Nam Trung Bộ gượng dậy sau bão dữ

NHÓM PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG |

Tâm bão số 12 - Damrey trực chỉ Khánh Hòa và Phú Yên đổ bộ, càn quét. PV Lao Động đi giữa tâm bão chứng kiến bao cảnh tang thương: TP.Nha Trang (Khánh Hòa) và Tuy Hòa (Phú Yên) tiêu điều, hàng ngàn căn nhà tốc mái, đổ sập; cây cối, cột điện ngã rạp, giao thông chia cắt. Ngoài biển, bão gầm rú, gào thét, trên bộ, chính quyền hối hả di dân lên vùng cao tránh lũ. Bão tan, lũ rút, người dân Khánh Hòa và Phú Yên gượng dậy, nhanh chóng khắc phục, mong sớm trở lại đời sống bình thường.

Thiệt hại là vô cùng lớn!

Sáng 5.11, tại Khánh Hòa, chị Nguyễn Thị Gái (SN 1975, trú thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) - được một Cty vận chuyển khách du lịch cứu giúp sau khi rơi xuống biển. Chị kể: “Trước bão, vợ chồng tôi liều mình ở trên bè cá để trông coi tài sản. Bão kéo đến, kèm gió lớn đã cuốn bay 60 lồng bè nuôi cá của gia đình”. Theo thống kê chưa đầy đủ, sau bão, huyện Vạn Ninh có hơn 5.800 căn nhà bị tốc mái, hư hại; khoảng 1.356 lồng bè bị đánh chìm...

Nhiều khu dân cư tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị ngập sâu trong lũ sáng 5.11. Ảnh: SƠN TÙNG NẠN NHÂN CHÌM TÀU TRONG BÃO SỐ 12 TẠI BÌNH ĐỊNH:
Nhiều khu dân cư tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị ngập sâu trong lũ sáng 5.11. Ảnh: SƠN TÙNG

Đi dọc bãi cát tại các ngôi làng ven biển ở thị trấn Vạn Giã, ngổn ngang xác của hàng ngàn lồng bè bị bão đánh dạt vào bờ. “Tôi có 200 lồng bè tại khu vực đầm môn trên vịnh Vân Phong. Sau bão, 200 bè cá trị giá trên 1 tỉ đồng tan theo sóng biển”, anh Nguyễn Tăng Vinh (trú tổ 9, thị trấn Vạn Giã), mếu máo nói.

Hơn 35 năm là mốc thời gian mà người dân Khánh Hòa chỉ thấy mưa, không thấy bão. Chúng tôi về huyện Diên Khánh, nơi có số nhà sập, tốc mái nhiều nhất tỉnh Khánh Hòa. Ông Trần Ngọc Châu - Hiệu trưởng Trường tiểu học Diên Bình - cho biết, 10 phòng học bị tốc mái. “Cơn bão này lớn quá, chưa từng thấy bao giờ”, thầy giáo Châu nhận định.

“Những ngày tới đây, học sinh học hành như thế nào, chúng tôi cũng chưa thể xác định được.” - Ông Châu nói. Cách đó chừng vài chục mét là hình ảnh ông Nguyễn Văn Thanh (52 tuổi, trú xã Diên Bình) đang thẩn thờ nhìn căn nhà bị đổ sập. Ông Thanh nghẹn lời: “Lúc nhà đổ, gạch rơi suýt trúng đầu đứa cháu 12 tháng tuổi. Sau đó, cả nhà phải đi ngủ nhờ nhưng nhà hàng xóm cũng bị tốc mái”.

Chiều 5.11, Khánh Hòa ghi nhận 23 người chết; 691 nhà bị sập, 29.382 nhà tốc mái, 1.456 lồng bè nuôi thủy sản bị đánh chìm; 112 tàu, thuyền bị chìm, hàng ngàn tàu, thuyền khác bị hư hỏng. Một ngày sau bão, ông Nguyễn Văn Bảy (trú xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa) ngậm ngùi phát tang đưa con trai và con dâu chết trong khi bão đổ bộ. “Buổi sáng khi bão đổ bộ, vợ chồng chúng nó thấy gió bắt đầu ngừng nên dùng ghe chạy ra đìa xem sao. Lúc đó, gió bỗng nhiên nổi mạnh làm lật ghe. Mấy người thấy mà không làm gì được” - ông Bảy ngậm ngùi.

