Ngân hàng Chính sách xã hội với 6 giải pháp giảm nghèo bền vững

Minh Anh |

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì được tổ chức ngày 11.12.2020 tại trụ sở Chính phủ, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng đã đề xuất một loạt các giải pháp tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác để góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Theo Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng, hoạt động của NHCSXH với mô hình tổ chức quản trị và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua hình thức: Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc xác định hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn; Thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư; Kết hợp sự tham gia của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với vai trò giám sát xã hội và làm uỷ thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách.

Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng kịp thời, hiệu quả; đồng thời huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng chung tay giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác…

Quang cảnh Hội  nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Với cách thức “phục tại nhà và giao dịch tại xã”, hiện nay, NHCSXH đang tổ chức giao dịch tại 10.426 Điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thành lập gần 174.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn, ấp, bản làng. Thông qua quản lý hoạt động của Tổ TK&VV và áp dụng phương thức giải ngân trực tiếp đến từng người vay vốn, NHCSXH đã chuyển tải vốn tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt.

Để đảm bảo nguồn lực cho hoạt động TDCSXH, NHCSXH cũng tăng cường nhận ủy thác vốn từ ngân sách các địa phương và vận động, nhận tiền gửi tiết kiệm của chính các đối tượng thụ hưởng để đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến 30.11.2020, tổng nguồn vốn hoạt động TDCS đạt 233.456 tỷ đồng; tổng dư nợ các chương trình TDCSXH đạt 225.377 tỷ đồng, tăng 82.849 tỷ đồng so với đầu năm 2016, với gần 6,5 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang được vay vốn. Trong giai đoạn 2016-2020, NHCSXH đã cho vay hơn 10,6 triệu lượt khách hàng vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 316.535 tỷ đồng. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn TDCSXH.

Trong giai đoạn 2016-2020, vốn TDCS đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; góp phần giúp trên 1,7 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 1,3 triệu lao động; hơn 267 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,5 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 120 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo…. Vốn TDCSXH đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020, từ 9,88% xuống còn 3,75%.

Đặc biệt khi lũ lụt miền Trung hoành hành, đã có gần 9.300 hộ gia đình được vay vốn làm nhà phòng tránh bão lụt, vượt lũ khu vực miền Trung và ĐBSCL, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính khác giảm thiểu thiệt hại.

Đại biểu tham dự hội nghị.
Đại biểu tham dự hội nghị.

Với hơn 233.000 tỷ đồng vốn TDCSXH của Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; giảm cho vay nặng lãi ở nông thôn.

TDCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả của đồng vốn TDCSXH, tại Hội nghị Tổng giám đốc Dương Quyết Thắng đã đề xuất một loạt các giải pháp cần thực hiện thời gian tới.

Theo đó, phải thường xuyên báo cáo, tham mưu cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội về hoạt động TDCSXH, trong đó, chú trọng giải pháp phát triển nguồn lực đảm bảo thực hiện tốt TDCSXH trong thời gian tới.

Giải pháp tiếp theo là, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021-2030; nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động TDCSXH.

Ba là, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện tốt TDCSXH; tăng cường bổ sung nguồn ngân sách địa phương để ủy thác cho NHCSXH cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Bốn là, tiếp tục làm tốt phương thức quản lý vốn TDCS đặc thù và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn và cấu trúc hệ thống chính trị. Mô hình này đã góp phần quan trọng vào phát triển KTXH, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội, các Tổ TK&VV, tình hình sử dụng vốn của người vay; công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCSXH; nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực để thực hiện TDCSXH.

Sáu là, thực hiện tốt công tác truyền thông về TDCS, đặc biệt những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát thực hiện trên địa bàn; tranh thủ khai thác các nguồn lực, nguồn tài trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay và đào tạo, nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV.

Minh Anh
TIN LIÊN QUAN

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Ea Kar

Minh Thông |

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hỗ trợ nhiều hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Ea Kar

Minh Thông |

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hỗ trợ nhiều hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.