Nét riêng phóng sự trên Lao Động

Vĩnh Quyền - Nguyên Trưởng Văn phòng Miền Trung - Tây Nguyên |

Kỷ niệm 90 năm ngày xuất bản số báo Lao Động đầu tiên, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ những kỷ niệm cá nhân trong bức tranh toàn cảnh tòa soạn và phóng viên chung sức xây dựng một trong những thương hiệu nổi bật của tờ báo: Phóng sự. Đồng nghiệp cũng như bạn đọc 30 năm qua mặc nhiên thừa nhận nét riêng này khi nói và viết cụm từ “phóng sự Lao Động”.

1. Nghĩ cho cùng, chủ trương cách tân thể loại phóng sự báo chí của nhóm biên tập Lao Động Chủ Nhật (xuất bản từ ngày 3.12.1989) đã được khơi dẫn bởi bầu không khí tích cực của đất nước thời kỳ đổi mới và trên cơ sở nguồn lực nhân sự đều khắp ba miền. Có điều, việc làm mới thể loại này được Báo Lao Động thực hiện sớm, có thể nói sớm nhất trong làng báo Việt lúc bấy giờ.

Sau khi xuất bản vài đầu sách truyện ngắn và tiểu thuyết tôi quan tâm bút ký, thể loại cho phép tôi chia sẻ trực tiếp với bạn đọc tri thức, cảm xúc tôi hái nhặt được, những ý tưởng tôi ngộ ra từ quá trình đọc và quan sát thế giới chung quanh. Khi viết bút ký tôi sống trong thứ hạnh phúc khác với sáng tác truyện: Tôi đối diện tôi chứ không nhân vật hư cấu nào khác, nhưng một tôi khác trong một cõi khác, thường có xu hướng hướng thượng. Đôi khi tôi thấy mình bay với đôi chân chạm đất. Và theo tôi, quá trình viết bút ký góp phần quan trọng trong thiết lập ngôn ngữ viết mang sắc thái riêng mỗi nhà văn.

Thế rồi bút ký trở thành nhịp cầu sang trọng dẫn tôi vào nghề báo. Với chút lúng túng ban đầu bởi bút ký văn học không phải phóng sự báo chí, dẫu là phóng sự lấp lánh chất văn học như của Báo Lao Động. Để trở thành cây bút phóng sự cho báo này, tôi phải tôn trọng đặc trưng báo chí, phải “lăng ba vi bộ” qua lại nhịp nhàng hợp lý trên đường biên hai thể loại anh em.

2. Ngày tôi đầu quân Báo Lao Động, tòa soạn đã sở hữu những cây bút phóng sự tên tuổi lẫy lừng, được bạn đọc cả nước hâm mộ. Miền Bắc có Nguyễn An Định, Trần Chinh Đức, Ngô Mai Phong… Miền Nam có Huỳnh Dũng Nhân, Ngô Hoàng Giang… Đội ngũ ngày không ngừng phát triển và trẻ hóa những năm sau đó, từ Vũ Mạnh Cường, Trần Duy Phương, Lưu Quang Định, Xuân Quang, Nguyễn Tri Thức… đến Đỗ Doãn Hoàng (miền Bắc), từ Lê Thanh Nguyên đến Lê Thanh Phong (miền Nam). Còn miền Trung, Phó Tổng biên tập Trần Đức Chính (Trần Chinh Đức) đã viết: “Miền Trung có bao nhiêu phóng viên là bấy nhiêu cây bút phóng sự” (Những chàng ngự lâm pháo thủ).

Điều này dễ hiểu với người trong cuộc: Khi nhận nhiệm vụ tuyển quân cho Văn phòng miền Trung, tôi đọc phóng sự của các ứng viên để đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn đọc đến nay còn tìm đọc phóng sự của Trần Đăng, Lâm Chí Công, Bảo Chân, Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Quang Vinh, Đặng Bá Tiến, Xuân Nhàn, Nguyễn Thịnh, Phan Thanh Hải, Trương Đức Tới, Hoàng Văn Minh - nhân vật anh em đùa là “mọi thứ hắn đều quy ra phóng sự” và đã giữ vai trò chuyên trách mục phóng sự trong một thời gian dài.

