Ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ở chợ đầu mối

Khánh Linh - Ngọc Mai |

Hằng năm, mặc dù Hà Nội đều có các đợt ra quân xử lí, tuy nhiên, ngay sau khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh lại tái diễn, đặc biệt tại nhiều chợ đầu mối nông sản.

Ngày 19.6, theo ghi nhận của PV, tại khu vực chợ đầu mối phía Nam trên đường Tân Mai, và Hồ Đền Lừ (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra cảnh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán, chợ tự phát của các tiểu thương.

Dọc đường Tân Mai, đoạn ngã tư Tân Mai - Hoàng Mai đến ngã ba Tân Mai - Đền Lừ 2 là nơi buôn bán, kinh doanh của các tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam.

Lòng đường bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh. Ảnh: Ngọc Mai
1/3 diện tích lòng đường bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh. Ảnh: Ngọc Mai

Bất chấp sự nhắc nhở của lực lượng chức năng, vẫn diễn ra việc gây cản trở các phương tiện đi lại, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để bày bán hàng hóa, dựng ô, bạt ngang nhiên dưới lòng đường ở trước cổng chợ.

Một phần ba diện tích lòng đường dành cho người tham gia giao thông đã bị người dân “chiếm dụng” thành địa phận kinh doanh, bày bán hàng.

Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm được bày bán trên vỉa hè và dưới lòng đường. Ảnh: Ngọc Mai
Đủ loại mặt hàng, sản phẩm được bày bán trên vỉa hè và dưới lòng đường. Ảnh: Ngọc Mai

Theo chia sẻ của người dân sống tại đây, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã diễn ra từ rất lâu. Dù lực lượng chức năng đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng sau đó "đâu lại vào đấy".

Các hộ kinh doanh bày bán hàng từ sáng cho đến chiều tối. Đến đêm, các xe tải hàng hóa ở các nơi đổ về lại gây ùn tắc giao thông.

Biển cấm như không cấm, ngang nhiên bày biện hàng hóa tràn lan ra vỉa hè (ngõ 299 đường Hoàng Mai). Ảnh: Ngọc Mai
Có biển cấm mà như không, nhiều người vẫn ngang nhiên bày hàng hóa tràn lan ra vỉa hè (ngõ 299 đường Hoàng Mai). Ảnh: Ngọc Mai

Chưa kể, nhiều chiếc ô rất to cũng được tiểu thương ngang nhiên dựng ở dưới đường để che nắng, che mưa. Tình trạng này gây mất mĩ quan đô thị và gây mất an toàn giao thông.

Lấn chiếm vỉa hè đã và đang diễn ra không chỉ trước cổng chợ đầu mối phía Nam, khu vực đối diện cũng xảy ra tình trạng tương tự.

 
Những vật dụng được vứt la liệt dưới đất sau khi kết thúc mỗi buổi họp chợ. Ảnh: Ngọc Mai

Ngay sát chợ đầu mối phía Nam là ngõ 299 Hoàng Mai, dù biển cấm họp chợ được đặt ở rất nhiều nơi nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm chợ tự phát vẫn đang xảy ra.

Cao điểm là buổi sáng và chiều tối, các hộ kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ, họ tự ấn định cho mình một chỗ ngồi để bày bán hàng hóa, khiến cho tuyến phố luôn xảy ra tình trạng ùn tắc, gây mất an toàn giao thông, trật tự.

Sau mỗi buổi họp chợ, các sạp hàng được che đậy, những chiếc ô sau khi hết tác dụng nằm la liệt dưới đất.

Sau mỗi buổi chợ, rác thải thực phẩm, nilong,... chưa được thu dọn chất thành đống ở dưới mặt đường, gây tình trạng ô nhiễm, mùi hôi bốc lên. Ảnh: Ngọc Mai
Sau mỗi buổi chợ, rác thải thực phẩm, nilon,... chưa được thu dọn chất thành đống ở dưới mặt đường, gây tình trạng ô nhiễm. Ảnh: Ngọc Mai

Ngoài ra, khu công viên hồ Đền Lừ cũng là nơi các tiểu thương lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán. Các quán trà đá, quán nước tự phát kê bàn ghế, trải chiếu. Đủ các loại mặt hàng được người dân bày biện, rao bán. Tình trạng này khiến cho việc đi lại, tập thể dục, thư giãn của người dân bị cản trở.

