Nghệ An: Địa phương hứa “treo”, 105 hộ dân kêu cứu

QUANG ĐẠI |

105 hộ dân tại phường Cửa Nam (TP.Vinh, Nghệ An) mặc dù đã mua nhà tập thể từ những năm 1990 đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), chịu nhiều thiệt thòi.

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, đại diện cho các hộ, phản ánh: 105 hộ dân thuộc khối 3 phường Cửa Nam, TP.Vinh (Nghệ An) đã sinh sống trên 30 năm tại khu vực Thành cổ Vinh, bao gồm các hộ dân cư thuộc Sở Văn hóa Thông tin cũ: Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Bảo tàng tổng hợp Nghệ An, Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh, Cty Phát hành sách Nghệ An.

Nhà và đất của 105 hộ có nguồn gốc mua nhà tập thể thanh lý của các cơ quan từ 1990 - 1991, đã nộp tiền vào ngân sách; hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hồ sơ trích lục địa chính có tại UBND các cấp. Tuy nhiên, từ đó đến nay, 105 hộ dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ, ngoài ra còn không được cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở do vướng quy hoạch Thành cổ.

Nhận được kiến nghị của dân, ngày 10.12.2012, UBND TP. Vinh ban hành công văn số 4702 có nội dung các hộ dân ở trong khu vực quy hoạch Công viên Thành cổ Vinh sẽ được bố trí tái định cư tại phường Quán Bàu, thời gian dự kiến hoàn thành và giao đất tái định cư vào năm 2014. Tuy nhiên, đến nay, lời hứa của UBND TP. Vinh vẫn nằm trên giấy. Ngày 14.6.2018, UBND TP.Vinh ban hành công văn số 3314 trả lời đơn kiến nghị của công dân, cho rằng, đất 105 hộ dân đang ở không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ, với lí do giấy tờ mua nhà tập thể hóa giá không thuộc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, các thửa đất không phù hợp quy hoạch (vì đã có quy hoạch Công viên Thành cổ từ năm 2008).

Làm việc với UBND TP. Vinh, PV Báo Lao Động được cung cấp kết quả rà soát của tổ công tác thuộc UBND TP. Vinh (thể hiện tại báo cáo ngày 26.4.2018), khẳng định: Các giấy tờ mua nhà tập thể thanh lý của các hộ dân không gắn liền với đất ở, việc thanh lý, hóa giá tài sản tập thể của các cơ quan không đúng quy trình, quy định, vị trí đất không phù hợp quy hoạch. Còn ông Nguyễn Hoàng Sơn xuất trình hồ sơ biên bản thanh lý nhà và giao cho các hộ khu tập thể Bảo tàng Nghệ An lập ngày 9.9.2012 với sự tham gia của đại diện Sở Tài chính vật giá, Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng Nghệ An và 12 hộ là cán bộ bảo tàng. Nội dung biên bản: Bán 12 gian nhà cho các hộ sửa chữa sử dụng. Sau đó, các hộ đã nộp tiền vào ngân sách và ở từ đó đến nay, thời gian sau đã nộp các loại thuế, phí liên quan đến nhà, đất.

Ông Sơn cho rằng, đây là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất quy định tại điểm g, khoản 1, điều 100 Luật Đất đai 2013: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật”.

Ông Sơn cũng bức xúc vì quy hoạch Thành cổ Vinh đã bị “treo” từ năm 2008 đến nay (10 năm), nhưng chưa có động tĩnh gì và không biết đến bao giờ mới thực hiện vì chưa có kinh phí. Phía UBND TP.Vinh cũng gửi đến các hộ dân 1 lời hứa “treo” là do khó khăn về nguồn kinh phí và quỹ đất tái định cư, nên sẽ thực hiện quy hoạch “khi đủ điều kiện”. “Họ nói như vậy, nghĩa là 105 hộ dân chúng tôi với mấy trăm con người không biết chờ đợi đến bao giờ mới thoát khỏi cảnh dở dang này” - ông Nguyễn Hoàng Sơn than thở.

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Khốn khổ vì quy hoạch treo

Ngô Nguyên - Minh Quân |

Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri dày cả trăm trang tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM đang diễn ra (từ 10 - 12.7) cho thấy thực trạng nhức nhối: Người dân đã quá khổ sở vì quy hoạch treo. Dự án trung ương, địa phương treo khắp mọi quận huyện khiến dân “treo niêu”. Ngành chức năng TPHCM cũng cứ “nước đôi” rằng đề xuất kiến nghị chính sách giúp dân đỡ khổ, chứ triển khai hay không dự án treo còn… phụ thuộc tình hình kinh tế, chính trị thành phố từng giai đoạn.

Siêu dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa: Về vạch xuất phát sau 26 năm quy hoạch treo

Bảo Chương |

Bán đảo Thanh Đa được xem là “đất vàng” của TPHCM để phát triển đô thị sinh thái hiện đại. Đã có rất nhiều nhà đầu tư đến mang bao niềm hy vọng và rồi họ lại ra đi để lại 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu sống lay lắt với chuyện quy hoạch treo suốt 26 năm qua.

Cần sớm khắc phục tình trạng quy hoạch treo

Gia Miêu |

Theo báo cáo của UBND TPHCM, toàn TP có 1.269 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư và có quyết định thu hồi, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với các dự án được giao đất, chấp thuận địa điểm đầu tư nhưng chậm triển khai, gây ra tình trạng quy hoạch treo kéo dài, UBND thành phố đã hủy bỏ quyết định giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng của 577 dự án với diện tích gần 6.000ha, và điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích 33,84ha của 10 dự án. Đây là các dự án đã kéo dài thời gian không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, mà còn gây lãng phí nguồn lực tài nguyên đất đai.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Khốn khổ vì quy hoạch treo

Ngô Nguyên - Minh Quân |

Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri dày cả trăm trang tại kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM đang diễn ra (từ 10 - 12.7) cho thấy thực trạng nhức nhối: Người dân đã quá khổ sở vì quy hoạch treo. Dự án trung ương, địa phương treo khắp mọi quận huyện khiến dân “treo niêu”. Ngành chức năng TPHCM cũng cứ “nước đôi” rằng đề xuất kiến nghị chính sách giúp dân đỡ khổ, chứ triển khai hay không dự án treo còn… phụ thuộc tình hình kinh tế, chính trị thành phố từng giai đoạn.

Siêu dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa: Về vạch xuất phát sau 26 năm quy hoạch treo

Bảo Chương |

Bán đảo Thanh Đa được xem là “đất vàng” của TPHCM để phát triển đô thị sinh thái hiện đại. Đã có rất nhiều nhà đầu tư đến mang bao niềm hy vọng và rồi họ lại ra đi để lại 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu sống lay lắt với chuyện quy hoạch treo suốt 26 năm qua.

Cần sớm khắc phục tình trạng quy hoạch treo

Gia Miêu |

Theo báo cáo của UBND TPHCM, toàn TP có 1.269 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư và có quyết định thu hồi, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với các dự án được giao đất, chấp thuận địa điểm đầu tư nhưng chậm triển khai, gây ra tình trạng quy hoạch treo kéo dài, UBND thành phố đã hủy bỏ quyết định giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng của 577 dự án với diện tích gần 6.000ha, và điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích 33,84ha của 10 dự án. Đây là các dự án đã kéo dài thời gian không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, mà còn gây lãng phí nguồn lực tài nguyên đất đai.