Nghề chăm bệnh nhân, không tình người không chăm được

Hải Anh |

“Lại sắp Tết rồi, em phải đi kiếm ca chứ về nhà hoặc trông ghế đá là đói cả nhà”. L.T.H, quê Phú Thọ, đang làm việc trông bệnh nhân tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội thật thà chia sẻ. Trong chừng mực nào đấy, những người làm nghề trông bệnh nhân tại bệnh viện là “cứu cánh” cho nhiều gia đình, nhất là dịp lễ Tết.

Trông ghế đá

Hỏi “Trông ghế đá là gì?”. H cười nắc nẻ: “Là không có ca bệnh nào để trông nên phải xuống ngồi ghế đá chờ có người gọi”. Thảo nào, ở khu ghế đá trong khuôn viên bệnh viện hầu như lúc nào cũng thấy nhiều người ngồi với những chiếc balo, túi xách to như kiểu chuẩn bị đi du lịch dài ngày.

Họ đến từ nhiều nơi, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Hoà Bình, Tuyên Quang... Vì hoàn cảnh, mỗi người đành dứt áo, xa gia đình ra Hà Nội làm việc. Công việc của họ, nếu có người nhà bệnh nhân thuê, họ sẽ trông bệnh nhân theo nhu cầu. Có người trông mấy ngày, làm hết các việc, từ mua đồ ăn, tắm rửa đến trông truyền (thuốc, máu). Có người chỉ trông truyền hoặc chỉ mua đồ ăn. Với hình thức trông bệnh nhân đa dạng nên có nhiều người tranh thủ trông kèm. Những người đã nhận trông cả ngày lẫn đêm có thể tranh thủ lúc đi mua đồ ăn thì mua luôn cho bệnh nhân khác chỉ có nhu cầu mua đồ ăn.

Thường thì giúp việc nam và nữ đều có thể trông bệnh nhân nam. Nhưng hiếm khi giúp việc nam trông bệnh nhân nữ. Anh N.V.H từng nhận trông 1 bệnh nhân nữ không tự vận động được kể: Lúc ấy cả tuần tôi không có ca, tiền trong túi gần cạn nên nhận luôn ca bệnh nhân nữ. Ai gặp tôi cũng hỏi có ngại không. Quan điểm của tôi là không việc gì phải ngại, mình trông ca cụ ông hay cụ bà thì công việc cũng như nhau. Nếu trông cụ bà thì việc tắm rửa cứ coi như đang tắm rửa, vệ sinh cho mẹ mình.

Tiền học, trả nợ, xây nhà... đều trông cả vào bệnh nhân

Khác với những người vào doanh nghiệp làm công nhân, những người làm giúp việc trong bệnh viện có mức thu nhập cao hơn nhưng lại không ổn định. Bình quân, với các bệnh nhân điều trị tại các khoa, mức trông hiện giao động từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày, tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nằm khoa hồi sức cấp cứu thì từ 500.000 đồng trở lên cho một ngày. Có đều ca thì thu nhập một tháng cũng trên 10.000.000 đồng, chưa kể tiền nhà chủ cho thêm hoặc trông kèm. Nhiều nhà, cả 2 vợ chồng cùng làm nên mỗi tháng thu nhập trên 20.000.000 đồng, chỉ phải chi tiền ăn, gần như không mất tiền thuê trọ. Trông bệnh nhân thì ngủ tại phòng bệnh; không có ca thì đi ngủ nhờ, thậm chí ngả lưng trên ghế đá tạm qua đêm. Có những nhà không chỉ lo đủ tiền học cho con mà còn trả nợ xong và xây được căn nhà 2 tầng trên đất có sẵn ở quê. Thế mới có câu nói vui trong những người làm nghề này là “không được để bệnh nhân khoẻ (vì khoẻ sẽ xuất viện, họ mất ca) nhưng không được để bệnh nhân quá yếu (chăm sẽ vất vả).

Nhưng có nhiều người, dù việc đều, tiền kiếm được cũng chỉ đủ gửi về quê trả nợ. L.T.H là một trong số đấy. H may mắn trông được ca bệnh nhân nằm viện dài ngày nên mức thu nhập ổn định, không bị ngắt quãng bởi những ngày “trông ghế đá” song lúc nào cũng trong tình trạng túng quẫn. H có 2 con trai, một xuống Hà Nội làm cho hàng cơm bình dân; một làm công nhân ở quê, nhưng do dịch bệnh nên Cty đóng cửa, nên xuống Hà Nội tìm việc song chưa có. Chồng H ở nhà nuôi gà, nuôi chó để bán. Nhưng vận đen của năm nay đeo bám, dù đã rào mà có lúc cả chục con gà bị chó cắn... Thế nên kiếm được bao nhiêu tiền H gửi hết về nhà, chỉ dằn túi đôi ba trăm nghìn mua cơm ăn. H được nhiều người quý vì tính tình vui vẻ và sẵn lòng giúp đỡ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. H cũng cố gắng trông kèm những ca cùng phòng bệnh nhân của H, nhưng chỉ dừng ở những việc như trông truyền, mua cơm giúp, không để ảnh hưởng đến công việc chăm sóc bệnh nhân.

Khác với H, chị N.T.G, quê Bắc Giang, có trên 10 năm làm nghề. Chị Giang trên 50 tuổi, không có chồng. Làm được đồng nào chị Giang gom góp mua vàng để sau này xây một ngôi nhà nho nhỏ trên phần đất bố mẹ cho. Cứ hết ca ở bệnh viện này, chờ 1 -2 ngày nếu không có ca chị lại đi bệnh viện khác để tìm. Những lúc không có ca, phải đi ngủ nhờ, chị G mang hết số tiền đang có gửi một “đồng nghiệp” có chỗ ngủ trong phòng, vì có lần khi ngủ ghế đá chị bị trộm lấy hết tài sản. Tỉnh dậy chị run bắn người vừa sợ vừa tiếc của. Mấy hôm rồi chị lại mếu máo vì cái điện thoại thông minh vừa mua hơn triệu đồng trục trặc không gọi đi được cũng không nhận được cuộc gọi. Cầu cứu đồng nghiệp cũng không ai biết tại sao. Đến khi nhờ một người nhà bệnh nhân kiểm tra mới phát hiện trong quá trình khám phá điện thoại mới, chị G đã để sang chế độ máy bay. Theo lời chị G thì “mấy ngày nay lỡ bao nhiêu ca vì người nhà các bệnh nhân gọi điện thoại không được”...

Vì cần tiền, thậm chí là cần rất nhiều tiền nên bất kể việc gì tại bệnh viện họ cũng làm. Có người nén nỗi sợ để làm thêm công việc tắm rửa cho bệnh nhân mới qua đời (theo đề nghị của người nhà bệnh nhân). Giá chung cho việc này từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Có người làm thêm việc giới thiệu ca. Với mỗi ca giới thiệu thành công, người giới thiệu được trả 1 ngày công từ người nhận việc. Có người khéo tay, sắm bộ đồ nghề cắt tóc nam; vẫn đi trông người bệnh, hễ ai có nhu cầu thì làm thêm với giá dao động 40.000đồng - 50.000đồng/lần cắt.

Đằng sau những nụ cười và nước mắt

Việc trông bệnh nhân trong các bệnh viện, tuy thu nhập khá cao, nhưng rủi ro cũng không ít về bệnh tật, vậy mà ai cũng muốn làm, thậm chí rủ cả người thân đi làm cùng. Họ bảo đi trông bệnh nhân nhàn hơn làm nông, không phải đội mưa, đội nắng. Ở bệnh viện, dù phải nằm giường xếp (lúc có ca) hay nằm ở ghế đá thì cũng kiếm được đồng tiền một cách trực tiếp, không phải lo lắng mất mùa; chăm cho bệnh nhân thì không mệt như cày cuốc, gánh đất...

Rủi ro còn đến trực tiếp từ chính “gia chủ”. N.T.N, sau khi trông bệnh nhân 4 ngày, không lấy tiền ứng trước, lúc bệnh nhân xuất viện, người nhà bảo chờ lo xe cho bệnh nhân xong sẽ thanh toán tiền. Nhưng rồi vội vàng và mải lo đỡ bệnh nhân lên xe, đến khi xe chạy N mới nhớ ra là chưa lấy tiền công. Sau đấy, gọi điện thì bị chặn số. N khóc lên khóc xuống vì tiếc công sức 4 ngày, mà quan trọng hơn là không có tiền ăn những ngày tiếp theo. Có những người không trông kèm, nhận đi mua đồ ăn để lấy chút tiền công nhưng lúc xuất viện, người bệnh chỉ cho bánh kẹo, hoa quả...

Ở một số nơi cũng xảy ra chuyện người trông bệnh nhân lấy trộm tiền của bệnh nhân, mua đồ ăn 5.000 đồng về tính 7.000 đồng, uống sữa của bệnh nhân... Nhưng, nghề này - có thể coi đây là một nghề - nói cho cùng, nếu không có tình người thì khó trụ được. Bởi, lúc nằm trên giường bệnh là lúc con người ta bức bí, khó chịu nhất.

Thời điểm này, những người làm công việc trông người bệnh trong bệnh viện bắt đầu tính toán về Tết. Nhiều người tranh thủ về quê từ sớm để Tết ở lại trông bệnh nhân, tranh thủ kiếm thêm tiền. Giá trông bệnh nhân ngày Tết ít nhất là 1.000.000 đồng/ngày, thời gian tính giá ngày Tết là từ 24 tháng Chạp đến Mùng 5 Tết. Họ bảo: “Mấy ngày Tết kiếm được gần bằng 1 tháng nên đành chịu khó hy sinh những thứ khác”.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Nữ bác sỹ và “bí kíp” trở thành người bạn đồng hành của bệnh nhân hiếm muộn

Lam Quân |

Gặp bác sỹ Luyện Thị Ngọc Dung – một chuyên gia uy tín của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt-Bỉ trong một ngày cuối năm, người phụ nữ từng được bệnh nhân hiếm muộn mượn tên để đặt cho con gái mình đã ân cần chia sẻ “bí quyết” trở thành “bà đỡ” mát tay cho các ca vô sinh hiếm muộn lâu năm, nhiều khi tưởng như tuyệt vọng trong hành trình “tìm con yêu”…

Giáng sinh ấm áp cho bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Để đưa không khí Giáng sinh ấm áp tới từng người bệnh đang hàng ngày phải chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Bệnh Mai đã cùng nhau trang trí phòng, khoa và gửi những món quà đến người bệnh.

Trời rét, bệnh nhân đột quỵ gia tăng, đâu là nguyên nhân?

H.Giang- P.Công |

Thời tiết chuyển lạnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là những người già và những người có bệnh mãn tính, số người mắc đột quỵ tăng lên 20% trong những ngày gần đây.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Nghề làm bánh phồng tôm truyền thống 3 đời tất bật sản xuất bán Tết

TẠ QUANG |

Vào những ngày cận Tết, cơ sở bánh gia truyền 3 đời nức tiếng tại TP. Cần Thơ “bánh phồng tôm Dương gia” lại tất bật sản xuất bánh bán Tết và kiếm thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Thang máy chung cư rơi ở Nha Trang: Yêu cầu công khai chất lượng kiểm định

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi mời chủ đầu tư lên làm việc, Sở Xây dựng Khánh Hòa đã yêu cầu có báo cáo khắc phục sự cố thang máy rơi. Trước mắt, Sở yêu cầu chủ đầu tư công khai thông tin kiểm định các tháng máy để người dân giám sát.

Nữ bác sỹ và “bí kíp” trở thành người bạn đồng hành của bệnh nhân hiếm muộn

Lam Quân |

Gặp bác sỹ Luyện Thị Ngọc Dung – một chuyên gia uy tín của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt-Bỉ trong một ngày cuối năm, người phụ nữ từng được bệnh nhân hiếm muộn mượn tên để đặt cho con gái mình đã ân cần chia sẻ “bí quyết” trở thành “bà đỡ” mát tay cho các ca vô sinh hiếm muộn lâu năm, nhiều khi tưởng như tuyệt vọng trong hành trình “tìm con yêu”…

Giáng sinh ấm áp cho bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Để đưa không khí Giáng sinh ấm áp tới từng người bệnh đang hàng ngày phải chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Bệnh Mai đã cùng nhau trang trí phòng, khoa và gửi những món quà đến người bệnh.

Trời rét, bệnh nhân đột quỵ gia tăng, đâu là nguyên nhân?

H.Giang- P.Công |

Thời tiết chuyển lạnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là những người già và những người có bệnh mãn tính, số người mắc đột quỵ tăng lên 20% trong những ngày gần đây.