Nàng dâu Nga 23 năm ăn Tết ở Móng Cái

Nguyễn Hùng |

Năm 1997, theo chồng con về Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, với biết bao giằng xé tâm tư bởi phải xa cha mẹ, họ hàng và nước Nga, lúc ấy, ngay bản thân chị Natalia Nguyễn (SN 1966) cũng không chắc sẽ ở lại quê chồng. Chồng chị - anh Nguyễn Tử Bình (SN 1962) – cho biết, đến giờ, anh chị cũng chỉ có một cậu con trai sinh ở Nga vì chị không dám đẻ thêm, bởi nếu không trụ lại được thì đôi ngả chia ly còn đau khổ hơn. Vậy mà, đến nay, chị Natalia đã đón 23 cái Tết ở quê chồng.

Video clip “Nàng dâu Nga - chị Natalia đi chợ chuẩn bị Tết Canh Tý

Phải đợi khá lâu, chị Natalia mới đi chợ về. Những ngày giáp Tết, chị đi chợ xa hơn vì chỉ ở đó mới có đủ hàng hóa cho những ngày Tết.

Tôi hỏi “chị có biết cúng không?”. Chị cười hiền, trả lời bằng vốn tiếng Việt mà chị thừa nhận chưa sõi lắm: “Hai mươi mấy năm ở đây rồi, sao lại không biết cúng chứ?”.

Chị Natalia đi chợ Móng Cái mua sắm chuẩn bị Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Ảnh: Nguyễn Hùng
Chị Natalia đi chợ Móng Cái mua sắm chuẩn bị Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Ảnh: Nguyễn Hùng

Hơn 20 năm nay, hình ảnh một nàng dâu Nga xách làn đi chợ đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân thành phố biên giới Móng Cái. Ngoài việc mua đồ ăn thức uống cho gia đình và phục vụ khách đến quán cà phê “Đôi Bờ”, ngày mồng 1 hoặc rằm, lễ tết, chị vẫn nhớ đi mua hương hoa về thắp hương.

“Trước đây, khi ra chợ còn mặc cả, sau này ai cũng biết mình nên không mặc cả nữa. Thậm chí có người còn bán rẻ hơn so với bán cho những người khác” – chị Natalia tâm sự.

Từ ngày có cô dâu Nga, bà Nguyễn Thị Tuyết – mẹ anh Bình, nay ngoài 90 - không còn phải lo chuyện bếp núc. Không chỉ có vậy, mỗi khi bà ốm, cô con dâu lại chạy đi mua thuốc, hoa quả… về cho mẹ. Anh Bình bảo, trong số 3 cô con dâu, mẹ anh thương Natalia nhất vì cô vừa hiền lành, đảm đang lại chịu thiệt thòi vì xa bố mẹ, quê hương.

“Đi đâu, bà cũng dẫn tôi đi cùng. Tôi đã mấy lần về quê của mẹ ở Thái Bình rồi. Làng quê đẹp lắm. Gần đây mẹ yếu, nên không đi những nơi xa nữa” – nàng dâu Nga khoe.

Hai vợ chồng anh Bình - chị Natalia xem lại những hình ảnh của gia đình con trai. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hai vợ chồng anh Bình - chị Natalia xem lại những hình ảnh của gia đình con trai. Ảnh: Nguyễn Hùng

Câu chuyện với chị thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi chị phải chạy vào bếp trông nồi thức ăn, hoặc có người đến giao thực phẩm.

Anh Bình kể, 23 sống ở quê chồng rồi, nhưng trong sâu thẳm, vợ anh vẫn khắc khoải về bố mẹ, về nước Nga. Nhiều lúc thấy chị nhìn xa xăm, đăm chiêu mà thương lắm. Mấy tháng trước, đi du lịch Nha Trang cùng vợ chồng con trai từ Nga về, gặp rất nhiều du khách Nga, chị nói với anh hay là chuyển vào Nha Trang để có cơ hội gặp người Nga…

Anh Nguyễn Tử Bình gặp chị Natalia khi cùng làm việc trong một nhà máy cơ khí mỏ ở Kiselevsk, Nga, rồi nên vợ thành chồng năm 1987. Sau 15 sinh sống ở nước Nga, đến năm 1997, anh quyết định đưa chị và cậu con trai duy nhất – khi đó 10 tuổi về Móng Cái, với biết bao khó khăn, vất vả. Chị không biết tiếng Việt nên không thể xin được việc dù nhiều người sẵn sàng giúp đỡ, con trai phải học lùi lại mấy lớp để có thời gian tập trung học tiếng Việt. Cả gia đình trông chờ vào nghề làm khung nhôm cửa kính của anh.

Con trai, con dâu, cháu gái và bà thông gia từ Nga về thăm gia đình chị Natalia. Ảnh: Gia đình cung cấp
Con trai, con dâu, cháu gái và bà thông gia từ Nga về thăm gia đình chị Natalia. Ảnh: Gia đình cung cấp

Để vợ đỡ buồn, lại có thêm thu nhập, anh thuê địa điểm mở quán càphê cho chị. Quán mang tên “Đôi Bờ” và luôn tràn ngập các bài hát Nga, trong đó chủ đạo là bài “Đôi Bờ” để chị nguôi ngoai nỗ nhớ nhà. Quán đông khách và để tiết kiệm chi phí, nên chị quần quật cả ngày, vừa đi chợ, vừa pha cà phê, đánh sinh tố…Sợ vợ vất vả, anh bỏ nghề làm khung nhôm để về giúp chị.

