Nghị lực phi thường của cô bé nạn nhân chất độc da cam

Thanh Hải |

Đà Nẵng - Từ một đứa bé bị sinh non, dị dạng cả khuôn mặt đến lồng ngực... bởi di chứng chất độc da cam ở Đà Nẵng từng chỉ ước ao: "Cho con được thở bình thường", đã tự chiến đấu, vươn lên, vào Đại học. Quả thật đây là tấm gương phi thường về nghị lực vượt khó của cháu...

Là nạn nhân chất độc da cam, cháu Nguyễn Thị Ly trú tại tổ 28, phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã phải mang khuôn mặt dị dạng cùng với trái tim luôn bị chèn ép bởi dị tật hẹp lồng ngực... Ly đã phải cố gắng gấp đôi người khác để giành giật từng hơi thở, để sống và để được đến trường.

Đứa bé bất hạnh này lại rơi vào hoàn cảnh của một gia đình nghèo, có ông, mẹ cũng là nạn nhân chất độc da cam. Nhưng cháu đã vượt khó để lớn khôn, vào đại học nhưng một đứa trẻ bình thường.

Tôi còn nhớ như in, năm 2010 - bức ảnh chụp nạn nhân chất độc da cam-dioxin tại Đà Nẵng - cháu Ly, của nhiếp ảnh gia Ed Kashi (Hoa Kỳ) đã vượt qua hơn 1.300 bức ảnh dự thi cả thế giới để được Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) chọn, công bố "bức ảnh của năm 2010".

Thêm một lần nữa, cả thế giới lại có dịp biết đến những di hại tàn khốc của cuộc chiến tranh Việt Nam. Hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam của VN, là hơn 3 triệu thân phận hẩm hiu, có cuộc sống luôn bị đày đoạ nỗi đau thân thể lẫn tâm hồn từng giờ, là gánh nặng của người thân, xã hội... Nhưng nhân vật trong "bức ảnh của năm 2010"- cháu Nguyễn Thị Ly, không chỉ đại diện sự bất hạnh của những nạn nhân da cam-dioxin, mà còn mang theo những khát vọng cháy bỏng về cuộc sống, tương lai...

Con chỉ mong được thở bình thường

Bà Lê Thị Thu, mẹ của Ly kể, khi mới 6 tháng tuổi, cháu đã rời bụng mẹ, chào đời. Hơn 2 tháng nằm lồng kính không làm cơ thể 1,7kg của nó khá thêm. Ngoài khuôn mặt bị dị dạng, mũi tẹt, mắt lồi... lồng ngực của Ly cũng bị bó hẹp. Xương sườn cong quặp vào trong, chèn ép quả tim bé bỏng của nó. Ly phải khó nhọc, cố tìm cho mình từng hơi thở. Những hôm trái gió trở trời, ngực nó đau nhói, vật vã, thoi thóp. Nó nằm bất động và phải uống thuốc triền miên 5 năm, đến 6 tuổi mới biết nói, 7 tuổi mới chập chững những bước đi đầu tiên.

"Tôi lam lũ với ruộng vườn, heo quéo, chồng làm nghề phụ hồ nên quanh năm rong ruổi theo các công trình xây dựng để kiếm tiền thuốc thang cho cháu. Nó mới biết đi là chúng tôi gửi trẻ. Nhưng Ly rất cố gắng. Chỉ thời gian ngắn đã biết đọc, viết chữ đẹp nên cô giáo xin cho vào lớp 1..." - bà Thu nhớ lại.

Thời điểm bé Ly "nổi tiếng" vì "bức ảnh của năm" - 2010, tôi đã chứng kiến "nhân vật" còn rất hồn nhiên. Tâm hồn cháu gần như một đứa bình thường, không mặc cảm, tự ti. Những lúc khỏe mạnh thì hồn nhiên chơi, hồn nhiên vui đùa cùng chúng bạn. Những lúc trái gió trở trời, nằm thoi thóp trên giường thì ước ao: "Con chỉ mong được thở bình thường".

Ba đời... truyền nhau chất độc da cam

Đến bé Ly, gia đình bà Thu đã 3 đời bị nhiễm, truyền chất độc da cam-dioxin. Từng mảng tối cuộc đời trong câu chuyện kể mệt nhoài được bà chắp nối. Khi anh trai của bà Thu - ông Lê Duy Tình - sinh ra, cả nhà bà mới phát hiện người bố, ông Lê Duy Tính bị nhiễm chất độc da cam. Ông là người lính, đi qua cả 2 cuộc kháng chiến, từng đóng quân nhiều năm tại chiến trường Quảng Trị hồi chống Mỹ. Người con cả- Lê Duy Tình đã mất sớm sau khi nằm liệt tại chỗ, chống chọi với nỗi bất hạnh da cam 8 năm. Người thứ hai Lê Duy Hậu "thoát". Nhưng bây giờ, đứa con gái của anh - Lê Thị Hiền đã thay cha, gánh nỗi đau da cam truyền kiếp. Hiền bị sứt môi, khiếm thính, dị dạng mặt...

