Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Cần một quy hoạch tổng thể giao thông thật sự khoa học

PHẤN ĐẤU |

Ngày 21.6.2022, tại TP.Cần Thơ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ. Hệ thống giao thông được quy hoạch đồng bộ, có tầm nhìn xa, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, sẽ bảo đảm không còn chuyện dự án giao thông vừa hoạt động đã phải mở rộng.

Đồng bộ với tầm nhìn xa

Theo Quy hoạch nói trên, hệ thống đường bộ cao tốc vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166km bao gồm ba trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và ba trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.

Cụ thể, các trục dọc cao tốc gồm: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn TPHCM - Cần Thơ - Cà Mau), dài khoảng 245km, quy mô 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa (Long An) - Rạch Sỏi (Kiên Giang) dài khoảng 180km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc TPHCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dải khoảng 150km, quy mô 4 làn xe.

Các trục ngang gồm: Tuyến cao tốc Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng dài khoảng 191km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu dài khoảng 212km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài khoảng 188km, quy mô 4 làn xe.

Trong khi với hệ thống quốc lộ, tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ kết nối với các địa phương chưa có đường cao tốc bao gồm: Quốc lộ N1; Quốc lộ 1, Quốc lộ 50; Quốc lộ 60; Quốc lộ 61C; Quốc lộ 62; Quốc lộ 30; Quốc lộ 80; Quốc lộ 91; Quốc lộ 63; đường Nam sông Hậu; đường Quản Lộ; với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.815km; quy mô cấp IV-II, 2 - 6 làn xe; duy trì khai thác ổn định các tuyến quốc lộ thứ yếu với tổng chiều dài khoảng 2.351km, cấp IV-III, 2 - 4 làn xe.

Rà soát để đầu tư, cải tạo các cầu trên các tuyến quốc lộ chính yếu và thứ yếu hiện có đang bị hạn chế tải trọng, không đảm bảo tĩnh không nhằm nâng cao hiệu quả vận tải trên toàn mạng lưới tại vùng; từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, bảo trì công trình, nâng cao hiệu quả khai thác trên toàn mạng lưới.

Cũng theo Quy hoạch, sẽ hình thành tuyến đường bộ ven biển do địa phương đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của toàn vùng. Dự kiến tuyến đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài dự kiến khoảng 788km.

Đối với các tuyến đường liên tỉnh, sẽ phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các tỉnh trong vùng bao gồm: Tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp), dài khoảng 85km; Tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ Quốc lộ N1 đến Quốc lộ 61C, dài khoảng 130km; Tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào Quốc lộ 50 về TPHCM, dài khoảng 30km; Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang), dài khoảng 77km.

Nhộn nhịp những công trình

Hiện tỉnh Long An đang thực hiện kê biên, áp giá bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án Tuyến động lực liên tỉnh Tiền Giang - Long An kết nối vào Quốc lộ 50 về TPHCM theo Quy hoạch giao thông vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030. Tuyến đường động lực này không chỉ thúc đẩy phát triển các địa phương TPHCM, Long An và Tiền Giang mà còn là “động lực” phát triển cho toàn vùng ĐBSCL.

Trước đó, ngày 29.3.2022, dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối Tiền Giang và Bến Tre đã được khởi công. Dự án khi hoàn thành vào năm 2025 như dự kiến sẽ giúp giảm tải cho cầu Rạch Miễu hiện hữu đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đặc biệt trên tuyến Quốc lộ 60 - trục hành lang ven biển kết nối các tỉnh duyên hải phía Nam với TPHCM và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, là tuyến trục dọc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của cả khu vực.

Những ngày này, 2 trụ tháp của Dự án cầu Mỹ Thuận 2 (bắc qua sông Tiền) kết nối 2 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ đang nâng dần độ cao. Dự án có chiều dài dự án hơn 6km, gồm phần cầu chính dài gần 2km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài hơn 4km, được khởi công 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Cùng lúc, Bộ GTVT đã chỉ đạo, yêu cầu Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư), các nhà thầu tập trung tối đa nhân lực, thiết bị thi công đẩy nhanh tiến độ, cũng như công tác giải ngân Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, để dự án cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2022.

Các dự án lớn khác như cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nâng cấp Quốc lộ 62, nâng mở rộng Quốc lộ N2… cũng đang hoàn thành thủ tục để có thể khởi công trong tương lai gần. Giao thông bộ ở đất Chín Rồng đang đứng trước cơ hội “dài rộng” cùng cả nước. 

PHẤN ĐẤU
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Tầm nhìn vẫn lạc hậu

KỲ QUAN |

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 4848 gửi Bộ GTVT về việc báo cáo số liệu tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận và kiến nghị nghiên cứu, xem xét đầu tư mở rộng 2 tuyến cao tốc này để đáp ứng nhu cầu giao thông.

Nghịch lý giao thông Đồng Bằng sông Cửu Long: Những “điểm nóng” quá tải

KỲ QUAN |

Nhiều dự án giao thông lớn trên vùng ĐBSCL trong tình trạng “mới làm xong đã phải lo mở rộng”. Mỗi dự án có đặc trưng riêng và có nguyên nhân khác nhau làm cho công trình sớm trở nên bất cập...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Nghịch lý giao thông Đồng bằng sông Cửu Long: Tầm nhìn vẫn lạc hậu

KỲ QUAN |

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 4848 gửi Bộ GTVT về việc báo cáo số liệu tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận và kiến nghị nghiên cứu, xem xét đầu tư mở rộng 2 tuyến cao tốc này để đáp ứng nhu cầu giao thông.

Nghịch lý giao thông Đồng Bằng sông Cửu Long: Những “điểm nóng” quá tải

KỲ QUAN |

Nhiều dự án giao thông lớn trên vùng ĐBSCL trong tình trạng “mới làm xong đã phải lo mở rộng”. Mỗi dự án có đặc trưng riêng và có nguyên nhân khác nhau làm cho công trình sớm trở nên bất cập...