3. 15 tỉnh, thành miền Trung 15 cây bút cá tính. Một năm hai kỳ hội ngộ, thời gian ở văn phòng không đáng kể so với thời gian ngồi với nhau bên những cuộc bia vàng, để tiếp tục những vấn đề không tiện “nổ” trong khuôn khổ cuộc họp chính thức, và say sưa tán chuyện tin bài, nhất là “phóng sự Lao Động”. “Tập trung chuyên môn” đến mức sau một lần bia bọt như thế (2007), văn phòng có thể tập hợp bài viết của anh em và một số khách mời, xuất bản thành sách biên khảo 300 trang: “Phóng sự và nghề viết phóng sự”.

“Công trình” này mang tính khoa học, lại giàu chất thực nghiệm sinh động của những cây bút phóng sự, nhanh chóng trở thành sách tham khảo cho sinh viên khoa báo chí.

Không phải ngẫu nhiên mà “Phóng sự và nghề viết phóng sự” góp nhiều tiếng nói về cái tôi tác giả phóng sự. Đó là niềm tự hào của chúng tôi, những phóng viên được hành nghề ở một tờ báo tiên phong cách tân thể loại phóng sự, xem trọng cái tôi tác giả. Đồng nghĩa với xem trọng vai trò phát hiện, vai trò chứng nhân, và nhất là chính kiến, tình cảm của phóng viên. Vừa là cái tôi cá nhân nhưng vẫn đại diện cho chúng tôi, cho quan điểm - tôn chỉ của tờ báo.

Cái tôi trong phóng sự báo chí đã xuất hiện một cách xuất sắc từ thời tiền chiến với thiên phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam Lang, đăng nhiều kỳ trên Hà Thành Ngọ Báo năm 1932 và in thành sách năm 1935 ở NXB Mai Lĩnh. Sau thời gian dài vắng bóng trên mặt báo vì nhiều lý do, cái tôi tác giả đã trở lại cùng Báo Lao Động: “Tôi đi bán tôi” của Huỳnh Dũng Nhân”, “Tôi thoát lũ” của Nguyễn Quang Vinh… Để rồi sau vài năm “làm quen”, cái tôi tác giả trong phóng sự xuất hiện như một lẽ hiển nhiên trên hầu hết các báo, và cũng đã được ngành lý luận khoa học báo chí đúc kết giá trị.

Với tôi, cái tôi tác giả có thể dẫn đưa phóng sự đến gần với sự thật hơn trong những trường hợp đặc biệt. Bởi chỉ cái tôi tác giả mới “thấy” được những điều mà người thường, thậm chí đồng nghiệp (cùng có mặt ở một sự kiện, cùng tiếp xúc với một nhân vật) không hề trông thấy. Như “thấy” được giọt nước mắt chảy bên trong trái tim đau khổ tận cùng của người vợ đứng bên bờ biển chờ đón xác chồng, một ngư dân đã chết thảm trong bão Chan Chu, dẫu trong thực tế đôi mắt người phụ nữ đang ráo hoảnh trước đám đông báo chí. Giọt nước mắt ấy khi vào phóng sự không hề là sản phẩm của nghệ thuật hư cấu. Nó rất thật. Nhưng chỉ có cái tôi tác giả (không phải tất cả tác giả) mới thấy, mới cảm được từ sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thông báo về sự thật ấy. Cái tôi tác giả có khả năng nhìn thấu nội tâm nhân vật của phóng sự, hơn thế, còn có khả năng kết nối hiện tại với quá khứ bằng hồi ức và với cả tương lai bằng suy luận, suy đoán trên cơ sở sự thật trước mắt. Nói cách khác, cái tôi tác giả là yếu tố có thể đưa một phóng sự đi đến cùng. Đến cùng cái gì? Sự thật. Cho nên cái tôi tác giả đích thực phải hình thành từ cảm thức chỉ ra sự thật, thông báo sự thật, để đòi hỏi sự tôn trọng sự thật, cũng là đòi hỏi lẽ công bằng, dân chủ.

Nhân ngày lễ trọng, tôi viết ra những dòng này thay lời cảm ơn chân thành sâu sắc Lao Động, tờ báo đã từng cho tôi được làm nghề báo như tôi khao khát, như tôi yêu.

“Cái tôi tác giả là yếu tố có thể đưa một phóng sự đi đến cùng. Đến cùng cái gì? Sự thật. Cho nên cái tôi tác giả đích thực phải hình thành từ cảm thức chỉ ra sự thật, thông báo sự thật, để đòi hỏi sự tôn trọng sự thật, cũng là đòi hỏi lẽ công bằng, dân chủ”.

Vĩnh Quyền - Nguyên Trưởng Văn phòng Miền Trung - Tây Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.