Trại tôm tại Phú Yên bị bão số 12 đánh tốc mái (ảnh lớn). Ảnh: ĐÌNH VĂN
Trại tôm tại Phú Yên bị bão số 12 đánh tốc mái (ảnh lớn). Ảnh: ĐÌNH VĂN

Còn cuộc sống phía trước...

Từ QL25, PV Lao Động mất rất nhiều thơi gian để di chuyển từ Gia Lai về Phú Yên. Tại cầu Ia Mlah (huyện Krông Pa, Gia Lai), nước sông Ba cuộn đỏ, tất cả tuyến xe đò từ Gia Lai về Phú Yên buộc phải quay đầu, không dám mạo hiểm bởi nước sông đang dâng, QL25 bị chia cắt.

Tối 4.11, có mặt tại Phú Yên, chúng tôi chứng kiến cảnh tiêu điều khi nhiều tuyến đường trung tâm TP. Tuy Hòa ngập nước. Hàng ngàn cây xanh bật gốc, ngã rạp; nhiều cột điện bị đánh ngã. Phần lớn TP.Tuy Hòa mất điện.

Sáng 5.11, UBND tỉnh Phú Yên họp nhanh, nhằm đánh giá toàn bộ thiệt hại, khắc phục hậu quả. Dọc đường từ TP.Tuy Hòa về Đông Hòa, cát vùi lấp tuyến đường Hùng Vương do bão quăng lên. Vào đến Đông Hòa, cảnh vật xác xơ hiện ra: Tôn fibrô ximăng của nhà dân bị bão đánh vỡ nằm chồng chất, rừng dương bị gãy đổ hàng loạt, 67 tàu thuyền bị đánh chìm... Chị Nguyễn Thị Thư (trú KP Phú Hiệp 2, TT.Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) - thất thần: “Từ năm 1993 đến nay, mới thấy lại cơn bão lớn như này. Gió quăng quật từ 2h đến 9h ngày 4.11, thiệt hại tổn thất gấp nhiều lần”. Còn Phó Chỉ huy trưởng huyện Đông Hòa Nguyễn Ngọc Quyết thảng thốt: “ Huyện Đông Hòa đã có 7.115 căn nhà bị tốc mái, hư hại, 67 tàu thuyền bị đánh chìm, 17.500 con gia cầm bị chết.

Thủ phủ tôm giống của Phú Yên xác xơ, đổ nát sau bão. Trưởng Khu phố Phú Thọ, P.Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa - Lưu Bá Hòa - thẫn thờ: “Khu phố có 563 hộ thì đến hơn 80% hộ bị tốc mái nhà, thiệt hại từ 5-40 triệu/ hộ. 21 hộ sản xuất tôm giống trong đó có 3 DN với 50 triệu con giống/50 hồ bị bão quét sạch”. Ông Hòa nhẩm tính, với tiền bạc đổ vào từ 80-90 triệu/1 hồ thì là... 4,5 tỉ đồng mất trắng. Ông Hòa vừa Trưởng khu phố Phú Thọ vừa Tổ trưởng Tổ cộng đồng khu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Nam Phú Yên. Ông nói, giống tôm bố, mẹ phải nhập từ Mỹ về, sau đó chăm đẻ, gây ra lứa tôm con giống, từ đó xuất đi các tỉnh... Ông Hòa kiến nghị: “Để vực lại sản xuất, mong sao chính quyền tác động đến các ngân hàng tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp. Có thế, người nuôi mới nhập được tôm bố mẹ về để tái đàn sản xuất”.

