Nghịch lý ở tỉnh thiếu gần 4.000 giáo viên nhưng vẫn tiếp tục cắt giảm

THANH TUẤN |

Gia Lai - Theo thống kê, toàn tỉnh Gia Lai thiếu gần 4.000 giáo viên đứng lớp. Điều trái khoáy là việc thiếu lượng lớn giáo viên gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, tuy nhiên, ngành giáo dục lại không được phép xin thêm biên chế hoặc tuyển mới giáo viên hợp đồng.

Bước vào năm học mới 2021-2022, ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đối mặt với nhiều khó khăn. Hơn 100.000 em học sinh thiếu thiết bị, phương tiện để học online. Ngoài ra, hàng nghìn em không còn được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ về việc hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn khiến các em có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng. Đáng chú ý nhất là việc thiếu gần 4.000 giáo viên khiến phụ huynh lo ngại về chất lượng giáo dục bị tụt giảm.

Thầy Phạm Văn Ninh - Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái, xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, cho biết: “Nhà trường thiếu 5-7 giáo viên, các thầy cô giáo phải phân công nhau đứng lớp giảng bài cho các em, không để lớp trống. Biết việc tăng tiết, tăng giờ dạy liên tục gây áp lực cho thầy cô, mình cũng động viên anh em cố gắng vì tình yêu với học trò”.

Theo thầy Ninh, nhà trường đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp qua mạng, vào giờ rảnh rỗi, sau giờ làm việc, vừa để tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên, vừa có thời gian để thầy cô tranh thủ đứng lớp. Nhà trường trích các khoản chi thường xuyên, mời giáo viên về thỉnh giảng cho học sinh để kéo giảm số giờ đứng lớp cho các giáo viên khác.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 714 trường mầm non và phổ thông công lập với 11.683 lớp và 392.025 học sinh. Tổng số viên chức trong biên chế là 19.040 người.

So với thực trạng trường lớp hiện có và định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Gia Lai đang thiếu khoảng 3.721 giáo viên. Cụ thể, bậc mầm non thiếu 1.637, tiểu học thiếu 986, THCS thiếu 726 và THPT thiếu 372 chỉ tiêu.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Duy Định - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Gia Lai, cho biết, Bộ Nội vụ chỉ cho phép hợp đồng lao động giáo viên còn thiếu trong phạm vi biên chế được cấp thẩm quyền giao chưa sử dụng. Mặc dù các trường có nhu cầu, địa phương tự cân đối được kinh phí nhưng không thể ký hợp đồng giáo viên còn thiếu ngoài chỉ tiêu được giao.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, các giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai cũng được phân công, điều động về các vùng sâu vùng xa để dạy học cho các em học sinh cấp I, cấp II. Giáo viên bậc THPT soạn giáo án, bài tập để dạy học cho các em bậc Tiểu học và THCS. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời cho tình trạng thiếu nghiêm trọng giáo viên đứng lớp.

"Số học sinh năm sau tăng thêm nhiều so với năm trước, trong khi ngành giáo dục không được bổ sung biên chế mà còn phải cắt giảm hàng năm theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17.4.2015 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Vì vậy, cả học sinh và giáo viên đều gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học” - ông Lê Duy Định cho hay.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Để dịch bệnh lây lan, Chủ tịch xã, thị trấn ở Gia Lai bị tạm đình chỉ công tác

THANH TUẤN |

Gia Lai - Do vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và xem xét trách nhiệm người đứng đầu, một Chủ tịch xã và Chủ tịch thị trấn ở tỉnh Gia Lai bị đình chỉ công tác.

Đường tỉnh ở Gia Lai mới rải nhựa đã bong tróc

THANH TUẤN |

Gia Lai - Nhiều người dân ở huyện biên giới Chư Prông, Gia Lai bức xúc vì Tỉnh lộ 665 được đầu tư hàng trăm tỉ đồng mới thi công xong đã nứt nẻ, bong tróc nền đường. Nhiều người dân đã đặt câu hỏi về chất lượng đường cũng như năng lực thi công của nhà thầu.

Giáo viên mầm non vừa bán cà phê vừa ngóng chờ ngày trở lại trường

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đại dịch COVID-19 khiến trường mầm non tư thục ở TPHCM đã đóng - mở cửa liên tục trong 2 năm nay. Không ít trường đứng trên bờ vực phá sản phải giải thể trường, nhiều giáo viên cũng phải chật vật tìm mọi cách mưu sinh để chờ tới ngày các em nhỏ được trở lại trường học.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Để dịch bệnh lây lan, Chủ tịch xã, thị trấn ở Gia Lai bị tạm đình chỉ công tác

THANH TUẤN |

Gia Lai - Do vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và xem xét trách nhiệm người đứng đầu, một Chủ tịch xã và Chủ tịch thị trấn ở tỉnh Gia Lai bị đình chỉ công tác.

Đường tỉnh ở Gia Lai mới rải nhựa đã bong tróc

THANH TUẤN |

Gia Lai - Nhiều người dân ở huyện biên giới Chư Prông, Gia Lai bức xúc vì Tỉnh lộ 665 được đầu tư hàng trăm tỉ đồng mới thi công xong đã nứt nẻ, bong tróc nền đường. Nhiều người dân đã đặt câu hỏi về chất lượng đường cũng như năng lực thi công của nhà thầu.

Giáo viên mầm non vừa bán cà phê vừa ngóng chờ ngày trở lại trường

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đại dịch COVID-19 khiến trường mầm non tư thục ở TPHCM đã đóng - mở cửa liên tục trong 2 năm nay. Không ít trường đứng trên bờ vực phá sản phải giải thể trường, nhiều giáo viên cũng phải chật vật tìm mọi cách mưu sinh để chờ tới ngày các em nhỏ được trở lại trường học.