Ngày mai, vệ tinh NanoDragon "Made in Vietnam" được phóng lên quỹ đạo

VƯƠNG TRẦN |

Ngày mai (1.10), vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg dự kiến được phóng lên quỹ đạo. Đây sẽ là vệ tinh thứ 3 của Việt Nam tự chế tạo và hoạt động ngoài không gian.

Ngày 1.10, vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg dự kiến được phóng lên quỹ đạo. Trước đó, vệ tinh NanoDragon chính thức bàn giao cho Nhật Bản ngày 17.8.2021.
Ngày 1.10, vệ tinh NanoDragon “Made in Việt Nam” vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg dự kiến được phóng lên quỹ đạo. Vệ tinh NanoDragon chính thức bàn giao cho Nhật Bản ngày 17.8.2021. Ảnh Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).
Quá trình nghiên cứu, phát triển vệ tinh này trong khoảng 4 năm. Từ năm 2017 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã nghiên cứu phát triển vệ tinh này từ nguồn kinh phí của “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020“.
Trao đổi với Lao Động, TS. Lê Xuân Huy - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, quá trình nghiên cứu, phát triển vệ tinh này trong khoảng 4 năm. Từ năm 2017, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã nghiên cứu phát triển vệ tinh này từ nguồn kinh phí của “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020“. Ảnh VNSC
Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC.
Theo ông Huy, toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm vũ trụ Việt Nam. Ảnh VNSC
Dự kiến, vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng bởi tên lửa Epsilon 5 vào ngày 1.10.2021 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản.
Vệ tinh có hai nhiệm vụ chính đó là sử dụng một thiết bị chụp ảnh quang học để phục vụ quá trình xác thực chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh khi hoạt động trên quỹ đạo và tích hợp một bộ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Ảnh VNSC
Trước đó, vào ngày 18.1.2019, vệ tinh MicroDragon đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon 4 tại bãi phóng Uchinoura và đã kết nối thành công với trạm mặt đất.
Trước đó, vào ngày 18.1.2019, vệ tinh MicroDragon đã được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon 4 tại bãi phóng Uchinoura và đã kết nối thành công với trạm mặt đất. Ảnh VNSC
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện dự án chế tạo vệ tinh MicroDragon với khối lượng 50 kg tại Nhật Bản.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện dự án chế tạo vệ tinh MicroDragon với khối lượng 50 kg tại Nhật Bản. Ảnh VNSC
Tại đây, 36 kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được cử đến 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ vũ trụ, đồng thời tham gia thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản.
Tại đây, 36 kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được cử đến 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sỹ công nghệ vũ trụ, đồng thời tham gia thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản. Ảnh VNSC
Thông qua dự án mang tính đột phá này, các kỹ sư Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp thu kiến thức cơ bản về công nghệ vệ tinh mà còn được trực tiếp tham gia thực hành chế tạo vệ tinh micro, tích lũy kinh nghiệm trong quy trình phát triển vệ tinh.
Thông qua dự án mang tính đột phá này, các kỹ sư Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp thu kiến thức cơ bản về công nghệ vệ tinh mà còn được trực tiếp tham gia thực hành chế tạo vệ tinh micro, tích lũy kinh nghiệm trong quy trình phát triển vệ tinh. Ảnh VNSC
Trước đó, ngày 19.10.2013, một vệ tinh siêu nhỏ “Made in Vietnam” mang tên PicoDragon có khối lượng 1 kg, được phát triển bởi các nghiên cứu viên và kỹ sư trẻ của VNSC, đã được phóng thành công vào quỹ đạo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Trước đó, ngày 19.10.2013, một vệ tinh siêu nhỏ “Made in Vietnam” mang tên PicoDragon có khối lượng 1 kg, được phát triển bởi các nghiên cứu viên và kỹ sư trẻ của VNSC, đã được phóng thành công vào quỹ đạo từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh VNSC
Trạm mặt đất VNSC và các nơi trên thế giới cũng đã ghi nhận thành công tín hiệu liên lạc.
Trạm mặt đất VNSC và các nơi trên thế giới cũng đã ghi nhận thành công tín hiệu liên lạc. Ảnh VNSC
Đây có thể coi là cột mốc quan trọng trong việc đánh dấu PicoDragon trở thành vệ tinh do Việt Nam tự phát triển đầu tiên hoạt động thành công trong không gian.
Đây có thể coi là cột mốc quan trọng trong việc đánh dấu PicoDragon trở thành vệ tinh do Việt Nam tự phát triển đầu tiên hoạt động thành công trong không gian. Ảnh VNSC
Vệ tinh PicoDragon chính là sản phẩm đầu tay của đội ngũ phát triển vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Vệ tinh PicoDragon chính là sản phẩm đầu tay của đội ngũ phát triển vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh VNSC

Được thành lập từ năm 2011, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) (tiền thân là Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) là một đơn vị chủ chốt tập trung vào việc phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ và các ứng dụng liên quan.

Trong 10 năm qua, Trung tâm đã từng bước phát triển và hình thành bốn trụ cột chính: Công nghệ Vũ trụ; Ứng dụng Vũ trụ; Khoa học Vũ trụ; Đào tạo và Phổ biến kiến thức Vũ trụ. Trong đó có 3 vệ tinh được thiết kế, chế tạo bởi đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam đó là: Pico Dragon; Micro Dragon và Nano Dragon.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

NASA phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất mạnh nhất từ trước đến nay

Nguyễn Hạnh |

NASA đã phóng vệ tinh Landsat 9 để theo dõi biến đổi khí hậu, độ che phủ rừng và tất tần tật mọi thứ về Trái đất.

Quan sát tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon trên trời đêm bằng mắt thường

Nguyễn Hạnh |

Tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon đang chở bốn phi hành gia nghiệp dư bay vòng quanh Trái đất và bạn có thể nhìn thấy con tàu từ mặt đất nếu bạn ở đúng nơi, vào đúng thời điểm.

Ngắm Trái đất đẹp sững sờ qua cửa sổ mái vòm Crew Dragon của SpaceX

Phương Linh |

Trái đất đẹp sững sờ khi nhìn từ độ cao 585km, từ cửa sổ mái vòm của tàu vũ trụ SpaceX trong sứ mệnh Inspiration4.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

NASA phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất mạnh nhất từ trước đến nay

Nguyễn Hạnh |

NASA đã phóng vệ tinh Landsat 9 để theo dõi biến đổi khí hậu, độ che phủ rừng và tất tần tật mọi thứ về Trái đất.

Quan sát tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon trên trời đêm bằng mắt thường

Nguyễn Hạnh |

Tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon đang chở bốn phi hành gia nghiệp dư bay vòng quanh Trái đất và bạn có thể nhìn thấy con tàu từ mặt đất nếu bạn ở đúng nơi, vào đúng thời điểm.

Ngắm Trái đất đẹp sững sờ qua cửa sổ mái vòm Crew Dragon của SpaceX

Phương Linh |

Trái đất đẹp sững sờ khi nhìn từ độ cao 585km, từ cửa sổ mái vòm của tàu vũ trụ SpaceX trong sứ mệnh Inspiration4.