Riêng bà Thu thì không có khoảng cách thế hệ. Bà cũng sinh ra giống tình cảnh cháu Ly. Dị thường, dị dạng, 6 tuổi mới biết nói biết cười... rồi dặt dẹo cả một đời. Năm 20 tuổi, bà rời quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, vào Đà Nẵng phụ bán "cơm bụi", rồi se duyên cùng anh phụ hồ Nguyễn Quang Dương. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào những ngày công lao động rẻ mạt của anh, lại gánh thêm 2 nạn nhân da cam nên tả tơi nghèo. Nó giống như cái mảng tối trong bức ảnh mà nhiếp ảnh gia Ed Kashi chụp bé Ly. Đó cũng chính là thân phận, cuộc sống bi thương của hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam-dioxin ở Đà Nẵng và hơn 3 triệu nạn nhân khác của toàn quốc.

Bố của Ly đã mất hơn 20 năm, một mình mẹ cháu gánh gồng nuôi 2 con. Nhưng không vì khó nhọc, thống khổ ấy mà bỏ học. Con đường đi tìm con chữ của Ly đã gần 20 năm với nhiều vất vả không kể xiết. Từ nhỏ Ly luôn đạt thành tích học sinh khá giỏi. Nhờ thành tích nổi bật trong suốt ba năm cấp ba, năm 2020 em được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân, TP.Đà Nẵng và được Ban Giám hiệu nhà trường xếp vào khoa Kế toán.

Khó khăn vẫn vẫn còn nguyên trong ngôi nhà nạn nhân chất độc da cam Lê Thị Thu, nhưng sự vươn lên chính bản thân, để được đi học, học giỏi của cháu Ly là một tấm gương về nghị lực vượt khó phi thường.

Ngày 10.8, Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố có hơn 5.000 nạn nhân chất độc da cam, trong đó có 1.400 trẻ em. Đến nay, Hội đã vận động được nguồn kinh phí 162 tỷ đồng để chăm cho nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam. Cụ thể, xây dựng nhà ở, trao hàng ngàn xe lăn, hỗ trợ phương tiện, sinh kế cũng như cấp vốn, giúp gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn...

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Hội Nạn nhân chất độc da cam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phạm Đông |

Ngày 28.12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10.8.1961-10.8.2021), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

33 tác phẩm đạt giải báo chí về đề tài thảm họa da cam lần thứ nhất

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tối 27.12, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng Báo chí về đề tài "Thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam" lần thứ I.

Người dân ở các vùng da cam Hà Nội không đeo khẩu trang, lơ là phòng dịch

Nhóm PV |

Hà Nội - Nhiều người dân vùng da cam trên địa bàn thành phố không đeo khẩu trang nơi công cộng, không có tấm chắn khi bán hàng... bất chấp quy định phòng dịch COVID-19.

Chưa được đến trường, học sinh 3 phường “da cam” ở Hà Nội học tập thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - Học sinh lớp 12 ở 3 phường đang ở cấp độ 3 phòng dịch COVID-19 (màu da cam) tại Hà Nội chưa thể đến trường học trực tiếp trong ngày 6.12.

Chủ tịch nước gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

|

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10.8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước. Toàn văn như sau:

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hội Nạn nhân chất độc da cam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phạm Đông |

Ngày 28.12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10.8.1961-10.8.2021), đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

33 tác phẩm đạt giải báo chí về đề tài thảm họa da cam lần thứ nhất

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tối 27.12, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức lễ trao giải thưởng Báo chí về đề tài "Thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam" lần thứ I.

Người dân ở các vùng da cam Hà Nội không đeo khẩu trang, lơ là phòng dịch

Nhóm PV |

Hà Nội - Nhiều người dân vùng da cam trên địa bàn thành phố không đeo khẩu trang nơi công cộng, không có tấm chắn khi bán hàng... bất chấp quy định phòng dịch COVID-19.

Chưa được đến trường, học sinh 3 phường “da cam” ở Hà Nội học tập thế nào?

Vương Trần |

Hà Nội - Học sinh lớp 12 ở 3 phường đang ở cấp độ 3 phòng dịch COVID-19 (màu da cam) tại Hà Nội chưa thể đến trường học trực tiếp trong ngày 6.12.

Chủ tịch nước gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin

|

Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10.8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Báo Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Chủ tịch nước. Toàn văn như sau: