Ngày 8.3 không hoa của những nữ “chiến binh” áo blouse trắng

Đặng Luân |

“Mong muốn trong ngày 8.3 năm nay không phải quà, hay hoa, chỉ mong các y bác sĩ bệnh viện luôn khỏe mạnh, tiếp tục kiên cường đến ngày cuối, phút cuối, cho đến khi dịch bệnh hoàn toàn bị đẩy lùi” – đó là tâm sự của nữ bác sĩ đang làm việc tại Khu cách ly tập trung Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp 2 giữa mùa dịch COVID-19.

Dũng cảm đối diện với dịch bệnh

Sáng 6.3, Khu cách ly tập trung Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, không khí làm việc khẩn trương. Các tốp cán bộ, nhân viên y tế tỏa đi các dãy nhà để kiểm tra sức khỏe những trường hợp đang được cách ly. Những gương mặt tươi xinh giấu sau bộ đồ bảo hộ xanh thẫm, mái tóc dài bồng bềnh kẹp gọn gàng trong lớp mũ vải, chỉ còn nhìn thấy ở các nữ y, bác sĩ là những đôi mắt sáng đầy nhiệt huyết, quyết chiến với bệnh dịch.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Tâm kiểm tra sức khoẻ người cách ly.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Tâm kiểm tra sức khoẻ người cách ly.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, từ 7.2, TP.Hải Phòng tổ chức đón tất cả công dân trở về từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch để thực hiện biện pháp cách ly tại Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Từ đó đến nay, Bệnh viện đón nhận 10 đợt công dân, số trường hợp cách ly lên tới hàng trăm người, phần lớn là người Trung Quốc, Hàn Quốc đến từ vùng dịch, nhập cảnh vào Việt Nam.

Gần một tháng nhận nhiệm vụ phụ trách điều dưỡng Khu cách ly 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thanh Tâm vẫn còn nguyên tinh thần, nhiệt huyết như những ngày đầu. 24 năm trong nghề, đối diện với hàng trăm đợt dịch bệnh, nhưng có lẽ, dịch COVID-19 là “cuộc chiến” căng thẳng nhất.

“Trước Tết nguyên đán Canh Tý, chúng tôi đã được quán triệt về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nhưng, đến ngày chính thức nhận nhiệm vụ tại Khu cách ly, tôi mới cảm nhận được sự nguy hiểm của dịch bệnh này. Ban đầu không tránh khỏi tâm lý hoang mang. Bởi lẽ những trường hợp cách ly tại đây đều là những người khỏe mạnh, nhưng họ trở về từ vùng có dịch, không thể loại trừ trường hợp đang trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, vượt qua nỗi sợ ấy, chúng tôi mạnh mẽ đối diện với cuộc chiến chống COVID-19, chẳng quản ngày đêm” – điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Hằng ngày, những bác sĩ, điều dưỡng viên như chị Tâm trực tiếp chăm sóc, theo dõi sức khỏe các trường hợp thuộc diện cách ly. Công việc mà các chị hay đùa nhau là 3 trong 1 – vừa là nhân viên khách sạn (đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu 24/24), vừa là nhân viên y tế (kiểm tra sức khỏe hằng ngày) và cũng là chuyên gia tâm lý (giải thích, động viên…).

Những giọt nước mắt lặng thầm sau hàng rào cách ly

Ngoài chị Tâm, hằng ngày, có hơn 50 nữ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế túc trực tại bệnh viện để tiếp đón, chăm sóc, hỗ trợ người cách ly. Đồng nghĩa với việc, họ phải xa gia đình từng ấy ngày.

Chị Phạm Thị Nhữ, Phó trưởng phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, phần lớn nữ y bác sĩ đều đã lập gia đình. Bởi vậy, việc phải xa những người thân yêu trong thời gian dài cũng là rất khó khăn. Bản thân chị Nhữ cũng đã đôi lần phải nén nước mắt để tiếp tục trên cuộc chiến chống COVID-19.

