợ mức 20 triệu đồng/10 hộ trồng đào của các đơn vị liên quan. Ảnh PV
Người dân phản đối phương án tưới nước rửa đào cũng như hỗ trợ mức 20 triệu đồng/10 hộ trồng đào của các đơn vị liên quan. Ảnh PV

Tuy nhiên, ý kiến này của Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng vấp phải phản đối của các hộ dân. Bởi lẽ, thu nhập của nhiều hộ dân chỉ trông chờ vào vụ đào Tết. Điển hình như hoàn cảnh của ông Hoàng Văn Hợi (thôn Đức Phong).

Vợ ông Hợi bị ung thư, qua đời cách đây 2 năm, một mình ông Hợi nuôi 2 con ăn học. Để đầu tư cho vụ đào Tết, ông Hợi phải vay mượn họ hàng, làng xóm với số tiền hàng chục triệu đồng.

“Năm nay “trắng tay” vụ đào Tết, chủ đơn vị thi công “ủng hộ” mỗi gia đình 2 triệu đồng không đủ tiền bù vào phân bón, nước tưới, chưa kể tiền nhân công, đào rãnh thoát nước…. Chúng tôi mong muốn chủ đầu tư, đơn vị thi công họp bàn thống nhất hỗ trợ dân để chúng tôi không thiệt thòi. Trường hợp không thống nhất được, chúng tôi đề nghị dừng việc làm đường để bà con tự khắc phục, khi khắc phục xong, đào bán được sẽ báo chủ đầu tư để tiếp tục thi công”, ông Hợi nhấn mạnh.

Đường thi công kéo dài do đâu?

Theo Chủ tịch UBND xã Đại Đồng Phạm Chiến Thắng, tuyến đường 401 có chiều dài 1,7 km, trong đó, có 1,3 km đi qua địa bàn xã Đại Đồng, đang trong giai đoạn rải đá. Tuyến đường nằm trong nguồn vốn hành chính sự nghiệp. Quá trình thi công không được cấm các xe, phương tiện lưu thông.

“Sở dĩ thi công kéo dài là do trước đó, địa phương phải khá vất vả mới giải phóng được 65 hộ để bàn giao mặt bằng thi công dự án. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán” – ông Thắng cho biết.

Đại diện chủ đầu tư ông Vũ Anh Dương - Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ huyện Kiến Thụy - cho biết, công trình triển khai từ tháng 6 nhưng kéo dài cũng vì vấn đề giải tỏa. Vốn đầu tư nằm trong nguồn vốn hành chính sự nghiệp không có đền bù nên chúng tôi phải vận động nhân dân hiến đất. Bên cạnh đó, thi công vào mùa hanh khô không tránh được bụi. "Trước đó, tôi là người trực tiếp thường ngày ra công trường nhưng thấy người dân không có ý kiến gì cả" - ông Dương phân trần.

Còn theo ông Vũ Văn Hinh – Bí thư chi bộ thôn Đức Phong - cho biết: Trước khi người dân gửi đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương (25.12), chúng tôi nắm được sự việc và có ý kiến rất nhiều về việc làm đường bụi ảnh hưởng tới cây đào. Giá như chúng ta có động thái ngay từ đầu chắc chắn cây đào không bị thiệt hại nặng nề. Khi thiệt hại quá lớn, đào đến lúc thu hoạch mới vào cuộc thì quá chậm.

“Các đơn vị cần sớm đưa ra cách giải quyết, xem số lượng bao nhiêu mất trắng, bao nhiêu bị thiệt hại có thể khắc phục được, để lên phương án hỗ trợ dân có thu nhập khi ngày Tết cận kề” - ông Hinh nói.

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

Người dân phản đối phương án giải quyết vườn đào "chết trắng"

Đặng Luân |

Một tuần sau khi phản ánh đến chính quyền địa phương về việc hàng nghìn cây đào "chết trắng" do ảnh hưởng từ tuyến đường đang thi công, những kiến nghị của người dân xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng) chưa được giải quyết thỏa đáng.

Nông dân xót xa nhìn vườn đào Tết… “chết trắng”

Mai Dung |

Trong khi các chủ vườn đào Tết Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phấn khởi vì đào được giá, tốt “mã” thì ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng), hàng chục hộ dân “khóc ròng” vì cánh đồng trồng đào Tết “chết trắng”.  

"Nóng" từng ngày dịch vụ cho thuê đào Tết ở Hải Phòng

Mai Dung |

Còn gần một tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng hiện nay, nhiều vườn đào ở xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng đón hàng trăm lượt khách đến đặt thuê đào Tết với giá lên đến hàng chục triệu đồng/cây.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương. 

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Người dân phản đối phương án giải quyết vườn đào "chết trắng"

Đặng Luân |

Một tuần sau khi phản ánh đến chính quyền địa phương về việc hàng nghìn cây đào "chết trắng" do ảnh hưởng từ tuyến đường đang thi công, những kiến nghị của người dân xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng) chưa được giải quyết thỏa đáng.

Nông dân xót xa nhìn vườn đào Tết… “chết trắng”

Mai Dung |

Trong khi các chủ vườn đào Tết Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phấn khởi vì đào được giá, tốt “mã” thì ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng), hàng chục hộ dân “khóc ròng” vì cánh đồng trồng đào Tết “chết trắng”.  

"Nóng" từng ngày dịch vụ cho thuê đào Tết ở Hải Phòng

Mai Dung |

Còn gần một tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng hiện nay, nhiều vườn đào ở xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng đón hàng trăm lượt khách đến đặt thuê đào Tết với giá lên đến hàng chục triệu đồng/cây.