Mấy năm sau, chị cùng con trai về Nga thăm bố mẹ. Cậu con trai ở lại với ông bà luôn vì bác sĩ khuyên ở lại lâu dài để chữa bệnh. Trở về Móng Cái, hai anh chị nai lưng kiếm tiền để gửi sang cho con ăn học.

“Cháu tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Saint Petersburg và đã lấy vợ, có con gái. Lễ cưới được tổ chức tại Móng Cái, với đầy đủ họ hàng đôi bên từ Nga sang. Cháu mới dẫn cả gia đình và mẹ vợ về Móng Cái. Trước đây, chúng tôi mong muốn sau khi tốt nghiệp đại học, con trai sẽ quay về Việt Nam làm việc để gần với bố mẹ, nhưng cháu quyết định ở lại Saint Petersburg” – chị Natalia suy tư, mừng cho con nhưng lại biền biệt cách xa.

Từ ngày rời nước Nga đến giờ, anh Bình vẫn chưa một lần trở lại, còn chị thì cứ 3 năm về một lần. “Cũng muốn cả hai cùng về lắm, nhưng điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ dồn đủ tiền cho vợ thăm bố mẹ” – nói rồi anh quay sang nhắc chị – “Năm nay Natalia ở lại trông quán càphê nhé, để anh về Nga”.

Chị được mẹ chồng quý mến bởi sự hiền hậu, đảm đang, biết hi sinh vì chồng con. Ảnh: Nguyễn Hùng
Chị được mẹ chồng quý mến bởi sự hiền hậu, đảm đang, biết hi sinh vì chồng con. Ảnh: Nguyễn Hùng

Anh ước sinh 2- 3 đứa thì giờ vui cửa, vui nhà. Những năm còn trẻ, không biết có ở lại quê chồng được lâu không nên không dám sinh thêm vì sợ ly biệt; đến khi quyết gắn bó với Việt Nam thì đã quá tuổi.

Chị mong ước nhiều lắm, trong đó mong một lần cả gia đình, con cháu được sum họp đầy đủ trong dịp Tết cổ truyền của quê chồng.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Người nước ngoài làm gì khi ăn Tết Việt Nam?

THUỲ TRANG |

Được nhận những tờ tiền may mắn đầu năm, thử những món ăn truyền thống hay tận hưởng không khí gia đình đoàn viên là những gì người nước ngoài nói về Tết Việt.

TS Đoàn Hương: Cứ 28 âm là tôi lên máy bay, hầu như không ăn tết Việt

CUNG HUYỀN - ĐẶNG CHUNG |

Trong sự phát triển của xã hội, người Việt đã có những thay đổi trong quan niệm về Tết truyền thống, chuyển từ việc “ăn Tết” sang “chơi Tết”. Nhiều gia đình hiện đại, nhất là giới trẻ thích xem Tết là dịp để “chơi”, đi du lịch. Không ít ý kiến cho rằng, chính việc "ăn Tết di động" này đã khiến Tết ngày càng nhạt. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Khoa học Đoàn Hương cho rằng, không nên có khuôn mẫu về Tết, để mỗi người sẽ thưởng thức Tết theo cách của riêng mình. Và "đi" cũng là một cách. Tết nhạt hay không là do mình. Đi và tìm hiểu về Tết cũng là một điều hay để giữ Tết.

Tuấn Ngọc: "Tôi thèm Tết Việt lắm"

M.T |

Danh ca mong có một dịp đưa cả gia đình về Việt Nam hưởng một cái Tết trọn vẹn.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Người nước ngoài làm gì khi ăn Tết Việt Nam?

THUỲ TRANG |

Được nhận những tờ tiền may mắn đầu năm, thử những món ăn truyền thống hay tận hưởng không khí gia đình đoàn viên là những gì người nước ngoài nói về Tết Việt.

TS Đoàn Hương: Cứ 28 âm là tôi lên máy bay, hầu như không ăn tết Việt

CUNG HUYỀN - ĐẶNG CHUNG |

Trong sự phát triển của xã hội, người Việt đã có những thay đổi trong quan niệm về Tết truyền thống, chuyển từ việc “ăn Tết” sang “chơi Tết”. Nhiều gia đình hiện đại, nhất là giới trẻ thích xem Tết là dịp để “chơi”, đi du lịch. Không ít ý kiến cho rằng, chính việc "ăn Tết di động" này đã khiến Tết ngày càng nhạt. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Khoa học Đoàn Hương cho rằng, không nên có khuôn mẫu về Tết, để mỗi người sẽ thưởng thức Tết theo cách của riêng mình. Và "đi" cũng là một cách. Tết nhạt hay không là do mình. Đi và tìm hiểu về Tết cũng là một điều hay để giữ Tết.

Tuấn Ngọc: "Tôi thèm Tết Việt lắm"

M.T |

Danh ca mong có một dịp đưa cả gia đình về Việt Nam hưởng một cái Tết trọn vẹn.