Nhiều hàng quán còn ngang nhiên trải chiếu, bày bàn ghế lên khu vực thảm cỏ để phục vụ khách hàng.

 
 
Nhiều hàng quán còn ngang nhiên trải chiếu, bày bàn ghế lên khu vực thảm cỏ để phục vụ khách hàng. Ảnh: Ngọc Mai

Mới đây, UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh tự phát gây bức xúc dư luận. Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn tồn tại 40 chợ cóc cần phải giải tỏa. Thành phố đã phân cấp mạnh mẽ, giao toàn quyền cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn.

Thế nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại như “bắt cóc bỏ đĩa”.

Khánh Linh - Ngọc Mai
TIN LIÊN QUAN

Mức xử phạt những trường hợp bán hàng tại chợ cóc lấn chiếm vỉa hè

KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH |

Việc chợ cóc, chợ tạm "mọc lên như nấm" gây mất mĩ quan đô thị, cản trở giao thông. Vì vậy, cần mạnh tay xử phạt những trường hợp vi phạm. Dư luận quan tâm, mức xử lý đối với các trường hợp đó như thế nào?

Hà Nội: Giải pháp chấm dứt cảnh chợ cóc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

KHÁNH AN |

Hình ảnh các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè Hà Nội khiến nhiều người tham gia giao thông cảm thấy bất an.

Hà Nội: Lấn chiếm vỉa hè, nhân viên quán ăn còn chỉ cách qua mặt công an

Thế Kỷ |

Hà Nội - Hầu hết các quán ăn uống, nhà hàng trong Khu đô thị Thành phố Giao Lưu (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đều lấn chiếm vỉa hè, thậm chí là quây kín cả vỉa hè bằng bạt. Nhân viên của quán còn biết cả xử lý khi lực lượng chức năng đi tuần tra.

Tin 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Bộ LĐTBXH nêu lý do cần giảm tuổi hưởng lương hưu; Người dân liều mình trên cáp tự chế vượt lũ dữ; Để thiếu điện, EVN truy trách nhiệm đơn vị thành viên...

Sắp diễn ra ngày hội bóng đá công nhân lớn nhất từ trước đến nay

HỮU CHÁNH - PHƯƠNG NGÂN |

TP Hồ Chí Minh - Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc là sân chơi, là cơ hội để công nhân thể hiện khát vọng, niềm tin vào tài năng bóng đá của mình.

Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình bị tố chiếm đoạt tiền BHXH

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hàng chục người lao động đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng - Con nuôi Ninh Bình (trụ sở tại thôn Đoài Hạ, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình) đã gửi đơn cầu cứu các cơ quan chức năng của tỉnh vì bị chiếm đoạt tiền BHXH.

5 năm thu hơn 19.000 tỉ, Grab Việt Nam vẫn chưa phải đóng thuế doanh nghiệp

Quang Dân |

Giai đoạn 2018 – 2022, Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) đã đưa về hơn 19.000 tỉ đồng doanh thu, thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn chưa chưa phải đóng đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Du khách nghi say thuốc lào, rơi xuống biển tử vong ở Hải Phòng

Băng Tâm |

Ngày 21.6, thông tin từ Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng), một du khách trên tàu du lịch bị rơi xuống biển tử vong, nghi do bị say thuốc lào.

Mức xử phạt những trường hợp bán hàng tại chợ cóc lấn chiếm vỉa hè

KHÁNH AN - PHƯƠNG ANH |

Việc chợ cóc, chợ tạm "mọc lên như nấm" gây mất mĩ quan đô thị, cản trở giao thông. Vì vậy, cần mạnh tay xử phạt những trường hợp vi phạm. Dư luận quan tâm, mức xử lý đối với các trường hợp đó như thế nào?

Hà Nội: Giải pháp chấm dứt cảnh chợ cóc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

KHÁNH AN |

Hình ảnh các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè Hà Nội khiến nhiều người tham gia giao thông cảm thấy bất an.

Hà Nội: Lấn chiếm vỉa hè, nhân viên quán ăn còn chỉ cách qua mặt công an

Thế Kỷ |

Hà Nội - Hầu hết các quán ăn uống, nhà hàng trong Khu đô thị Thành phố Giao Lưu (Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đều lấn chiếm vỉa hè, thậm chí là quây kín cả vỉa hè bằng bạt. Nhân viên của quán còn biết cả xử lý khi lực lượng chức năng đi tuần tra.