Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông

Lê Bích |

Đồng bào dân tộc H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) vốn sinh sống trên vùng núi có độ cao trung bình khoảng 1.200m - 1.500m so với mực nước biển. Từ bao đời nay, họ đã biết dùng cây giang để làm giấy với kỹ thuật có từ 300 năm rất độc đáo. Giấy giang làm ra không dùng để viết, mà chủ yếu dùng phục vụ cho mục đích tín ngưỡng.

Nguyên liệu bà con vẫn phải lấy hoàn toàn từ rừng. Thân của cây giang được chẻ nhỏ, bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên mới mang ra đập nát rồi lọc lấy nước, vớt các thứ xơ bỏ ra ngoài. Và khâu cuối là tráng ra tờ giấy trên khung màn đóng sẵn. Khi giấy khô thì gỡ mép giấy trước, sau đó lột cả tờ giấy lên. Giấy làm bằng giang có độ mịn cao, màu hơi vàng tươi đẹp mắt.

Giấy của người H’Mông làm ra được dùng trong các ngày lễ tết, thờ cúng... Vào ngày dịp lễ tết, những mảnh giấy được cắt nhỏ ra dán vào các góc nhà, cột nhà, những vật dụng trong sinh hoạt, có ý nghĩa như niêm phong, kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Giấy của người H’Mông được dùng để treo lên tường ở giữa nhà, có gắn ít lông gà trống lên đó, là bàn thờ để cúng tổ tiên, nơi linh thiêng. Hàng năm, vào dịp tết năm mới, người H’Mông sẽ thay lại giấy mới.
Giấy của người H’Mông làm ra được dùng trong các ngày lễ tết, thờ cúng... Vào ngày dịp lễ tết, những mảnh giấy được cắt nhỏ ra dán vào các góc nhà, cột nhà, những vật dụng trong sinh hoạt, có ý nghĩa như niêm phong, kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Giấy của người H’Mông được dùng để treo lên tường ở giữa nhà, có gắn ít lông gà trống lên đó, là bàn thờ để cúng tổ tiên, nơi linh thiêng. Hàng năm, vào dịp tết năm mới, người H’Mông sẽ thay lại giấy mới.

Nghề truyền thống làm giấy giang không những góp phần phục vụ đời sống tinh thần của bà con tại chỗ mà nay đã được trao đổi buôn bán ra bên ngoài nên một số gia đình đã có của ăn của để.

Nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của người H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia, tuy nhiên đang đứng trước nguy cơ mai một. Những người biết làm giấy không nhiều, để gìn giữ nghề làm giấy, những người lớn tuổi luôn nhắc nhở và dạy bảo con cháu mình cần phải học cách làm giấy từ thế hệ trước để lại, để bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống. Bên cạnh đó, để có thể bảo tồn nét văn hoá quý báu của chính mình cũng cần nhiều sự hỗ trợ từ nhiều nguồn lực khác.

Bột giấy được hoà vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.
Bột giấy được hoà vào nước sạch, đảo đi, đảo lại cho đến khi bột tan hết. Thân giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti, lúc đó có thể bắt đầu làm giấy.
Giấy được bán ở chợ phiên Pà Cò vào các sáng chủ nhật. Giá khoảng từ 15.000-25.0000 đồng /tờ cỡ 1,2 x 1,8m.
Giấy được bán ở chợ phiên Pà Cò vào các sáng chủ nhật. Giá khoảng từ 15.000-25.0000 đồng /tờ cỡ 1,2 x 1,8m.
Thanh giang được bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu, giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên.
Thanh giang được bỏ vào nồi nấu cùng với tro bếp và vôi bột khoảng một đêm, sau đó sẽ được cho vào tải ủ tưới nước thường xuyên. Ủ càng lâu, giang càng mềm, khoảng một tuần trở lên.
Người H’Mông thường làm giấy bằng cây giang. Khi cây cao chừng 3m người ta chặt về những đoạn giang non.
Người H’Mông thường làm giấy bằng cây giang. Khi cây cao chừng 3m người ta chặt về những đoạn giang non.
Lê Bích
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương đầu tư 100 tỉ đồng bảo tồn làng nghề tranh sơn mài gần 100 tuổi

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đã quyết định phê duyện đề án đầu tư 105 tỉ đồng để bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp gần 100 năm tuổi.

Hà Tĩnh: Cụ bà 90 tuổi miệt mài “giữ lửa” làng nghề nón lá Phù Việt

TRẦN TUYÊN |

Cụ bà 90 tuổi vẫn miệt mài, kiên trì “giữ lửa” nghề làm nón lá truyền thống Phù Việt (Hà Tĩnh) trước thách thức của cơn lốc thị trường.

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bình Dương đầu tư 100 tỉ đồng bảo tồn làng nghề tranh sơn mài gần 100 tuổi

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đã quyết định phê duyện đề án đầu tư 105 tỉ đồng để bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp gần 100 năm tuổi.

Hà Tĩnh: Cụ bà 90 tuổi miệt mài “giữ lửa” làng nghề nón lá Phù Việt

TRẦN TUYÊN |

Cụ bà 90 tuổi vẫn miệt mài, kiên trì “giữ lửa” nghề làm nón lá truyền thống Phù Việt (Hà Tĩnh) trước thách thức của cơn lốc thị trường.

Làng nghề lồng đèn đìu hiu, làm cầm chừng nghe ngóng dịch bệnh

Ngọc Lê |

Làng nghề lồng đèn Phú Bình (Quận 11, TPHCM) đìu hiu, vắng khách ghé mua so với mọi năm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.