Chiều 5.11, trao đổi nhanh với PV Lao Động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - ông Trần Hữu Thế - cho biết, Phú Yên có 1 người chết, 1 người mất tích, 10 người bị thương, khoảng 13.000 căn nhà bị tốc mái, hư hại. Ông tường thuật rằng, thiệt hại về tôm hùm là không kể siết vì hàng ngàn lồng bị sóng kéo tuột ra biển; hệ thống giao thông bị hư hại nghiêm trọng, các loại kè bị sóng đánh hư hại rất nhiều như kè phía nam khu dân cư TP.Tuy Hòa, kè sông Rơ, kè và đường vào cảng Vũng Rô, kè An Chấn, An Hải, sông Cầu...

Phó Chủ tịch Trần Hữu Thế nhấn mạnh: Trước mắt, Phú Yên tập trung con người, xuống giúp dân sửa chữa nhà cửa; dọn dẹp, khai thông đường sá; xử lý nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh phòng dịch, khôi phục lưới điện, trục vớt hơn 100 tàu thuyền bị chìm. “Với sự hỗ trợ, chi viện của 5 tỉnh lân cận, khoảng 5 ngày nữa, Phú Yên sẽ khôi phục lại hoàn toàn lưới điện. Tính đến ngày 5.11, thiệt hại thì chưa thể thống kê, do nhiều xã bị chia cắt, huyện bị cô lập chưa liên lạc; chưa kể 17.000 ha mía, hơn 1.000 ha caosu rồi mấy ngàn lồng tôm hùm nữa. Mới điểm qua đường xá, đê kè, cầu cảng... thì Phú Yên đã thiệt hại từ 600-700 tỉ đồng”, Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế thông tin.

NHÓM PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ Nhà bà nữ, Chị chị em em 2 bị quay lén: Không thể trông chờ vào ý thức!

ĐÔNG DU |

Việc trước nay, tình trạng quay lén phim đưa lên mạng nhằm trục lợi, nhiều nhà làm phim đều kêu gọi khán giả xem phim văn minh. Tuy nhiên, cho đến khi Nhà bà nữ, Chị chị em em 2 bị quay lén tung lên Tiktok, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên chỉ trông chờ vào ý thức người xem.

Vụ sai phạm tại Cienco 1: Kiến nghị xử lý về Đảng, chính quyền nhiều cán bộ

Việt Dũng |

Ngoài truy tố 3 cựu lãnh đạo, cán bộ Cienco 1 và 3 người khác, Viện Kiểm sát cũng đề nghị xử lý nhiều cá nhân cấp vụ, phòng một số Bộ.

Bao giờ miền Bắc chuyển mưa phùn nồm ẩm, rét khô chấm dứt?

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định tình trạng rét khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ở miền Bắc khả năng kéo dài hết ngày 1.2.

Vụ lật xe trên Đèo Cón: Cấp cứu, đỡ đẻ thành công nạn nhân mang thai

Tô Công |

Phú Thọ - Một trong các nạn nhân bị thương trong vụ lật xe trên Đèo Cón là thai phụ, đang mang thai tháng thứ 8 đã được cấp cứu thành công.

Chuyên gia hiến kế bảo tồn áp phích quảng cáo bằng tiếng Pháp ở Hà Nội

Minh Ánh - Hà Chi |

Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VHTT&DL), kiêm Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, bức áp phích bằng tiếng Pháp mới phát lộ, có giá trị lịch sử nhưng giá trị mỹ thuật chưa cao. Vì vậy, ông hiến kế để có thể bảo tồn bức áp phích này đúng cách, không gây lãng phí.

Hà Nội: Dành nguyên ngày đưa xe Land Cruiser mạ vàng đi đăng kiểm

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Trong ngày đầu của tuần đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng như nhiều tài xế khác, anh Trương Mạnh Hà (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành nguyên một ngày để đi đăng kiểm cho chiếc xe Land Cruiser mạ vàng của mình.

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.

Vành đai 4 Hà Nội: Khởi công 2023, hoàn thành 2025

Hoàng Lâm |

Trước thực trạng đường vành đai 3 đã trở nên quá tải và thường xuyên ùn tắc, Chính phủ đã giao Hà Nội và các địa phương khẩn trương giải phóng mặt bằng để sớm khởi công tuyến đường vành đai 4.