“Tôi có 2 con, con trai nhỏ mới học lớp 5, còn “quấn” mẹ. Đợt cách ly với người dân về từ vùng dịch Trung Quốc kết thúc thành công khi không có trường hợp dương tính COVID-19, ngày 24.2, chúng tôi được lãnh đạo cho phép trở về nhà với gia đình. Đến 26.2 thì lại nhận thông tin triệu tập để đón đợt cách ly mới khi dịch bệnh bùng phát nhanh tại Hàn Quốc.

Hôm đó lại đúng vào ngày sinh nhật con trai út, tôi đành phải “thất hứa” với con để phải quay trở lại bệnh viện. Buổi tối nói chuyện qua điện thoại, nghe giọng con buồn vì sinh nhật vắng mẹ, tôi chỉ biết khóc. Nhưng rồi nén gạt nước mắt, bắt tay vào công việc, không cho phép mình lơ là trong “cuộc chiến” này” – chị Nhữ tâm sự.

Các nữ bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian cách ly.
Các nữ bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian cách ly.

Làm việc trong khu cách ly, những bác sĩ, nhân viên y tế dường như “cách ly” với cuộc sống ngoài cánh cổng bệnh viện. Chưa kể, cường độ công việc lớn, họ cũng tập quen với những bữa cơm muộn màng, chóng vánh, giấc ngủ chập chờn khi chốc chốc bị gián đoạn bởi tiếng chuông báo từ phòng bệnh. Nhiều người vài ba ngày mới gọi về nói chuyện với người thân, hoặc đôi khi cũng chỉ liên hệ qua vài dòng tin nhắn.

Ấy vậy nên, khi được hỏi về món quà mong muốn trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, các chị chỉ cười nói: “8.3 này sẽ là đặc biệt nhất vì không có hoa, có quà, nhưng chúng tôi vẫn vui vì được cống hiến cho công việc, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Mong muốn lớn nhất là các chị em đều khỏe mạnh, tiếp tục kiên cường đến ngày cuối, phút cuối, cho đến khi dịch bệnh hoàn toàn bị đẩy lùi” – các nữ bác sĩ cho biết.

Đặng Luân
TIN LIÊN QUAN

Hơn 200 nữ CNLĐ tham gia khám sức khỏe, tầm soát ung thư sản khoa

Mai Dung |

Dự kiến trong năm 2020, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức khám chuyên khoa sâu, tầm soát ung thư sản khoa cho hơn 1.000 nữ CNLĐ hoàn cảnh khó khăn.

Hải Phòng: Cách ly bố của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17

Đặng Luân - Mai Chi |

Đêm 6.3, ông N.K.T (Thủy Nguyên, Hải Phòng, bố của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 vừa được phát hiện) ngay khi từ Hà Nội về tới Hải Phòng đã được đưa vào cách ly, theo dõi tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Cận cảnh suất ăn của người cách ly phòng dịch COVID-19 tại Hải Phòng

Đặng Luân |

Những trường hợp đi về từ vùng có dịch COVID-19 nằm trong danh sách áp dụng cách ly y tế tại Hải Phòng được phục vụ suất ăn 150.000 đồng/người/ngày.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hơn 200 nữ CNLĐ tham gia khám sức khỏe, tầm soát ung thư sản khoa

Mai Dung |

Dự kiến trong năm 2020, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức khám chuyên khoa sâu, tầm soát ung thư sản khoa cho hơn 1.000 nữ CNLĐ hoàn cảnh khó khăn.

Hải Phòng: Cách ly bố của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17

Đặng Luân - Mai Chi |

Đêm 6.3, ông N.K.T (Thủy Nguyên, Hải Phòng, bố của bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 vừa được phát hiện) ngay khi từ Hà Nội về tới Hải Phòng đã được đưa vào cách ly, theo dõi tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Cận cảnh suất ăn của người cách ly phòng dịch COVID-19 tại Hải Phòng

Đặng Luân |

Những trường hợp đi về từ vùng có dịch COVID-19 nằm trong danh sách áp dụng cách ly y tế tại Hải Phòng được phục vụ suất ăn 150.000 đồng/người/ngày.