Ngã giá trắng trợn trong thuê nhà ở công nhân giữa Thủ đô

NHÓM PV |

Là dự án nhà ở công nhân đầu tiên và có quy mô lớn nhất cả nước, khu nhà ở tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) được xây dựng trên diện tích 20ha, gồm 28 đơn nguyên với gần 12.000 suất ở là hy vọng an cư của hàng vạn công nhân Thủ đô. Thế nhưng, nhiều năm nay, chuyện thuê nhà tại đây lại trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí là uất ức khó kêu ai của nhiều người lao động vì số tiền “lót tay” quá lớn.

5 năm nộp hồ sơ không duyệt, “lót tay” 10 triệu đồng có nhà ngay

Trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, chị Hoài (Tên nhân vật đã được thay đổi) tất bật với việc dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc trong ngôi nhà mới thuê tại đơn nguyên CT1A, khu nhà ở công nhân Kim Chung (nhà công nhân). Được vào ở căn chung cư hơn 50m2 này là niềm khao khát suốt 5 năm nay của gia đình chị.

5 năm trước, ngay khi cùng chồng bắt đầu vào khu công nghiệp Bắc Thăng Long làm việc, gia đình chị Hoài đã chuẩn bị hồ sơ nộp cho Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà ở xã hội, thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (xí nghiệp nhà) để thuê nhà. Ròng rã 5 năm, gia đình chị Hoài chưa một lần nhận được hồi âm của xí nghiệp nhà.

"Tính là thuê được nhà giá rẻ, lại ổn định vợ chồng sẽ có ít tiền dôi ra tiết kiệm lo cho tương lai. Không ngờ sau tận 5 năm, đã đẻ 2 cháu, nhà tôi vẫn chưa một lần được xí nghiệp hồi âm" - chị Hoài tâm sự.

Đầu tháng 9 năm nay, nhờ đồng nghiệp giới thiệu, chồng chị Hoài liên hệ với ông T (cán bộ xí nghiệp nhà). Chấp nhận chi "lót tay" 10 triệu đồng, sau khi nộp hồ sơ cho ông T, ngay tuần sau đó, gia đình chị đã được dọn vào ở đơn nguyên CT1A.

"Hôm chuyển lên đây thì cán bộ ban quản lý lên, đưa cho mình 1 phong bì, xong họ bảo em bỏ 10 triệu đồng tiền mặt vào để người ta mang về xí nghiệp" - chị Hoài tường thuật lại.

Nhóm bảo vệ tại toà CT1B, khu nhà ở công nhân Kim Chung đang trao đổi với PV về việc chạy suất thuê nhà tại đây. Ảnh: Nhóm PV
Nhóm bảo vệ tại toà CT1B, khu nhà ở công nhân Kim Chung đang trao đổi với PV về việc chạy suất thuê nhà tại đây. Ảnh: Nhóm PV

Cò mồi lộng hành, tiền "lót tay" là luật bất thành văn

Để tìm hiểu về thực trạng "lót tay" nhức nhối tại đây, PV đã xin vào làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Sau một thời gian làm việc, làm quen được với nhiều gia đình công nhân, nói về nguyện vọng muốn thuê nhà chính sách, vợ chồng anh Danh (một trong những hộ dọn về khu nhà ở công nhân từ rất sớm) mời chúng tôi đến thăm nhà. Theo anh Danh, điều đầu tiên quyết định có thuê được nhà ở đây hay không, không phải hồ sơ mà là tiền "lót tay".

Coi việc chi chục triệu "lót tay" là luật bất thành văn, các hộ sinh sống tại đây thậm chí còn chấp nhận luôn cả việc giá tiền "bôi trơn" sẽ tăng lên theo thời gian.

"Bôi trơn" nó là luật bất thành văn rồi, ở đây, tầng nào cũng có phòng trống nhưng không chi tiền thì xí nghiệp họ không cho công nhân thuê", anh Danh phân tích.

Để xác minh việc công nhân phải chi cả chục triệu đồng "lót tay" mới có thể được thuê căn nhà chính sách mà Nhà nước xây cho mình, PV bắt đầu liên hệ đến thuê nhà.

Ngay khi nghe giới thiệu chúng tôi là công nhân và đang tìm "cửa" chạy suất vào ở, một tốp bảo vệ tại tầng 1 đơn nguyên CT1B mời chúng tôi vào nói chuyện. Nhóm bảo vệ yêu cầu PV phải chứng minh đúng là công nhân tại khu công nghiệp.

"Cái quan trọng nhất là chú phải chắc chắn cháu đúng là công nhân vì việc này rất nhạy cảm. Còn thuê nhà thì đơn giản, bây giờ giá "bôi trơn" rơi vào khoảng 10 triệu đồng nếu cháu đang làm việc tại đây, còn nếu không làm tại Bắc Thăng Long thì giá cao hơn một chút. Chú sẽ điện cho người ở ban quản lý xí nghiệp "đặt vấn đề" và hỏi giá, xong họ sẽ liên hệ với cháu", ông G - một trong những bảo vệ yêu cầu.

Ngã giá tiền "lót tay" ngay bên trong trụ sở

PV có mặt tại trụ sở của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội tại toà A4, khu nhà công nhân Kim Chung. Sau khi chứng minh mình đúng là công nhân khu công nghiệp, chúng tôi mới được hướng dẫn vào phòng họp để đợi cán bộ xí nghiệp ra tiếp.

Sau vài phút chờ đợi, tiếp đón chúng tôi là bà Đ. Bà Đ giới thiệu mình là cán bộ phòng tổ chức hành chính của xí nghiệp nhà. Sau khi trình bày mình là công nhân, có mong muốn thuê căn hộ tại khu 15 tầng, bà Đ cho biết, hiện tại nhà đã được cho thuê hết, có nhu cầu ở thì phải đợi ít nhất vài tháng đến nửa năm.

"Phòng thì còn ít lắm, hồ sơ phải mang lên Sở duyệt thì mới được. Nói chung là cũng không nhanh đâu để mà được duyệt nhanh thì vài tháng còn không thì là nửa năm" - bà Đ cho biết.
Trước câu trả lời của bà Đ, phóng viên đặt câu hỏi có cách nào "giải quyết nhanh" được không, bà Đ bèn nhỏ giọng, ngồi lại gần PV và bắt đầu "làm giá".

"Có cách, nhưng nói chung là cũng nhiều đấy, phải mất tầm 10 triệu đồng thì mới vào được. Tại vì sếp chị còn dây dưa với nhiều người chứ không phải chỉ một mình, còn chia cho sếp phó, sếp trưởng, người nọ, người kia. Có nhà thì nhanh thôi em cứ làm hồ sơ đi để chị nói với anh phó giám đốc. Lâu nhất cũng chỉ tầm 1 tuần, nửa tháng thôi" - bà Đ thì thầm.

Để đảm bảo bí mật việc ăn hối lộ tiền của công nhân khi thuê nhà không bị phát giác, bà Đ không quên dặn dò PV phải hết sức bí mật, không được kể cho ai biết.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến giá nhà tăng

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, nếu nâng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến tăng giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp.

Làm nhà ở xã hội, thực tế khác xa với chỉ tiêu đặt ra

Bảo Chương |

Tốc độ phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 ở TPHCM đang rất chậm so với chỉ tiêu đặt ra.

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.

Trực tiếp ASIAD 19: Bóng chuyền nữ Việt Nam đấu Nhật Bản

NHÓM PV |

Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 10 môn gồm: Bắn cung, Bóng chuyền, Breaking, Cầu mây, Cờ tướng, Cờ vua, Jujitsu, Karate, Soft tennis, Vật trong ngày 6.10 tại ASIAD 19.

Loạt gameshow Việt từng bị dừng phát sóng, phải xin lỗi vì phản cảm

Huyền Chi |

Không ít gameshow từng bị dừng chiếu, cắt sóng do vướng ồn ào, bị dư luận phản ứng.

Hơn 30 giờ truy tìm hai đối tượng bắn các lao công ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Trưa 6.10, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin cụ thể vụ hai nữ lao công ở Quảng Ngãi khi đang dọn dẹp vệ sinh môi trường thì bị hai nam thanh niên hành hung, dùng súng bắn vào lúc 1h sáng ngày 5.10.

Phó Chủ tịch Quảng Nam Trần Văn Tân kháng cáo nên chưa bị kỷ luật, bãi miễn các chức danh

Hoàng Bin |

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, hiện bản án của tòa chưa có hiệu lực, nên tỉnh chưa thực hiện kỷ luật, bãi nhiệm chức danh đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Trần Văn Tân.

Quốc lộ 80 ở Cần Thơ "nát như tương" được nâng cấp

Tạ Quang |

Cần Thơ – Những ổ voi, ổ gà dày đặc, đá các loại lởm chởm, nham nhở khiến các phương tiện lưu thông gặp rất nhiều khó khăn khi đi qua quốc lộ 80 (TP Cần Thơ). Đến nay, đoạn này đang được đơn vị thi công tăng tốc thi công nâng cấp.

Tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến giá nhà tăng

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, nếu nâng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến tăng giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp.

Làm nhà ở xã hội, thực tế khác xa với chỉ tiêu đặt ra

Bảo Chương |

Tốc độ phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 ở TPHCM đang rất chậm so với chỉ tiêu đặt ra.

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.